Tầm quan trọng của Nhân viên Phát triển Khách hàng
Cho dù bạn là một doanh nghiệp sản xuất hay công ty kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thì khách hàng vẫn luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Không có khách hàng, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ và công ty không có hướng đi nào khác ngoài phá sản. Đó chính là lý do dù cho trong lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh thì đội ngũ marketing và phát triển khách hàng luôn được xây dựng song song với đội ngũ phát triển sản phẩm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới tốn kém hơn từ 5 - 25% so với việc giữ chân khách hàng cũ. Thế nhưng, việc giữ chân một khách hàng cũ lại mang lại mức lợi nhuận cao hơn lên đến 25 - 95% so với lợi nhuận thu được từ khách hàng mới. Nói cách khác, nếu như công ty bạn chỉ tập trung tìm kiếm khách hàng mới mà bỏ qua những người hiện tại thì rất có thể bạn đã đánh mất những lợi ích về lâu về dài.
Khi đó, đội ngũ nhân viên phát triển khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng tiềm năng; hỗ trợ và giải đáp thắc mắc một cách kịp thời và thậm chí là tìm hiểu lý do tại sao khách hàng chưa thực sự hài lòng với sản phẩm.
Nếu như đội ngũ nhân viên marketing tập trung giới thiệu những tính năng nổi trội của sản phẩm hoặc dịch vụ thì nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ bắt đầu từ chính những nhu cầu của người dùng và cho họ thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty sẽ giúp ích cho họ như thế nào. Khi đó, những thông tin mà khách hàng nhận được không chung chung như những lời quảng cáo mà sẽ được tùy chỉnh đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Trên cơ sở mối quan hệ thân thiết, nhân viên phát triển khách hàng hay nhân viên phát triển kinh doanh có thể tìm hiểu những điều mà khách hàng đã cảm thấy hài lòng hoặc còn mong đợi hơn nữa ở sản phẩm. Những thông tin thiết thực từ người dùng này sẽ giúp phát triển sản phẩm một cách toàn diện và hiệu quả hơn, sát với thực tế hơn là những lợi ích viển vông nhìn từ phía nhà phát triển.
Cảm nhận của khách hàng không giống như những gì mà nhà phát triển sản phẩm thường nghĩ. Họ có những vướng mắc, yêu cầu cần được giải đáp và khi đó điều họ mong muốn là một sản phẩm không ngừng được cải tiến. Chẳng thà để họ thể hiện nguyện vọng với bộ phận chăm sóc khách hàng còn hơn là phàn nàn với những người xung quanh hay trên mạng xã hội. Nhân viên phát triển khách hàng cũng có nhiệm vụ tương tự với kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm để có kết quả công việc tốt nhất.
Nhiệm vụ cụ thể của Nhân viên Phát triển Khách hàng là gì?
Nhân viên phát triển khách hàng cũng là người có quan hệ gắn bó với người tiêu dùng. Họ hiểu được khách hàng cần gì, mong muốn điều gì và nên bắt đầu từ đâu để có thể chạm vào trái tim cũng như sự thấu hiểu của khách hàng. Những điều này sẽ rất hữu ích với đội ngũ nhân viên marketing khi lên chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì công tác chăm sóc khách hàng cũng góp phần quyết định sự thành công của một thương hiệu (89% khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm nếu dịch vụ chăm sóc khách hàng không tốt). Khách hàng cũng sẽ nhìn vào những nhân viên chăm sóc khách hàng để đánh giá và chấm điểm một thương hiệu. Trên thực tế, những đánh giá về chất lượng dịch vụ khách hàng luôn song song với những bình luận về mức độ hữu ích của sản phẩm.
Hy vọng bài viết trên đây của JOBOKO.com đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của nhân viên phát triển khách hàng đối với doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn như hiện nay thì vai trò của họ lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Những ai đang có ý định ứng tuyển vị trí Nhân viên Phát triển Khách hàng thì ngoài nắm được vai trò, yêu cầu công việc thì kỹ năng cần có bạn cũng nên tìm hiểu để xem mình có đảm nhận được việc làm này hay không. Một số kỹ năng Nhân viên Phát triển Khách hàng nếu có sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn có thể theo dõi trong bài viết sau.
MỤC LỤC:
1. Tìm kiếm khách hàng mới
2. Giữ chân khách hàng tiềm năng
3. Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
4. Hỗ trợ đội ngũ nhân viên marketing
5. Tạo dựng hình ảnh thương hiệu
Đọc thêm: Công việc của Chuyên viên khách hàng là làm gì?
Đọc thêm: Những lỗi sai chết người của Nhân viên Phát triển Khách hàng