Nhiệm vụ của trưởng phòng tài chính là làm gì? Yêu cầu cao không?
Trưởng Phòng Tài Chính là người đừng đầu bộ phận tài chính của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về "sức khỏe tài chính" của doanh nghiệp đó. Tùy vào quy mô và cơ cấu nhân sự mà trên Trưởng Phòng Tài Chính có thể có Giám Đốc Tài Chính hay không. Trưởng Phòng Tài Chính quản lý nhân sự bao gồm các Nhân viên/Chuyên viên Tài Chính, duyệt các báo cáo tài chính, ra quyết định đối với các hoạt động đầu tư trực tiếp và phát triển các chiến lược, kế hoạch phục vụ cho các mục tiêu tài chính dài hạn.
Ngày nay, Trưởng Phòng Tài Chính cũng thường xuyên hỗ trợ các CEO trong việc đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Có thể nói, vai trò của Trưởng Phòng Tài Chính, đặc biệt là trong kinh doanh đang thay đổi để đáp ứng với yêu cầu thực tế của công việc.
Trách nhiệm chính của Trưởng Phòng Tài Chính trước đây là theo dõi tình hình tài chính của công ty nhưng giờ đây bạn sẽ thực hiện nhiều phân tích dữ liệu hơn và tư vấn cho các nhà quản lý cấp cao về các ý tưởng để tối đa hóa lợi nhuận. Trưởng Phòng Tài Chính đóng vai trò cố vấn kinh doanh cho các CEO hàng đầu.
Trưởng Phòng Tài Chính có thể được tuyển dụng trong nhiều môi trường khác nhau bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân, chẳng hạn như các tập đoàn đa quốc gia, nhà bán lẻ, tổ chức tài chính, tổ chức từ thiện, công ty sản xuất, trường học và doanh nghiệp.
Nhiệm vụ cụ thể của các Trưởng Phòng Tài Chính có thể khác nhau rất nhiều tùy vào lĩnh vực kinh doanh hoặc quy mô của doanh nghiệp, tổ chức mà bạn làm việc. Ví dụ, trong các công ty lớn, vai trò Trưởng Phòng Tài Chính cần chú trọng nhiều hơn đến phân tích chiến lược, trong khi ở các tổ chức nhỏ hơn, bạn có thể phải xử lý các nhiệm vụ nhỏ lẻ, miễn là đảm bảo cho toàn bộ hoạt động tài chính diễn ra hiệu quả. Về cơ bản, trách nhiệm của Trưởng Phòng Tài Chính gồm có:
Mô tả công việc của Trưởng phòng Tài chính được cung cấp chi tiết khi tuyển dụng
Các vị trí trong lĩnh vực tài chính đều yêu cầu trình độ chuyên môn, qua đào tạo trường lớp mới có thể hoàn thành được. Để có thể phát triển lên tới vị trí cấp quản lý như Trưởng Phòng Tài Chính, ít nhất bạn phải có bằng cử nhân chuyên ngành Tài chính, Kế toán - Kiểm toán hoặc liên quan. Tuy nhiên, đa số các Trưởng Phòng Tài Chính thường học lên và lấy bằng thạc sĩ. Những môn học quan trọng với một Trưởng Phòng Tài Chính tương lai là:
Để chuẩn bị tốt hơn cho việc phát triển lâu dài, Trưởng Phòng Tài Chính có thể tham gia các khóa học sau đại học vì kiến thức chuyên ngành thu được thông qua chương trình đào tạo có thể mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh. Sau đó, bạn có thể tiếp tục đào tạo kế toán chuyên nghiệp và chứng minh năng lực bản thân. Những chứng chỉ chuyên ngành cũng sẽ đóng góp vào thành công của Trưởng Phòng Tài Chính. Một số chứng chỉ phổ biến mà bạn nên có là: CFA, CPA, CIMA,...
Bên cạnh đó, việc trở thành Chuyên viên Tài chính của một tổ chức chuyên nghiệp hay tập đoàn lớn cũng rất hữu ích nếu bạn muốn trở thành một Trưởng Phòng Tài Chính trong tương lai vì nó thể hiện sự quan tâm và cam kết của bạn đối với lĩnh vực này.Trưởng Phòng Tài Chính giám sát bộ phận tài chính kế toán của một tổ chức, doanh nghiệp nên khả năng lãnh đạo, dẫn dắt là rất quan trọng. Một Trưởng Phòng Tài Chính xuất sắc phải có khả năng quản lý nhân viên cũng như phân chia công việc cho họ dựa trên sự am hiểu về năng lực, thế mạnh cũng như điểm yếu.
Bên cạnh đó, Trưởng Phòng Tài Chính sẽ làm việc với các quản lý khác trong công ty, phải có khả năng diễn giải thông tin tài chính phức tạp thành ngôn ngữ thông thường. Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói là rất cần thiết trong vị trí này. Bạn cũng sẽ phải có kiến thức kinh doanh và hiểu biết về các bộ phận khác nhau trong tổ chức để hiểu đúng mục tiêu, có năng lực thúc đẩy nhân viên thực hiện mục tiêu đó và giành được sự tin phục của mọi người.
Kỹ năng phân tích hữu ích với Trưởng Phòng Tài Chính trong xử lý và phân tích thông tin để điều tra, xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và hướng tới đưa ra các giải pháp tài chính. Không ai có thể phủ nhận vai trò của Trưởng Phòng Tài Chính của trong việc giải quyết vấn đề và sử dụng sự sáng tạo, kiến thức tài chính cũng như kinh nghiệm vững chắc để mang lại lợi ích tài chính cho công ty.
Trưởng Phòng Tài Chính trong một công ty tương tác với nhân viên và quản lý trong tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp, đòi hỏi kỹ năng trao đổi và lắng nghe tích cực giữa các cá nhân. Kỹ năng này cũng là một phẩm chất quan trọng khi chỉ đạo các hoạt động của nhân viên và khi làm việc trong bộ phận để giải quyết các vấn đề tài chính. Trưởng Phòng Tài Chính phải có khả năng liên hệ với những người lao động khác, cho dù để giám sát các hoạt động của họ hay cùng làm việc trong một dự án.
Cuối cùng, một Trưởng Phòng Tài Chính phải có trình độ học vấn về tài chính, kế toán hoặc kinh tế để làm việc tại vị trí này. Trong các công ty có tầm cỡ quốc tế, Trưởng Phòng Tài Chính sẽ được yêu cầu có kiến thức và chuyên môn về tài chính quốc tế và kinh tế toàn cầu, luật pháp quốc tế và các thủ tục liên quan. Trên thực tế, dù đã đảm nhiệm vai trò Trưởng Phòng Tài Chính, bạn vẫn có thể tiếp tục học lên các khóa nâng cao, xử lý dữ liệu, công nghệ thông tin hoặc luật pháp để thăng tiến lên các vị trí cấp cao hơn.
Với những kỹ năng mềm cần thiết trên đây, ứng viên sẽ chiếm lợi thế lớn khi đề cập trong CV xin việc Trưởng phòng tài chính của mình. Những ứng viên có kỹ năng tốt thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao, cơ hội trúng tuyển cũng mở rộng.
Lương khởi điểm của một Trưởng Phòng Tài Chính được cho là ở mức khá cao so với các vị trí tương đương trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Theo ghi nhận, lương thấp nhất của Trưởng Phòng Tài Chính là từ 18 triệu/tháng nhưng rất ít người chấp nhận mức lương này. Thông thường, Trưởng Phòng Tài Chính sẽ nhận từ 35 - 42 triệu/tháng, những người có kinh nghiệm và danh tiếng có thể nhận tới 48 - 50 triệu/tháng. Lương chính cao nhất của Trưởng Phòng Tài Chính là 90 triệu/tháng.
Mức lương cao phần nào phản ánh được những trách nhiệm của Trưởng Phòng Tài Chính trong công việc. Công việc và những quyết định của bạn ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền, sự ổn định vững vàng của tài chính của công ty vì vậy vị trí Trưởng Phòng Tài Chính phải có những sự đảm bảo, cam kết nhất định.
Trưởng phòng Tài chính cần có kỹ năng, bằng cấp gì?
Các vị trí quản lý cấp cao như Trưởng Phòng Tài Chính chủ yếu được tuyển dụng qua 2 cách: Thăng chức cho người có năng lực, kinh nghiệm từ vị trí thấp hơn trong công ty hoặc luân chuyển từ các vị trí lãnh đạo khác sang và thuê ngoài. Trong trường hợp thuê ngoài, các công ty có thể mời ứng viên được nhắm mục tiêu từ trước qua các mối quan hệ hoặc nhờ đến dịch vụ tìm kiếm nhân tài của các công ty headhunt.
Trở thành Trưởng Phòng Tài Chính có thể là ước mơ của nhiều người làm trong ngành này, từ các chuyên viên chưa có nhiều kinh nghiệm cho đến những người đã làm việc lâu năm. Tuy nhiên, để phát triển được lên tới vị trí này không dễ, cần một quá trình nỗ lực và phấn đấu liên tục. Muốn được thăng chức lên Trưởng Phòng Tài Chính, bạn phải cho thấy những điều như sau:
Bạn sẽ không thể thăng tiến nếu không hiểu bản chất công việc và những trách nhiệm thực tế của vị trí mục tiêu. Khi bạn là Trưởng Phòng Tài Chính, bạn cần có khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt mọi người. Bạn đang làm việc để kết nối mục tiêu, khả năng của mỗi cá nhân trong bộ phận với định hướng, mục tiêu chung duy nhất của doanh nghiệp và bạn cần nhận được sự ủng hộ từ bộ phận của mình để có thể tiến hành các nhiệm vụ một cách thuận lợi.
Ngay từ khi mới bắt đầu vào nghề và trong toàn bộ quá trình làm việc, bạn hãy cố gắng cho thấy một hình ảnh tốt, có khả năng lan truyền năng lượng tích cực, dần thể hiện khả năng dẫn dắt và lãnh đạo. Mặc dù chỉ là những điều cơ bản nhưng nó lại tạo thành nền tảng để bạn thuận lợi phát triển sự nghiệp sau này.
Một Trưởng Phòng Tài Chính tương lai không chỉ tập trung vào chuyên môn của chính mình mà còn phải xem xét yếu tố cụ thể cũng như tổng quan để có cái nhìn chính xác nhất về doanh nghiệp, tiềm năng, vấn đề nội tại,...
Nếu bạn nghĩ mình xuất sắc và xứng đáng thì trước hết bạn phải tin rằng mình giỏi hoặc sẽ nhanh chóng đủ trình độ để đảm nhiệm vai trò Trưởng Phòng Tài Chính. Bạn hãy nhớ rằng trở thành Trưởng Phòng Tài Chính nghĩa là bạn phải nghĩ đến bức tranh toàn cảnh hơn và không nhất thiết chỉ nằm trong giới hạn tài chính, nó mang tính chiến lược hơn nhưng bạn vẫn không thể rời mắt khỏi công việc hàng ngày.
Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của các mối quan hệ trong làm ăn, kinh doanh. Rõ ràng, bộ phận tài chính phối hợp với bộ phận bán hàng/kinh doanh của doanh nghiệp nên 2 bên phải xây dựng được thiết lập vững chắc, hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển. Không chỉ vậy, Trưởng Phòng Tài Chính cũng phải xây dựng quan hệ tốt với những bên liên quan có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn lực vốn của công ty, chẳng hạn như ngân hàng, nhà đầu tư, bên thuế,...
Các mối quan hệ này có thể có được ngay từ khi bạn chỉ mới bắt đầu làm việc trong ngành tài chính nhờ sự khéo léo, tinh tế trong giao tiếp và tương tác. Dĩ nhiên, năng lực và sự chân thành vẫn là tiền đề để bạn xây dựng uy tín, danh tiếng tốt và kết nối với những người xung quanh.
Qua những gì JOBOKO chia sẻ về việc làm trưởng phòng tài chính, bạn đọc nếu thấy mình có đủ khả năng để đảm nhận thì hãy nhanh chóng ứng tuyển nhé. Đặc biệt, nếu bạn có kinh nghiệm tìm việc làm vị trí này thì sẽ mang đến cơ hội tốt hơn. Những thông tin về mẹo tìm việc làm Trưởng phòng tài chính kế toán bạn có thể tham khảo thêm để áp dụng đúng sao cho mang đến hiệu quả cao.
MỤC LỤC:
I. Trưởng Phòng Tài Chính là gì?
II. Trách nhiệm chính của Trưởng Phòng Tài Chính
III. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Trưởng Phòng Tài Chính
IV. Thu nhập của Trưởng Phòng Tài Chính
V. Làm sao để thăng chức lên Trưởng Phòng Tài Chính?
Đọc thêm: Tại sao bộ phận tài chính và nhân sự cần phối hợp chặt chẽ?
Đọc thêm: Chứng chỉ CFA là gì? Thi chứng chỉ CFA có khó không?