Bất cứ công ty, doanh nghiệp nào hiện nay đều không thể thiếu bộ phận nhân sự. Vì vậy, cơ hội cho những ai theo đuổi công việc này luôn rộng mở. Tuy nhiên, trước khi quyết định ứng tuyển thì bạn cần tìm hiểu kỹ càng về mô tả
công việc chuyên viên nhân sự để chuẩn bị tâm lý, trau dồi kiến thức sao cho có tỷ lệ trúng tuyển cao.
Tìm hiểu việc làm chuyên viên nhân sự chi tiết
Mục lục
I. Tổng quan về việc làm chuyên viên nhân sự 1. Chuyên viên nhân sự là gì? 2. Mô tả công việc chuyên viên nhân sự 3. Yêu cầu công việc chuyên viên nhân sự II. Mức lương của chuyên viên nhân sự
III. Chuyên viên nhân sự cần có những kỹ năng gì? 1. Kiến thức vững chắc về luật lao động và quy trình trả lương 2. Hiểu biết về quy trình tuyển dụng 3. Kỹ năng giao tiếp, phán đoán tốt 4. Khả năng giải quyết vấn đề, linh hoạt IV. Chuẩn bị gì khi xin việc làm chuyên viên nhân sự?
I. Tổng quan về việc làm chuyên viên nhân sự
1. Chuyên viên nhân sự là gì?
Chuyên viên nhân sự là người chịu trách nhiệm tìm kiếm ứng viên đáp ứng được các yêu cầu mà công ty hoặc tổ chức đưa ra. Họ đăng tin tuyển dụng, đánh giá
CV xin việc, thực hiện hoặc hỗ trợ các cuộc phỏng vấn và thông báo kết quả cho ứng viên.
Sau khi quá trình tuyển dụng kết thúc, chuyên viên nhân sự có thể là người đạo tạo, định hướng nhân viên mới bằng cách giải thích các chính sách, quy định của công ty/tổ chức. Một số chuyên viên nhân sự cũng thực hiện các nhiệm vụ khác bao gồm xây dựng và phát triển văn hoá công ty, giữ chân nhân viên.
2. Mô tả công việc chuyên viên nhân sự
Tuỳ vào từng doanh nghiệp, tổ chức mà vai trò cụ thể của chuyên viên nhân sự hay
nhân viên nhân sự tổng hợp có thể khác nhau nhiều hay ít. Tuy nhiên, về cơ bản, công việc của chuyên viên nhân sự bao gồm:
- Xác định nhu cầu tuyển dụng của công ty và quản lý quy trình tuyển dụng để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ.
- Tạo, thực hiện và đánh giá tất cả các chính sách, quy định và cấu trúc của bộ phận nhân sự.
- Quản lý các chương trình bảo hiểm.
- Thiết kế và thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nhân viên.
- Đánh giá hiệu suất nhân viên hàng quý và hàng năm.
- Đảm bảo tất cả các hồ sơ nhân viên được duy trì và cập nhật với thông tin tuyển dụng mới hoặc thay đổi về tình trạng việc làm mới nhất.
- Theo dõi ngân sách của bộ phận.
- Trả lời các thắc mắc của nhân viên về chính sách, quy định của công ty kịp thời và chuyên nghiệp.
3. Yêu cầu công việc chuyên viên nhân sự
Yêu cầu của một công ty, doanh nghiệp khi tuyển chuyên viên nhân sự có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào quy mô bộ phận nhân sự. Nhà tuyển dụng có thể kỳ vọng ứng viên có:
- Bằng cử nhân/thạc sĩ chuyên ngành nhân sự, quản trị nguồn nhân lực hoặc lĩnh vực liên quan.
- Kinh nghiệm làm việc như một chuyên viên nhân sự, nhân viên tuyển dụng,...
II. Mức lương của chuyên viên nhân sự
Theo khảo sát thực tế thì mức lương của chuyên viên nhân sự ở Việt Nam dao động từ
5 triệu đến 22,5 triệu/tháng tùy thuộc vào hình thức làm việc, năng lực, kinh nghiệm và hiệu suất. Vì vậy, các công ty nên lưu ý khi tuyển chuyên viên nhân sự để người lao động có mức thu nhập phù hợp, xứng đáng với năng lực.
III. Chuyên viên nhân sự cần có những kỹ năng gì?
1. Kiến thức vững chắc về luật lao động và quy trình trả lương
Chuyên viên nhân sự phải là người nắm vững về luật lao động và quy trình trả lương, vì bản chất công việc của bạn là xử lý tất cả các vấn đề nhân sự của công ty. Cụ thể, bạn phải am hiểu về hợp đồng lao động, bảo hiểm, đồng thời xây dựng, duy trì chế độ nghỉ phép và lương thưởng theo quy định nội bộ. Trên thực tế, việc biết rõ và làm theo luật không chỉ giúp công ty tránh rắc rối mà còn giúp giữ chân người lao động. Chuyên viên nhân sự có thể tham khảo các
mẫu hợp đồng lao động để áp dụng nếu chưa thành thạo về kỹ năng này nhé.
2. Hiểu biết về quy trình tuyển dụng
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chuyên viên nhân sự là tuyển dụng nhân viên mới, do đó, bạn buộc phải thành thạo về quy trình tuyển dụng, từ đăng tuyển đến sàng lọc CV, phỏng vấn và trả kết quả. Kỹ năng và kinh nghiệm tuyển dụng sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn ứng viên, đảm bảo tìm được những người phù hợp với yêu cầu của các bộ phận cụ thể.
3. Kỹ năng giao tiếp, phán đoán tốt
Vì phải làm việc với sếp, đồng nghiệp và các ứng viên, chuyên viên nhân sự nên có
kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói. Bên cạnh đó, khả năng phán đoán, tinh tế, khéo léo cũng sẽ hữu ích trong giải quyết công việc.
Tuyển chuyên viên nhân sự chất lượng cao không dễ với nhiều công ty
4. Khả năng giải quyết vấn đề, linh hoạt
Cuối cùng, chuyên viên nhân sự cần có sự linh hoạt và biết cách giải quyết vấn đề. Khi làm việc và tương tác với nhiều đối tượng khác nhau, không thể tránh được mâu thuẫn hoặc xung đột, vì vậy, sự nhanh nhạy và phương pháp đối phó với các tình huống phát sinh rất quan trọng.
IV. Chuẩn bị gì khi xin việc chuyên viên nhân sự?
Khi xin việc làm chuyên viên nhân sự, ngoài CV, bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất.
- Bạn làm thế nào để đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều hiểu và tuân thủ chính sách của công ty?
- Khi nhân viên không hài lòng với quản lý cấp trên và phản hồi với bạn, bạn xử lý như thế nào?
- Bạn sử dụng những phương pháp, hệ thống nào để đảm bảo tất cả hồ sơ của nhân viên luôn được cập nhật kịp thời?
- Bạn dùng cách nào để luôn cập nhật chính xác những thay đổi của luật lao động?
- Bạn sẽ bao gồm những gì trong chính sách nghỉ phép của công ty nếu được đề xuất?
- Bạn sử dụng những thông tin nào để tạo dự báo về nhu cầu tuyển dụng của công ty?
- Bạn có đề xuất gì để giúp nhân viên cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, đồng thời duy trì hiệu suất?
- Bạn sử dụng thành thạo phần mềm nhân sự nào để xử lý bảng lương và đánh giá hiệu suất?
- Mô tả quá trình định hướng cho nhân viên mới mà bạn từng sử dụng
- Bạn dự định đề xuất khen thưởng cho nhân viên như thế nào (dựa trên thâm niên, đóng góp, v.v.)?
Những
câu hỏi phỏng vấn chuyên viên nhân sự phổ biến được Joboko giới thiệu trên đây sẽ hỗ trợ phần nào cho công tác chuẩn bị ứng tuyển của bạn diễn ra thuận lợi. Đặc biệt, khi biết cách trả lời các câu hỏi này thì bạn sẽ gia tăng sự tự tin để thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng. Hy vọng, với những gợi ý trong bài viết này, bạn sẽ trở thành ứng viên tiềm năng và được nhận vào vị trí chuyên viên nhân sự như mong muốn.