Tìm hiểu về yêu cầu công việc của vị trí Account Executive
Account Executive hay còn được gọi là Nhân viên phòng khách hàng, là người chịu trách nhiệm duy trì liên hệ, quản lý giao tiếp với khách hàng. Vai trò công việc này rất phổ biến trong các doanh nghiệp quảng cáo, quan hệ công chúng, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.
Nhìn chung, Account Executive là người liên lạc chính giữa nhà cung cấp và khách hàng. Họ thường tham gia vào toàn bộ quá trình kinh doanh, bao gồm cả khi mới bắt đầu. Sau khi đã thỏa thuận và đàm phán hợp đồng, Account Executive phải chịu trách nhiệm về việc hoàn thành các điều khoản hợp đồng và đảm bảo tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.
Trong nhiều trường hợp, Account Executive cũng có thể liên hệ với khách hàng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ mới của công ty, hỗ trợ với các đợt bán hàng hoặc dự án kinh doanh mới.
Theo khảo sát, lương khởi điểm của Account Executive ở Việt Nam là từ 4 - 6 triệu/tháng, tương tự như rất nhiều vai trò khác. Trong khi đó, với từ 1 năm kinh nghiệm trở lên, bạn sẽ nhận được mức lương từ khoảng 8 triệu đến 12 triệu, tùy theo năng lực, trung bình là khoảng 10 triệu/tháng. Những Account Executive cấp cao có thể nhận lương từ 30 đến gần 40 triệu/tháng, tương đương với mức lương của nhiều vị trí kỹ thuật, kinh tế.
Nhìn chung, mức lương của Account Executive phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và quy mô, chính sách của công ty bạn làm việc.
Account Executive là người nhận ra cơ hội và biến khách hàng tiềm năng thành quan hệ đối tác lâu dài. Với kiến thức sâu rộng về sản phẩm và hiểu biết về xu hướng của ngành, Account Executive sẽ liên lạc trực tiếp với khách hàng và khách hàng tiềm năng, hiểu nhu cầu cá nhân của họ và giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ tối đa hóa giá trị. Account Executive cũng có thể hỗ trợ trong việc phát triển các chiến lược bán hàng và thiết lập hạn ngạch.
Trách nhiệm của Account Executive:
Mặc dù không có một lĩnh vực học tập nào trực tiếp đào tạo Account Executive nhưng nhiều ứng viên cho vai trò này thường có bằng cao đẳng trở lên các chuyên ngành quản trị kinh doanh, truyền thông hoặc marketing.
Bí quyết để trở thành Account Executive chuyên nghiệp
Nhiều Account Executive bắt đầu sự nghiệp của họ như là một điều phối hoặc nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh trước khi chuyển hẳn sang làm Account Executive. Những người mới tốt nghiệp, thiếu kinh nghiệm có thể thử thách với các vai trò trợ lý hoặc hỗ trợ.
Một Account Executive thường làm việc trong bộ phận bán hàng, kinh doanh, phối hợp với đồng nghiệp ở nhiều mảng khác để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng và duy trì mối quan hệ khách hàng. Nhiệm vụ điển hình của một Account Executive bao gồm tìm kiếm và tiếp cận khách hàng mới, tạo và phân phối tài liệu quảng cáo để thu hút khách hàng mới và hỗ trợ các mối quan hệ khách hàng hiện tại.
Các kỹ năng và trình độ mà Account Executive cần có bao gồm:
Các tổ chức phức tạp hoặc các công ty lớn thường coi trọng những Account Executive cấp cao vì họ có thể chủ động hơn trong việc giám sát các mối quan hệ khách hàng một cách hiệu quả. Ở cấp độ cao nhất, Account Executive có thể được giao trách nhiệm giám sát chiến lược bán hàng và đảm bảo lợi nhuận của các tài khoản khách hàng. Vị trí này cũng quản lý các Account Executive ở cấp độ thấp hơn.
Bên cạnh vị trí Account Executive thì nhiều người tìm việc cũng quan tâm đến Customer Service Executive. Đây cũng là việc làm phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng, tuy nhiên không phải ai cũng biết yêu cầu công việc cụ thể là gì? Trong bài viết sau, JOBOKO sẽ cập nhật chi tiết cho bạn đọc về việc làm Customer Service Executive để khi có nhu cầu, bạn cũng có thể dễ dàng ứng tuyển.
MỤC LỤC:
I. Account Executive là làm gì?
II. Lương của Account Executive có cao không?
III. Công việc của Account Executive
IV. Làm thế nào để trở thành Account Executive?
Đọc thêm: Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng chuẩn
Đọc thêm: Cách giúp bạn hoàn thiện kỹ năng đàm phán và thuyết phục