Trên thực tế, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa thiết kế nội thất (Interior Design) và trang trí nội thất (Interior Decoration) nhưng 2 vị trí này có nhiều điểm khác biệt. Làm việc trong vai trò thiết kế nội thất, bạn sẽ chịu trách nhiệm thiết kế và trang trí không gian (văn phòng, căn hộ, phòng khách, phòng ngủ, v.v.) sao cho đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, về cả phương diện thẩm mỹ lẫn chi phí. Bạn có thể làm việc cho các cá nhân, doanh nghiệp hoặc công ty bất động sản.
Những kỹ năng nào thiết kế nội thất chuyên nghiệp cần có
Thiết kế nội thất là lĩnh vực kết hợp từ sự sáng tạo và kiến thức kỹ thuật để xây dựng lên những không gian nội thất đáp ứng được yêu cầu về mặt thẩm mỹ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong quá trình làm việc, các nhà thiết kế nội thất vừa phải tuân thủ mọi tiêu chuẩn thiết kế chung, vừa phải thỏa mãn được nhu cầu riêng của từng khách hàng. Cụ thể, họ:
Công nghệ đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực thiết kế. Cụ thể, các chương trình phần mềm cho phép nhà thiết kế nội thất phác họa chi tiết thiết kế, giúp khách hàng hình dung được không gian một cách chân thực nhất. Do đó, việc sử dụng thành thạo một số phần mềm CAD phổ biến như Archicad, Autodesk Revit & 3D Max, Vectorworks, Live Home 3D, v.v. là yêu cầu tất yếu nếu muốn thành công ở vị trí này.
Với tư cách là một nhà thiết kế, bạn sẽ phải thường xuyên gặp gỡ khách hàng để thảo luận, trao đổi ý tưởng. Vì vậy, kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tốt là đặc biệt cần thiết. Ngoài khách hàng, bạn cũng cần phải làm việc trực tiếp với bên nhà thầu (giám sát dự án, cung cấp đồ nội thất, v.v.) và rất nhiều bộ phận khác.
Nhà thiết kế nội thất phải là người sáng tạo, có trí tưởng tượng phong phú; đồng thời, biết cách thể hiện những ý tưởng của mình trên giấy và trình bày, thuyết phục người khác về ý tưởng của mình. Với mỗi dự án thiết kế, bạn cũng đều cần phải phác thảo những chi tiết cơ bản trước, thảo luận với khách hàng và rồi sau đó mới đi vào chi tiết từng phần.
Đừng quên luôn kịp thời cập nhật các xu hướng về phong cách, màu sắc, v.v. để kích thích kỹ năng tư duy sáng tạo của bản thân. Nếu làm tốt điều này, không chỉ chất lượng công việc được cải thiện đáng kể mà uy tín cá nhân với khách hàng cũng sẽ được củng cố rất nhiều.
Một lưu ý quan trọng về thiết kế nội thất là đây không phải công việc theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày. Chuyện phải đón tiếp khách hàng vào buổi tối hoặc cuối tuần là vô cùng bình thường. Chính vì vậy, khả năng điều chỉnh, sắp xếp linh hoạt lịch trình, thời gian cá nhân là hết sức quan trọng nếu bạn muốn đáp ứng tốt mọi đối tượng khách hàng.
Không chỉ thế, với đặc thù công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao, bạn có thể thỏa sức thể hiện ý tưởng và phong cách cá nhân trong quá trình làm việc.
Muốn trở thành nhân viên thiết kế nội thất giỏi thì không thể thiếu kỹ năng mềm
Trở thành nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp đồng nghĩa với bạn luôn phải đối mặt với những "sự cố" bất ngờ trong quá trình làm việc. Từ chậm deadline hoàn thành dự án hay phát sinh chi phí ngoài dự toán cho đến thiếu vật liệu, đồ nội thất, v.v. Để tránh ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và uy tín cá nhân thì kỹ năng giải quyết vấn đề là không thể thiếu.
Vì khách hàng luôn muốn giảm thiểu mọi chi phí xuống mức thấp nhất nên ngoài chuyên môn về thiết kế, bạn cũng cần có kỹ năng quản lý ngân sách. Tư duy tốt với các con số cũng sẽ khiến việc trao đổi, hợp tác với phía nhà cung cấp trở nên nhanh chóng hơn. Chẳng hạn, nếu một loại vải hoặc gỗ nào đó đang rất được ưa chuộng trên thị trường thì bạn có thể cân nhắc mua số lượng lớn với mức giá thấp.
Thiết kế nội thất không chỉ là một lĩnh vực thú vị mà còn có cơ hội nghề nghiệp vô cùng hứa hẹn. Nếu bạn là người đam mê sáng tạo và sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để trở thành nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp trong tương lai.
MỤC LỤC:
1. Thiết kế nội thất là gì?
2. Kỹ năng cần có để trở thành nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp
Đọc thêm: Công việc Nhân Viên Thiết Kế Nội Thất là làm gì?
Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Nhân viên thiết kế nội thất sáng tạo, chuyên nghiệp