Trước khi đề xuất tăng lương, cần cân nhắc kỹ những điều này

19/12/2019 08:02
Tăng lương thì ai cũng muốn nhưng đủ khả năng và đủ can đảm để đàm phán tăng lương với sếp thì không phải nhân viên nào cũng có. Nhiều người dù làm việc rất tốt nhưng không tự tin vào bản thân mình, sợ không được tăng lương lại khiến sếp ấn tượng xấu với mình. Nhưng nếu cứ im lặng, có lẽ bạn đang bỏ lỡ cơ hội nhận được những thứ tốt hơn, theo dõi ngay chia sẻ về bí quyết đề xuất tăng lương của Blog Joboko.com dưới đây nhé.

Đề xuất tăng lương với sếp là một việc rất "cân não", dù bạn có can đảm, tự tin đến đâu thì một sự chuẩn bị chu đáo là không thể thiếu. Vì thế, đừng quên cân nhắc 6 yếu tố dưới đây trước khi nói chuyện với sếp để tăng khả năng thành công. Đặc biệt, muốn tăng lương, đừng áp dụng những quy tắc này: so sánh với lương đồng nghiệp, trình bày lý do cá nhân,... Bởi điều này chẳng những không được tăng lương mà còn khiến sếp có cái nhìn không tốt về bạn, thậm chí là còn mất việc. Vì vậy, trước khi đề xuất tăng lương, hãy lưu ý những điều sau.

Làm thế nào để đề nghị tăng lương thành công?

Những điều cần cân nhắc trước khi đề xuất tăng lương

1. Hiệu quả làm việc của bạn có xứng đáng được tăng lương không?

Trước khi muốn đàm phán tăng lương với sếp hay quản lý, điều đầu tiên bạn cần cân nhắc là kết quả làm việc của mình có có xứng đáng được tăng lương không? Quan trọng hơn nữa là bạn có chứng minh được điều đó với sếp không? Nếu bạn cũng không tin mình đáng được tăng lương thì không nên phí công đề xuất với sếp làm gì, có khi còn bị gây phản cảm hoặc để lại ấn tượng xấu với họ.

Một trong những sai lầm lớn nhất khiến đàm phán lương thất bại là bạn không có căn cứ xác định mình có đóng góp quan trọng cho tổ chức. Nếu bạn chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu của quản lý, sử dụng tất cả ngày phép theo quy định, không bao giờ làm thêm giờ, ngoài ra còn hay chậm deadline, không nỗ lực hết sức khi làm việc, vậy thì tốt hơn hết bạn nên hài lòng với mức lương hiện tại. Đánh giá được tiêu chí này, bạn sẽ giải quyết bài toán sếp ơi em muốn tăng lương tốt hơn, đánh giá được đúng năng lực của bản thân mình, đồng thời cũng không khiến bản thân mình quá thất vọng nếu như không đủ năng lực khi đòi tăng lương với sếp.
 

2. Coi đàm phán lương là một sự hợp tác, chứ không phải cuộc chiến

Bạn sẽ gia tăng cơ hội đàm phán thành công cho bản thân nếu coi thương lượng là sự hợp tác với quản lý thay vì chống lại họ. Đừng coi đàm phán là tối hậu thư và bắt buộc phải đạt được, thay vào đó, xem như đây là quá trình hợp tác và là cơ hội để phát triển, có ý nghĩa quan trọng với cả hai bên. Ngoài ra, giống như chuẩn bị cho các cuộc đàm phán khác, trước khi đề xuất tăng lương với sếp, bạn cần xác định ưu tiên của riêng mình, điều gì là quan trọng nhất và điều gì bạn sẵn sàng thỏa hiệp để không bị mất phương hướng.

3. Bạn vượt mức kỳ vọng hay chỉ đủ đạt yêu cầu?

Nếu bạn chỉ đáp ứng yêu cầu công việc của quản lý, không làm tốt hơn cũng không làm nhiều hơn mong đợi thì có lẽ bạn chưa khao khát được tăng lương như bạn nghĩ. Việc hoàn thành công việc được giao theo yêu cầu là trách nhiệm của bạn và không có lý do gì để sếp phải tăng lương cho bạn cả. Việc điều chỉnh chi phí sinh hoạt cho phù hợp với mức lương hiện tại có lẽ là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này.

Nhưng nếu bạn là một trong số ít người hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nhất nhóm thì mọi chuyện lại khác, quản lý có khả năng sẽ chấp nhận đề nghị tăng lương của bạn vì họ sẽ rất tích cực để giữ chân bạn và đảm bảo bạn không nhảy việc.

Khi nào bạn nên đề nghị đến chuyện tăng lương

4. Nói gì nếu sếp từ chối?

Đương nhiên, khi yêu cầu được tăng lương, ai cũng muốn sếp đồng ý. Nhưng cuộc đời là vậy, bạn có thể sẽ thất vọng chứ vì sếp nói "không", đừng để mình bị động khi trường hợp đó xảy ra. Nghĩ xem bạn sẽ nói gì nếu sếp từ chối đề xuất của bạn. Bạn có thể hỏi sếp bạn cần làm gì để được tăng lương trong thời gian tới và khoảng thời gian hợp lý là bao lâu.

5. Đây có phải thời điểm thích hợp không?

Thời gian đánh giá cuối năm không phải thời điểm lý tưởng để đề xuất tăng lương vì có lẽ ngân sách cho năm nay đã chốt. Bạn nên nói chuyện với sếp trước khi đánh giá hàng năm khoảng 3-4 tháng. Ngoài ra, điều quan trọng khác cần chú ý là tình hình tài chính của công ty để đề xuất tăng lương cho phù hợp. Nếu bạn làm ở công ty nhỏ, yêu cầu tăng lương vào lúc công ty đang tổn thất một khoản lớn không phải một lựa chọn khôn ngoan.

6. Cân nhắc chiến thuật đàm phán

Đảm bảo bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nói chuyện với sếp, các yếu tố quan trọng để thảo luận với sếp một cách cởi mở và ủng hộ cho quan điểm của mình.

Nhấn mạnh lòng trung thành của bạn với công ty, thành tích bạn đạt được trong năm qua và có tác động tích cực ra sao đến công ty. Quan trọng là bạn cần bình tĩnh, thận trọng và đợi sếp phản hồi trước khi tiếp tục thương lượng. Đòi tăng lương là một nghệ thuật do đó để có được tuyệt chiêu đàm phán mức lương hiệu quảchúng ta cần phải kiên nhẫn, đánh giá đúng vị trí công việc của mình, cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định, có như vậy hiệu quả đòi tăng lương của bạn mới đạt kết quả tốt nhất.

Tốt nhất là để sếp đưa ra một con số trước vì biết đâu nó lại cao hơn mức lương bạn định đề xuất. Nếu thấp hơn con số bạn mong muốn, khi đó hãy lên tiếng và thương lượng mức cả hai cho là hợp lý và có thể chấp nhận. Bên cạnh năng lực làm việc chuyên môn, kỹ năng mềm cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc bạn có được tăng lương hay không. Do vậy, trong quá trình làm việc hãy luôn cố gắng nỗ lực hoàn thiện kỹ năng mềm của mình, nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội được tăng lương và cân nhắc vào vị trí công việc mà bạn yêu thích.

>> Để tìm việc làm quản lý, giám đốc, bạn đọc truy cập ngay vào Joboko.com nhé, rất nhiều tin tuyển dụng việc làm đang đợi bạn.
>> Nếu quan tâm tới nội dung bài viết đừng quên để lại ý kiến đánh giá bình luận bên dưới nhé.

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888