Vì đâu mà bạn bị nhà tuyển dụng từ chối liên tục?

10/04/2022 09:30
Nộp hồ sơ, CV xin việc vào vị trí đúng chuyên môn và phù hợp với kinh nghiệm, kỹ năng nhưng bạn vẫn chẳng thấy cuộc gọi nào mời phỏng vấn. Nguyên nhân do đâu liệu bạn có biết? Hãy cùng JOBOKO tìm hiểu để đưa ra cách khắc phục kịp thời nhé.

Ấn tượng đầu tiên quyết định thái độ và đánh giá của nhà tuyển dụng đối với người tham gia ứng tuyển. Một cách chính xác, giữa một "rừng" hồ sơ ứng tuyển, CV xin việc của bạn chỉ có vỏn vẹn 10-30 giây để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu không thể đáp ứng được yêu cầu, hoặc tệ hơn là để nhà tuyển dụng phát hiện lỗi trong bản CV, bạn sẽ hoàn toàn mất đi cơ hội tiến xa hơn.

Nguyên nhân khiến CV của bạn bị nhà tuyển dụng từ chối

Vì đâu mà bạn bị nhà tuyển dụng từ chối liên tục?

1. Nội dung CV không khớp

Nội dung CV xin việc không nhất quán với yêu cầu kinh nghiệm công ty tuyển dụng đưa ra là tín hiệu đầu tiên khiến bản CV không được thông qua. Điều này là vô cùng hiển nhiên bởi nhà tuyển dụng sẽ không đời nào thuê một người không có khả năng đảm nhận công việc và nhiệm vụ tương lai, đồng nghĩa với việc không thể tạo ra giá trị cho công ty. Vì vậy, tốt hơn hết, cần trình bày kinh nghiệm và kỹ năng phỏng theo yêu cầu của mô tả công việc.
Tuy nhiên, phải làm thế nào nếu bạn chỉ là sinh viên vừa mới ra trường hay chưa từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đang ứng tuyển? Giải pháp thông minh là hãy tập trung trình bày thế mạnh, phẩm chất, chứng minh trình độ học vấn và những kỹ năng đã có. Quan trọng, ứng viên cần thể hiện được ý chí quyết tâm cũng như tinh thần cống hiến của bản thân ngay từ phần mục tiêu nghề nghiệp. Có như vậy, mặc dù không thấy được kinh nghiệm cần thiết nhưng ít nhất, nhà tuyển dụng cảm nhận ở bạn tinh thần ham học hỏi và tiềm năng phát triển trong tương lai.

2. Khoảng trống kinh nghiệm việc làm

Nhà tuyển dụng sẽ không để tâm quá nhiều nếu ứng viên có thời gian nghỉ việc ngắn hạn do lý do cá nhân, bận việc gia đình, bị ốm. Tuy nhiên, khoảng trống tuyển dụng quá dài có thể trở thành lý do công ty tuyển dụng ái ngại trước quyết định nhận bạn vào làm.
Cho dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa, nên tìm cách làm rõ trong khoảng thời gian trống đó bạn đi đâu, làm gì? Làm dự án cá nhân hay đi tình nguyện cho tổ chức nào đó? Bằng cách này, bạn không chỉ có thể lấp đầy khoảng trống tuyển dụng mà còn khéo léo bộc bạch thêm nhiều điểm tốt ở con người mình.

3. Trình bày CV kiểu "chức năng"

Mỗi kiểu trình bày CV lại mang đặc trưng và mục đích nhấn mạnh riêng. Không tập trung thể hiện kinh nghiệm như CV trình bày theo trình tự thời gian, CV tổ chức nội dung theo chức năng nhấn mạnh và làm nổi bật mảng kỹ năng ứng viên nhiều hơn. Kiểu CV này thường cứu cánh cho những ai còn ít kinh nghiệm và muốn chuyển sự chú ý của nhà tuyển dụng vào trình độ của bản thân. Tuy nhiên, đối với những vị trí yêu cầu kinh nghiệm phong phú, viết CV kiểu như vậy sẽ không thể "qua mặt" được công ty tuyển dụng đâu nhé!

Lỗi sai khi viết CV xin việc khiến nhà tuyển dụng từ chối liên tục

4. Ít thành tích liên quan

Nói gì thì nói, người tài mới hay được trọng dụng và chỉ có thành quả làm việc mới là minh chứng rõ nhất cho năng lực làm việc của người đó. Nhà tuyển dụng sẽ không đề cao CV chỉ liệt kê mỗi chức vị, hoạt động đảm nhiệm mà không đề cập tới chút kết quả đạt được hay thành tích nào. Vì vậy, hãy chia sẻ những đóng góp của bạn trong những công việc trước đó ở phần kinh nghiệm. Đừng quên sử dụng động từ mạnh, diễn đạt thật chuyên nghiệp và nhớ đính kèm số liệu, thống kê (nếu có) để nâng cao tính xác thực nhé!

5. Lỗi chính tả, lỗi đánh máy

Soi ra lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy trong CV có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu tỉ mỉ, cẩn thận, thậm chí là không coi trọng cơ hội tuyển dụng lần này, khiến bạn bị trừ điểm không hề nhẹ. Hãy nghiêm chỉnh đọc soát lại CV sau khi hoàn thiện hoặc nhờ bạn bè, người thân xem xét phát hiện các lỗi sai để kịp thời sửa chữa.
Tới đây bạn đã tìm được nguyên nhân thất bại mỗi lần nộp CV chưa? Hãy ghi nhớ những chú ý trên của JobOKO.com "bọc giáp" cho chiếc CV xin việc của mình nhé! Chúc bạn nhanh chóng có được công việc mơ ước!

MỤC LỤC:
1. Nội dung CV không khớp
2. Khoảng trống kinh nghiệm việc làm
3. Trình bày CV kiểu "chức năng"
4. Ít thành tích liên quan
5. Lỗi chính tả, lỗi đánh máy

Đọc thêm: Nhà tuyển dụng đánh giá CV xin việc dựa trên yếu tố nào?

Đọc thêm: Nên ghi gì vào mục hoạt động trong CV xin việc?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888