Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường đầy đủ, chi tiết nhất

01/04/2022 17:20
Đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, hành trình tìm việc làm có thể gian nan hơn một chút vì thiếu kinh nghiệm trong môi trường thực tế. Dù vậy, biết cách viết đơn xin việc sinh viên mới ra trường thì ít nhất, bạn cũng có thể tiến gần hơn tới cơ hội phỏng vấn.

Thực tế, khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào thì CV xin việc và hồ sơ xin việc luôn là tài liệu bắt buộc, còn đơn xin việc thì có thể được nhà tuyển dụng yêu cầu rõ ràng hoặc không đề cập tới - lúc này việc quyết định có gửi kèm hay không là tùy vào bạn. Tuy nhiên, với ứng viên chưa có kinh nghiệm thì gửi kèm đơn xin việc sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển. Trường hợp chưa biết cách trình bày thì cách viết đơn xin việc sinh viên mới ra trường chuyên nghiệp được JobOKO chia sẻ sau đây có thể là cứu tinh cho bạn.

MỤC LỤC:
1. Vì sao sinh viên mới ra trường cần gửi đơn xin việc kèm CV?
2. Đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường có gì khác biệt?
3. Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chi tiết nhất
4. Lỗi cần tránh khi viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường
5. Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

cach viet don xin viec cho sinh vien moi ra truong

Hướng dẫn cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

1. Vì sao sinh viên mới ra trường cần gửi đơn xin việc kèm CV?

Đơn xin việc hay còn gọi là thư xin việc, thư ứng tuyển (cover letter) là tài liệu gửi kèm CV xin việc, trong đó trình bày rõ hơn một số thông tin không được đề cập trong CV hoặc có đề cập nhưng chưa được giải thích rõ ràng. Đơn xin việc giúp bạn bày tỏ mong muốn được làm việc trong doanh nghiệp, tổ chứng, đồng thời chứng minh rằng bạn có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cũng như cam kết để hoàn thành công việc.

Một số ứng viên có thể thắc mắc rằng tại sao nhất định phải gửi kèm đơn xin việc, bỏ qua có được hay không, nhất là khi nhà tuyển dụng không ghi rõ yêu cầu này. Tuy nhiên, lời khuyên của JobOKO là bạn nên gửi kèm thư xin việc, đơn xin việc. Những nguyên nhân chính gồm có:

- Bổ sung thông tin cho CV xin việc: Bạn thiếu kinh nghiệm nên CV cũng thường ngắn gọn, không thực sự có nhiều nội dung ấn tượng. Đơn xin việc sẽ giúp bạn giải thích lý do vì sao nhà tuyển dụng nên trao cơ hội cho bạn, vì sao mà ngay cả khi chưa từng đi làm nhưng bạn vẫn tự tin rằng mình có thể làm tốt công việc.

- Đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chứng minh mức độ chuyên nghiệp của bạn: Ngay cả khi nhà tuyển dụng không liệt kê yêu cầu trong tin tuyển dụng và bạn có thể bỏ qua đơn xin việc nhưng hãy nghĩ rằng, nếu chênh lệch của bạn với ứng viên khác nằm ở đơn xin việc thì sao? Một khi bạn nghiêm túc với công việc, với cơ hội thì dành thời gian viết và điều chỉnh đơn xin việc cũng không có gì quá phức tạp.

Đọc thêm: Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

2. Đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường có gì khác biệt?

Đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường là đơn xin việc của các ứng viên mới tốt nghiệp, gần như chưa có kinh nghiệm làm việc. Về cơ bản thì đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường có cấu trúc, bố cục các phần không khác biệt so với đơn xin việc thông thường. Tuy nhiên, vì ứng viên chưa có kinh nghiệm nên sẽ buộc phải điều chỉnh nội dung sao cho trung thực nhưng vẫn nhấn vào điểm mạnh, không làm lộ ra điểm yếu của bạn.

3. Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chi tiết nhất

3.1. Chọn mẫu đơn xin việc phù hợp với sinh viên mới ra trường

Hình thức của đơn xin việc quan trọng, vì trong nhiều trường hợp, nó sẽ quyết định việc nhà tuyển dụng có mở, đọc kỹ nội dung bạn trình bày hay không. Đây cũng là vấn đề khó với ứng viên fresher, do đôi khi "khéo quá hóa vụng". Bạn có thể vô tình khiến cho hình thức đơn xin việc thiếu tính thẩm mỹ, quá sơ sài, hoặc làm quá, khiến cover letter lòe loẹt và khó theo dõi.

Sử dụng các mẫu đơn xin việc được thiết kế chuyên nghiệp trên những nền tảng tuyển dụng việc làm như JobOKO là một lựa chọn tối ưu. Có rất nhiều mẫu thư xin việc, cover letter cho bạn lựa chọn, thỏa sức tùy chỉnh nội dung với các hướng dẫn chi tiết theo ngành nghề, vị trí ứng tuyển trong khi vẫn đảm bảo bố cục gọn gàng, màu sắc tươi sáng, hài hòa.

cach viet don xin viec cho sinh vien moi ra truong 8

Viết các phần trong đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường như thế nào?

3.2. Cách viết các phần trong đơn xin việc

Để viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường, bạn cần xác định được phần thông tin quan trọng nhất (dù phần nào cũng là không thể thiếu). Cụ thể, phần trình bày về lý do bạn ứng tuyển và giải thích vì sao bạn là ứng viên phù hợp nhất sẽ là phần chính, cần được đầu tư thời gian và cân nhắc sao cho không quá dài mà lại hợp lý và ấn tượng.

- Phần mở đầu:

+ Họ và tên ứng viên, vị trí ứng tuyển ở đầu tiên của đơn xin việc.

+ Thông tin của người gửi (ứng viên): Số điện thoại, địa chỉ, email - căn lề phải.

+ Thông tin của người nhận (nhà tuyển dụng): Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email - căn lề trái (nếu mẫu cover letter bạn chọn không có phần thông tin người nhận/ nhà tuyển dụng thì hãy bỏ qua nhé).

Ngoài ra, nếu sử dụng các mẫu đơn xin việc có sẵn thì bạn có thể không cần quan tâm đến định dạng, căn lề vì đã có form sẵn rồi chỉ việc điền nội dung.

+ Lời chào đến nhà tuyển dụng: Kính gửi [tên nhà tuyển dụng kèm chức vụ]. Trường hợp bạn không biết rõ mình đang liên hệ với ai, đừng viết chung chung hoặc lẫn tiếng Anh như "Dear Sir/ Madam", thay vào đó hãy đề cập tới bộ phận tuyển dụng của công ty hoặc tên công ty, chẳng hạn "Kính gửi Trưởng phòng Kinh doanh Công ty [tên công ty]".

- Phần nội dung chính của đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Nội dung chính trong bất kỳ đơn xin việc nào cũng sẽ cần đến các thông tin như sau:

+ Bạn biết đến thông tin tuyển dụng ở đâu, qua kênh nào?

+ Vì sao bạn ứng tuyển (giải thích nguyên nhân, ví dụ như bạn thấy mình phù hợp và chứng minh bằng kinh nghiệm, bằng cấp).

+ Đừng quên đề cập rằng bạn đã đọc kỹ mô tả công việc, tìm hiểu về công ty và cảm thấy môi trường cũng như các cơ hội sẽ giúp bạn thể hiện được năng lực và cống hiến cho công ty.

+ Khẳng định sự quyết tâm, kỳ vọng được làm việc tại công ty.

Với các đơn xin việc, thư xin việc của ứng viên có kinh nghiệm thì khi nói đến thành tích, nhất định phải thêm vào số liệu chẳng hạn như: "Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong vai trò nhân viên chăm sóc khách hàng, tôi đã xử lý trung bình hơn 100 cuộc gọi mỗi ngày từ khách hàng, có sự kiên nhẫn, kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả".

Tuy nhiên, cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường thì hơi khác vì chắc chắn là bạn chẳng có bao nhiêu kinh nghiệm, thậm chí là chưa từng đi làm. Lúc này, thành tích công việc có thể thay bằng bằng cấp, trình độ, điểm số hoặc trải nghiệm thực tập. Ví dụ: "Trong 4 năm trên giảng đường đại học, tôi giữ chức vụ lớp trưởng, phó chủ tịch Hội sinh viên trường, tham gia và tổ chức các sự kiện như [liệt kê 1 - 3 sự kiện]. Cũng nhờ các hoạt động ngoại khóa mà tôi có kỹ năng giao tiếp, tổ chức sự kiện và lập kế hoạch xuất sắc. Tôi tin rằng những kỹ năng đó có thể hữu ích cho công việc nhân viên tổ chức sự kiện".

Lưu ý: Khi đề cập đến mục tiêu, nhất định phải gắn mục tiêu cá nhân của bạn với công ty. Bạn không nên chỉ nói rằng mình muốn nhận việc vì công ty nổi tiếng có môi trường tốt hoặc lương cao, hãy khẳng định rằng bạn mong muốn được làm việc trong môi trường tích cực và vừa học hỏi, vừa đóng góp thực tiễn qua sức sáng tạo, sức trẻ và khả năng tiếp thu, thích nghi nhanh chóng của mình.

- Kết thúc đơn xin việc

Để kết thúc đơn xin việc, bạn đừng quên bày tỏ nguyện vọng mong nhận được phản hồi sớm và có cơ hội tham gia phỏng vấn. Ngoài ra, đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường cũng cần có lời chào kèm theo ký tên.

Ví dụ:

Trân trọng,

Nguyễn Văn A.

Đọc thêm: Mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, nên đưa gì vào CV?

4. Lỗi cần tránh khi viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Với phần hướng dẫn cách viên đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chi tiết và đầy đủ ở trên, chắc hẳn bạn đã hình dung được từng bước và cách hoàn thành từng nội dung rồi đúng không nào. Không chỉ vậy, đừng quên tránh các lỗi cơ bản nhưng khá nghiêm trọng sau đây để đơn xin việc thêm hoàn hảo nhé:

- Đơn xin việc quá dài: Nguyên tắc là đơn xin việc không nên dài quá 1 trang, khi bạn viết quá dài thì có nghĩa là bạn chưa thực sự hiểu rõ yêu cầu.

- Các phần trong đơn xin việc lẫn lộn, không rõ ràng và thiếu logic: Đây là lỗi lớn có thể khiến bạn bị loại từ vòng duyệt hồ sơ.

- Đơn xin việc có lỗi chính tả, lỗi diễn đạt: Viết sai hoặc đọc khó hiểu sẽ là một điểm trừ đáng kể.

- Phần nội dung chính viết thành những đoạn văn quá dài: Tổng thể đơn xin việc của bạn sẽ thành dài dòng, kể lể và khó đọc, khó theo dõi.

cach viet don xin viec cho sinh vien moi ra truong 9

Lý do sinh viên mới ra trường nên viết đơn xin việc kèm theo CV

5. Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Nếu như trước đây, tự viết tay hoặc tạo đơn xin việc bằng file Word có thể gây khó khăn cho cả những ứng viên dày dặn kinh nghiệm. May thay, hiện tại các mẫu đơn xin việc có sẵn được thiết kế rất chuyên nghiệp sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng. Tất cả những gì bạn cần làm là tải mẫu về máy, sau đó điền thông tin theo đúng hướng dẫn.

Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường không khác nhiều so với mẫu đơn xin việc cho ứng viên đã có kinh nghiệm. Bạn có thể sử dụng mẫu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh tùy vị trí ứng tuyển. Tham khảo một số mẫu sau:

5.1. Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường đơn giản

cach viet don xin viec cho sinh vien moi ra truong 2

5.2. Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chuyên nghiệp

cach viet don xin viec cho sinh vien moi ra truong 3

5.3. Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường bằng tiếng Anh

cach viet don xin viec cho sinh vien moi ra truong 4

5.4. Một số mẫu đơn xin việc khác

Mẫu 1:

cach viet don xin viec cho sinh vien moi ra truong 5
Mẫu 2:

cach viet don xin viec cho sinh vien moi ra truong 6
Mẫu 3:

cach viet don xin viec cho sinh vien moi ra truong 7

Với phần hướng dẫn cách viên đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chi tiết và đầy đủ ở trên, chắc hẳn bạn đã hình dung được từng bước và cách hoàn thành từng nội dung rồi đúng không nào. Không chỉ vậy, đừng quên tránh các lỗi cơ bản nhưng khá nghiêm trọng sau đây để đơn xin việc thêm hoàn hảo nhé:

  • Đơn xin việc quá dài: Nguyên tắc là đơn xin việc không nên dài quá 1 trang, khi bạn viết quá dài thì có nghĩa là bạn chưa thực sự hiểu rõ yêu cầu.
  • Các phần trong đơn xin việc lẫn lộn, không rõ ràng và thiếu logic: Đây là lỗi lớn có thể khiến bạn bị loại từ vòng duyệt hồ sơ.
  • Đơn xin việc có lỗi chính tả, lỗi diễn đạt: Viết sai hoặc đọc khó hiểu sẽ là một điểm trừ đáng kể.
  • Phần nội dung chính viết thành những đoạn văn quá dài: Tổng thể đơn xin việc của bạn sẽ thành dài dòng, kể lể và khó đọc, khó theo dõi.

Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường không quá khác biệt với đơn xin việc, thư ứng tuyển thông thường nhưng vẫn cần bạn điều chỉnh cho phù hợp với bản thân, kinh nghiệm và vai trò ứng tuyển. Mong rằng hướng dẫn của JobOKO sẽ hữu ích với bạn.


Bình luận

Bài viết mới

Thay vì tự mình cố gắng hoàn thành, điều chỉnh thư xin việc để ứng tuyển các vị trí khác nhau mà không chắc chắn sẽ có cover letter chất lượng tốt nhất, ngày nay, đa số ứng viên chọn dùng các mẫu thư xin việc, cover letter chuẩn, đẹp, chuyên nghiệp.
Có lẽ, bất cứ sinh viên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng nào cũng từng ít nhất một lần mong được đi thực tập, đi làm ở Big4. Tìm hiểu các kinh nghiệm ứng tuyển thực tập ở top 4 công ty kiểm toán mạnh nhất chưa bao giờ là muộn nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu.
Dù tuyển dụng bất cứ vị trí nào thì nhà tuyển dụng cũng sẽ yêu cầu ứng viên có kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, chính xác thì các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho các ngành là gì và nên được thể hiện thế nào trong CV ứng tuyển?
Cần nhiều yếu tố để chúng ta đạt được thành công trong công việc, cuộc sống, và việc xác định lộ trình sự nghiệp là một trong số đó. Không phải lý thuyết suông, con đường sự nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng, nỗ lực và thành công.
Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.
JobOKO
19/01/2022 13:30
Ngành kỹ thuật có đặc điểm rất khác so với khối ngành văn phòng, kinh doanh, giáo dục, đặc biệt là ở vị trí như kỹ thuật viên. Viết mục tiêu nghề nghiệp của kỹ thuật viên trong CV thế nào thì hợp lý và ấn tượng? Cùng tìm hiểu với JobOKO nhé.
JobOKO
08/05/2022 08:30
Những bạn sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc mới ra trường thường gặp phải khó khăn đầu đời là tạo CV xin việc để ứng tuyển. Với những tips viết CV xin việc cho fresher đơn giản, theo quy trình sau đây, bạn hoàn toàn có thể "hô biến" cho mình CV chuyên nghiệp, xin việc hiệu quả.
JobOKO
23/11/2020 06:30
Viết CV xin việc nhân viên hành chính có thể không khó nhưng để viết đúng chuẩn, viết hay và thuyết phục, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng thì không phải ai cũng biết cách. Trên thực tế, chỉ bằng việc tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một bản CV chinh phục cả nhà tuyển dụng khó tính nhất.
JobOKO
19/11/2020 06:30
CV của mỗi vai trò trong lĩnh vực khác nhau cũng sẽ không giống nhau, đặc biệt là trong những ngành nghề yêu cầu cao về sự độc đáo, tính sáng tạo như tiếp thị. Để thể hiện được những ưu điểm, những thế mạnh giúp bạn cạnh tranh với các ứng viên khác, hãy điều chỉnh CV xin việc nhân viên tiếp thị của bạn thật hiệu quả nhé.
JobOKO
29/11/2020 06:30
Trở thành nhân viên telesales có thể là một lựa chọn lý tưởng cho những ai thích kinh doanh, bán hàng và tư vấn nhưng ngại giao tiếp trực tiếp. Vì đặc điểm nghề nghiệp, khi viết CV xin việc nhân viên telesales, bạn sẽ phải biết cách điều chỉnh thông tin để phù hợp nhất và chinh phục nhà tuyển dụng.
JobOKO
30/10/2020 14:30
Nhân viên dự án là một vị trí mà nếu chỉ nghe tên thì không phải ai cũng hiểu công việc là gì, yêu cầu ra sao. Trên thực tế, đây là một vai trò thú vị, nhiều cơ hội thăng tiến. Hiểu đúng về công việc, bạn cũng sẽ biết cách điều chỉnh CV xin việc nhân viên dự án thật ấn tượng và thuyết phục.
JobOKO
19/11/2020 07:30
Nhân viên an ninh có thể làm việc trong các tòa nhà, bệnh viện và nhiều cơ sở khác để đảm bảo an ninh, an toàn cho người và tài sản. Xin việc nhân viên an ninh sẽ không khó nếu bạn đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng và biết cách viết CV xin việc thật đầy đủ, ấn tượng. CV xin việc nhân viên an ninh có thể không cần hoa mỹ, dài dòng nhưng nhất định phải đáp ứng được tiêu chí đầy đủ, rõ ràng và chính xác.
JobOKO
20/11/2020 07:30
Dịch vụ vận chuyển, giao hàng phát triển tạo ra vô số cơ hội việc làm cho người lao động, trong đó những vị trí như nhân viên giao hàng là phổ biến nhất và có thể nói là dễ ứng tuyển nhất. Dù vậy, liệu bạn đã chắc chắn rằng mình biết cách viết CV xin việc nhân viên giao hàng?
JobOKO
24/08/2021 12:30
Muốn ứng tuyển nhân viên văn phòng thành công thì ngoài trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm, tạo CV xin việc sao cho ấn tượng là điều cần thiết. Mặc dù viết CV xin việc nghe có vẻ đơn giản nhưng làm sao để "chinh phục" được nhà tuyển dụng lựa chọn lại không phải là điều dễ dàng.
JobOKO
14/11/2020 06:30
Ứng tuyển nhân viên kho sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn chuẩn bị cho mình một bản CV xin việc nhân viên kho ấn tượng với các đầy đủ các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, đủ để giúp bạn "sống sót" qua vòng sàng lọc CV và gia tăng cơ hội trở thành nhân viên chính thức.
Giải thưởng của chúng tôi: