Khi đi làm, nhân viên nào cũng mong muốn được sếp ân cần hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc khi cần thiết và rồi thưởng lớn vào mỗi dịp cuối năm. Tuy nhiên, thực tế không phải toàn màu hồng và không phải vị sếp nào cũng hiểu được điều đó. Tệ hơn nữa là bạn còn gặp phải những vị sếp khắt khe, thường hay can thiệp, soi xét vào mọi hành động của nhân viên.
Cách ứng xử với những vị sếp quá khắt khe, xét nét nơi công sở
Những vị sếp như vậy chưa hẳn đã là người xấu, chỉ là phương pháp quản lý của họ chưa thực sự phù hợp. Và với vai trò là nhân viên, bạn có rất nhiều cách khác nhau để cải thiện mối quan hệ đôi bên thay vì nghĩ tới nghỉ việc.
Nếu bạn thường xuyên bị sếp nhắc nhở, hãy thử xem lại bản thân mình đã hoàn thiện hay chưa trước khi quy chụp những điều đó là vô lý. Liệu bạn có mải tám chuyện, lướt mạng hay làm việc riêng quá mức mà không biết rằng đang mình đang nằm trong "tầm ngắm" của sếp?
Không thể loại trừ trường hợp bạn không làm tròn trách nhiệm, ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc cũng như sự phát triển chung của cả công ty. Ngay từ những hành động nhỏ như chậm deadline hay quên trả lời email cũng có thể là lý do chính đáng để bạn bị "soi". Chính vì vậy, hãy gạt bỏ cái tôi và dành thời gian đánh giá lại bản thân trước khi phàn nàn hay cáu gắt.
Bạn thường có xu hướng cho rằng sếp quá soi mói khi nhắc nhở bạn những vấn đề chẳng có gì là quan trọng như font chữ của bản báo cáo, cách đi đứng trong công ty, ... Tuy nhiên, có thể những tiểu tiết này lại đặc biệt quan trọng, gây khó chịu với cấp trên. Giả sử bạn đang ngồi và có người cứ đi qua đi lại trước mặt hay bạn làm quản lý và nhận được một bản báo cáo quá khó đọc, chữ quá nhỏ, trình bày quá xấu, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Hãy đặt mình vào vị trí của đối phương để nhìn nhận vấn đề.
Nếu như bạn có thể gạt bỏ thói quen cá nhân để "chiều lòng" sếp thì cuộc sống công sở của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn có thể cảm thấy mất đi tự do cá nhân nhưng suy cho cùng, lợi ích của tập thể mới là thứ cần đặt lên hàng đầu. Nếu chịu thiệt một chút mà có thể cải thiện được mối quan hệ với ban lãnh đạo thì đây chắc chắn là việc nên làm.
Những người hay xét nét sẽ quan tâm đến cả quá trình làm việc của bạn chứ không chỉ là kết quả cuối cùng. Vì vậy, trước khi triển khai bất kỳ dự án nào, hãy hỏi kỹ về các bước làm việc cụ thể để tránh những rắc rối không đáng có sau này.
Đôi khi nguyên nhân của kiểu quản lý quá chi ly này xuất phát từ suy nghĩ nhân viên sẽ không tập trung làm việc nếu không có chỉ đạo từ cấp trên. Tốt hơn hết hãy cứ làm theo quy trình mà bạn được hướng dẫn, sau đó nếu chứng minh được năng lực bản thân, đề xuất cách làm việc dân chủ hơn cũng chưa muộn.
Thay vì tức giận tỏ thái độ thô lỗ, thiếu chuyên nghiệp với sếp, hãy lịch sự cảm ơn vì đã luôn dìu dắt, chỉ bảo bạn. Đừng quên khiến cho sếp cảm thấy chính kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời của anh ta đã tạo nên bạn của ngày hôm nay. Sau đó, mới đến bước đề xuất được làm việc một cách độc lập theo cách của riêng mình.
Nếu thành công, hãy làm việc chăm chỉ gấp 10 lần trước kia để không ngừng cải thiện, chứng minh năng lực của bản thân. Chỉ bằng cách này bạn mới có thể đạt được tự do cá nhân mà không sợ làm mất lòng cấp trên.
Làm thế nào để ứng xử khéo léo với những vị sếp quá khắt khe?
Đôi khi chính sếp của bạn cũng không hề nhận ra bản thân đang quá độc đoán, vô tình quản lý nhân viên theo kiểu cực đoan, đặc biệt là những quản lý mới chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc. Có thể họ đang giữ phương châm luôn phải chỉ bảo cấp dưới và theo dõi sát sao để đảm bảo tốt chất lượng công việc tốt nhất.
Do đó, hãy thẳng thắn góp ý trực tiếp với sếp (đừng quên tỏ thái độ đúng mực, chuyên nghiệp) và đưa ra nguyện vọng cá nhân để cải thiện vấn đề. Họ sẽ thấy biết ơn bạn vì đã thành thật, có thiện chí. Bởi lẽ mục tiêu chính của một nhà lãnh đạo là tạo ra thành công lớn nhất cho công ty. Tuy nhiên, bạn cần phải khéo léo, bày tỏ quan điểm đúng lúc, đúng chỗ để tránh hậu họa khôn lường.
Tóm lại, chịu sự lãnh đạo của người sếp quá khó tính, hay xét nét chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu ít nhiều trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Bạn nên nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau và với một con mắt tích cực để có những cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất.
MỤC LỤC:
1. Đánh giá lại bản thân
2. Đánh giá vấn đề từ góc nhìn của sếp
3. Thay đổi cách thức làm việc của bản thân
4. Chứng minh năng lực bản thân
5. Góp ý trực tiếp
Đọc thêm: Làm sao để đối phó khi sếp quá "tự luyến"?
Đọc thêm: Đối phó thế nào khi sếp không ưa mình, cách ứng xử khi bị sếp ghét