5 nội dung chính cần viết tốt trong CV xin việc

09/05/2022 08:30
Cấu trúc của một bản CV đầy đủ sẽ có từ 9 đến 10 phần, nhưng trong đó, có những phần có thể ẩn đi, dùng để tham khảo và cũng có những nội dung chính ứng viên phải viết và viết thật tốt nếu muốn được mời phỏng vấn.

Sở dĩ coi một số nội dung trong CV là nội dung chính, quan trọng nhất là vì nhà tuyển dụng nào cũng sẽ đọc, lọc thông tin ứng viên qua các phần này. Để CV xin việc của bạn "tỏa sáng" và ấn tượng, cạnh tranh với các ứng viên khác, bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo và tập trung viết tốt các nội dung chính này.

CV xin việc không thể thiếu những mục thông tin nào?

1. Top 5 phần chính trong CV xin việc cần viết hoàn hảo

1.1. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp thể hiện kinh nghiệm, thành tích, kỹ năng và định hướng ứng viên hướng đến. Ứng viên của vị trí nào cũng nên viết phần này vì hiện nay khá nhiều nhà tuyển dụng quan tâm - cả bằng cách đọc phần này trong CV mà còn đề cập tới trong phỏng vấn.

Bạn đặt mục tiêu thế nào để phấn đấu? Bạn mong muốn điều gì từ công việc và công ty? Bạn có thể đóng góp được gì cho họ và bạn đã/ đang làm gì để hướng tới mục tiêu đó? Hãy nghĩ thật kỹ trước khi viết. Nhà tuyển dụng cũng có thể căn cứ vào mục tiêu bạn chia sẻ để xem liệu bạn có phù hợp không.

1.2. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là phần để bạn trình bày các vai trò và công việc đã đảm nhiệm. Đa số nhà tuyển dụng sẽ nhìn phần hình ảnh trong CV và đọc phần kinh nghiệm trước những phần khác. Trong CV, thông qua kinh nghiệm của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ biết bạn đã làm gì, đạt thành tích gì, có kiến thức, kỹ năng làm các công việc tương đương thì có thể dễ thích nghi và làm tốt công việc mới.

Do đó, đây là phần nội dung chính bạn phải đầu tư thời gian, công sức, nhất định phải viết rõ bạn làm trong vai trò gì, nhiệm vụ và các thành tích bạn đạt được.

1.3. Trình độ học vấn

CV của tất cả ứng viên, dù xin việc làm phổ thông (lao động chân tay) cũng cần viết phần học vấn vì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đọc, đánh giá và so sánh. Đối với phần này, bạn nên viết chính xác thông tin về trình độ (12/12 hay cử nhân hay THCS), nhất định không được "khai man" vì khi bạn vào việc, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn nộp bản công chứng của bằng cấp và nếu nói dối, bạn sẽ bị lộ.

1.4. Kỹ năng

Việc đưa các kỹ năng - bao gồm cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm vào CV xin việc luôn là yêu cầu bắt buộc nhưng nhiều ứng viên chưa đánh giá đúng tầm quan trọng, viết sơ sài dẫn đến CV bị loại. Đối với phần kỹ năng, cách trình bày trong CV sẽ là gạch đầu dòng từ 4 - 6 kỹ năng không cần giải thích chi tiết.

Để lựa chọn và sắp xếp các kỹ năng trong CV, bạn không thể copy JD của nhà tuyển dụng hoặc liệt kê những gì bạn tự cho là sẽ giúp mình tạo ấn tượng tích cực hơn. Thay vào đó, hãy liệt kê các kỹ năng bạn có, so sánh với kỹ năng nhà tuyển dụng cần và chọn các kỹ năng cần thiết nhất cho công việc bạn có để viết vào CV.

1.5. Chứng chỉ

Không phải tất cả ứng viên khi tìm việc làm đều có chứng chỉ để viết thông tin trong CV nhưng ngày nay, nhiều ứng viên thường chủ động học và thi các chứng chỉ như ngoại ngữ, thiết kế hoặc marketing, chứng chỉ liên quan đến chuyên ngành,...

Phần này trong CV xin việc sở dĩ quan trọng là vì giúp bạn hơn hoặc kém ứng viên khác ở khả năng học hỏi, tầm nhìn, mục tiêu nghề nghiệp. Những ứng viên có chứng chỉ bổ sung ngoài bằng cấp được cho là có trình độ cao hơn, chủ động chuẩn bị cho các cơ hội việc làm và thăng tiến sự nghiệp. Khi đã có chứng chỉ, hãy viết vào CV còn nếu chưa, bạn nên cân nhắc theo học để hoàn thiện.

CV xin việc đầy đủ thông tin sẽ được đánh giá cao

2. Cách viết các phần "ít quan trọng" hơn trong CV ứng tuyển

Đối với các phần khác trong CV như thông tin cá nhân, sở thích, hoạt động, giải thưởng, tham chiếu thì sẽ đơn giản hơn một chút vì lượng thông tin ngắn, dễ viết, dễ trình bày hơn. Mẹo để viết các phần này trong CV xin việc là:

  • Thông tin cần ngắn gọn: Viết theo gạch đầu dòng và đừng viết các nội dung này thành câu dài vì số điện thoại, địa chỉ email hay thông tin tham chiếu, hoạt động tham gia,... đều chỉ nên liệt kê, không giải thích dài dòng.
  • Thông tin cần chính xác: Đương nhiên, nguyên tắc trung thực là cần thiết với tất cả các phần trong CV nhưng thông tin liên hệ hay chức danh của người tham chiếu,... bạn lại càng phải viết chính xác, không có nói quá hay đánh bóng ở các phần này. Bịa ra thông tin không thật có thể giúp bạn qua vòng hồ sơ nhưng "sớm muộn" cũng sẽ bị loại ở vòng phỏng vấn hoặc cả khi thử việc.
  • Có thể ẩn tiêu đề các phần giải thưởng, chứng chỉ nếu bạn không có: Không phải ứng viên nào cũng học và thi chứng chỉ, đạt giải thưởng hay tham gia hoạt động ngoại khóa. Vì vậy, nếu không có thông tin để viết, bạn nên ẩn hẳn các tiêu đề khỏi CV để CV không bị trống.

Tìm hiểu về các mẹo, lưu ý viết CV xin việc, bạn có cảm thấy rằng thông tin có phần "chung chung" và chưa cụ thể cho từng vai trò, ngành nghề? Đó là vì bạn chưa biết tới những hướng dẫn cách viết CV xin việc theo từng vị trí việc làm trên JobOKO. Từ Cách viết CV xin việc kế toán, cách viết CV xin việc nhân viên lễ tân,... tới vô số công việc khác - chỉ cần tạo CV với CV Pro và viết CV theo từng bước chi tiết, chắc chắn bạn sẽ hoàn thành hồ sơ ứng tuyển của mình như ý, xin việc thành công.

Khi tìm việc làm, bất kể bước nào trong quy trình ứng tuyển đều cần được làm chỉn chu vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả bạn có trúng tuyển hay không. Gửi đến nhà tuyển dụng một bản CV xin việc có 5 nội dung chính được viết chuyên nghiệp là bạn đã tiến gần hơn đến cơ hội việc làm!

MỤC LỤC:
1. Top 5 phần chính trong CV xin việc cần viết hoàn hảo
2. Cách viết các phần "ít quan trọng" hơn trong CV ứng tuyển

Đọc thêm: Bí kíp vàng để đặt mục tiêu nghề nghiệp cho khởi đầu mới thành công

Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888