Câu hỏi phỏng vấn cho Nhân viên kinh doanh

11/01/2023 21:22
Muốn có được vị trí nhân viên kinh doanh tại một công ty, doanh nghiệp thì bạn phải đánh bại rất nhiều đối thủ tiềm năng khác. Vì vậy, hãy trau dồi cho mình kỹ năng phỏng vấn thật tốt bằng việc tham khảo top câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh và gợi ý trả lời để tăng thêm sự tự tin và "ghi điểm" trước nhà tuyển dụng.
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh cần thiết với cả ứng viên và nhà tuyển dụng bởi giúp buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp. Đối với ứng viên, khi nắm được những câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường đặt ra sẽ giúp bạn tự tin bởi đã chuẩn bị sẵn tâm lý và biết cách trả lời ra sao. Còn về phía nhà tuyển dụng, việc biết được các câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp tiết kiệm thời gian nghiên cứu, đồng thời dễ dàng lựa chọn được nhân sự chất lượng tốt, phù hợp theo yêu cầu.

Những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên kinh doanh thường được nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên

I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh hay nhất và gợi ý trả lời​

1. Làm thế nào để theo kịp thị trường đích?

Cho dù việc nghiên cứu thị trường đích là công việc cuối cùng nhưng thử thách ứng viên bằng câu hỏi này có thể chứng tỏ năng lực và kiến thức từ khả năng cập nhật tin tức từ các ấn bản truyền thông (sách báo, tạp chí, TV,...) và các blogs. Hãy đào sâu và hỏi các thông tin họ thu được từ các ấn bản truyền thông và blogs.
Gợi ý trả lời: "Là một nhân viên kinh doanh, tôi hiểu rằng thị trường biến đổi không ngừng, ai có thể theo kịp, thậm chí là đón đầu các xu thế, nhạy bén dự đoán được nhu cầu của khách hàng thì sẽ đạt được thành công và tiếp tục cạnh tranh. Với tôi, để theo kịp thị trường đích thì có một số biện pháp như quan tâm đến tin tức, tận dụng mạng lưới quan hệ và các kết nối trong ngành, đồng thời biết lắng nghe. Lắng nghe ở đây là ý kiến của khách hàng, các phản hồi của họ, thường xuyên dành thêm thời gian để khảo sát".

2. Ở công việc trước, bạn dành bao nhiêu thời gian xây đắp mối quan hệ với khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới? Tại sao?

Một số doanh nghiệp và các vị trí nhất định yêu cầu những ứng viên có khả năng duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại và không ngừng tìm kiếm những khách hàng tiềm năng bởi cả hai quá trình này đều góp phần gia tăng doanh số và lan rộng tên tuổi và danh tiếng của doanh nghiệp.
Gợi ý trả lời: "Công việc hàng ngày của một nhân viên kinh doanh xoay quanh các nhiệm vụ như tiếp cận khách hàng tiềm năng để thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ và duy trì quan hệ tích cực với khách hàng hiện có. Tôi sẽ căn cứ vào tình hình thực tế trong mỗi giai đoạn khác nhau. Khi mới vào công ty thì tôi dành tất cả thời gian để tìm kiếm khách hàng mới nhằm tăng doanh số, sau khoảng 3 - 6 tháng thì tôi sẽ dần chú trọng hơn đến việc chăm sóc khách hàng cũ. Nhìn chung, với tôi thì mục tiêu mở rộng database khách hàng vẫn sẽ được chú ý hơn, chiếm thời gian hơn".

3. Mạng xã hội đóng vai trò như thế nào trong quá trình bán hàng?

Không thể phủ nhận rằng mạng xã hội đang đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành nghề. Nếu ứng viên chưa từng sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu các viễn cảnh như tìm kiếm khách hàng tiềm năng hay thị trường có lợi cho sản phẩm,... thì hãy chắc chắn rằng ứng viên muốn học hỏi kỹ năng sử dụng mạng xã hội để tiếp cận thị trường và tăng doanh số trong tương lai.
Gợi ý trả lời: "Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một kênh tiếp thị và phân phối lớn, cho phép chúng ta tiếp cận với lượng lớn đối tượng khách hàng được nhắm mục tiêu từ trước. Hiểu được tầm quan trọng của mạng xã hội, điển hình và phổ biến nhất là Facebook và Instagram, tôi đã tìm hiểu và khá thành thạo các phương pháp bán hàng trên đó cũng như có kinh nghiệm chạy quảng cáo để bán sản phẩm, dịch vụ".

Để trở thành nhân viên kinh doanh chúng ta cần vượt qua các câu hỏi phỏng vấn

4. Bạn nghĩ công ty của chúng tôi có thể phát triển tốt hơn không?/Bạn nghĩ công ty của chúng tôi mang lại giá trị gì cho khách hàng?

Câu hỏi này nhằm 2 mục đích. Trước hết, câu hỏi này để xem các ứng viên đã nghiên cứu như thế nào về công ty trước khi tham gia phỏng vấn. Thứ hai, câu hỏi này sẽ minh chứng tư duy sáng tạo và khả năng kinh doanh của ứng viên.
Gợi ý trả lời: "Từ khi còn là sinh viên tôi đã biết đến các sản phẩm của công ty và thấy nhiều người xung quanh sử dụng, đánh giá rất tốt. Sau này, tôi có dùng thử và thấy rất hài lòng nên đã trở thành khách hàng lẻ trung thành của thương hiệu này. Tôi nghĩ rằng, mặc dù hiện nay cạnh tranh trong cùng lĩnh vực đã gay gắt hơn rất nhiều nhưng với những giá trị tích cực mà công ty mang lại cho khách hàng - từ chất lượng đến ưu thế giá cả, tôi tin công ty sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn trước".

5. Bạn tự học được điều gì gần đây?

Câu hỏi này chứng tỏ doanh nghiệp cầu thị những ứng viên kinh doanh luôn khao khát học hỏi những kỹ năng mới. Hãy lắng nghe kỹ những trải nghiệm của họ và hỏi xem họ học hỏi điều đó từ nguồn nào.
Gợi ý trả lời: "Tôi luôn cho rằng tiếp thị và kinh doanh có mối quan hệ không thể tách rời nhưng trước đây vì công việc bận rộn nên chưa có nhiều cơ hội tìm hiểu. Những ngày vừa qua, tôi đã đọc sách về marketing và học thêm về cách tiếp thị trên mạng xã hội để bán hàng hiệu quả hơn".

6. Mô tả khoảng thời gian bạn giải quyết với khách hàng khó khăn và cách bạn xử lý tình huống để lật ngược tình thế?

Câu trả lời sẽ cho thấy kỹ năng giải quyết vấn đề từ cách họ tiếp cận khách hàng và liệu rằng họ có sẵn sàng dẹp bỏ lòng tự trọng cá nhân để đóng góp cho lợi ích của doanh nghiệp hay không. Hãy lắng nghe thật kỹ cách họ giải quyết vấn đề và kết quả từ những nỗ lực của họ.
Gợi ý trả lời: "Khi làm kinh doanh, bán hàng thì mỗi ngày sẽ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với rất nhiều người, mỗi người đều có quan điểm và cách phản ứng khác nhau. Với kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh 3 năm qua, tôi khá quen với những tình huống phát sinh và khi có vấn đề thì tôi luôn giữ bình tĩnh để giải quyết.
Khoảng 2 tháng trước tôi từng gặp 1 khách hàng rất khó tính, họ dùng sản phẩm của công ty và sau đó cảm thấy không hài lòng nên đã gọi cho người bán là tôi để phàn nàn và nói rằng tôi là kẻ lừa đảo. Tôi kiên nhẫn nghe họ nói hết, sau đó nhẹ nhàng hỏi về vấn đề thực tế và cuối cùng nhận ra là do khách sử dụng sai cách. Cuối cùng họ đã xin lỗi và quyết định mua thêm hàng để gửi tặng người thân".

Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh chi tiết

II. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khác​

1. Bạn phân biệt giữa chu trình sales ngắn và chu trình sales dài như thế nào?

2. Khi nào bạn ngừng theo đuổi một khách hàng?

3. Làm cách nào bạn có thể luôn nở nụ cười rạng rỡ trong những ngày tồi tệ?

4. Bạn đã từng từ chối một khách hàng chưa? Nếu có thì tại sao?

5. Bạn đã từng gặp rủi ro chưa? Làm thế nào để vượt qua những rủi ro đó?

6. Bạn đã từng hỏi khách hàng tiềm năng từ chối mua sản phẩm của bạn rằng tại sao bạn thất bại trong việc thuyết phục họ chưa? Bạn học được bài học gì từ câu trả lời của họ?

7. Bạn vượt mức kì vọng trong vị trí này như thế nào?

8. Nếu tương lai bạn xây dựng một công ty thì nó sẽ như thế nào?

9. Cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng là gì?

10. Hãy giải trình chi tiết từ đầu đến cuối một chu trình bán hàng?

11. Hãy mô tả một tình huống bạn gặp khó khăn khi xử lý rủi ro với khách hàng qua điện thoại? Làm thế nào bạn có thể duy trì thỏa thuận?

12. Điều gì tồi tệ hơn: không đạt KPI hàng tháng hay khách hàng không hài lòng?

13. Phần nào trong chu trình bán hàng bạn ít yêu thích nhất?

14. Động lực của bạn là gì?

15. Mục tiêu nghề nghiệp cuối cùng của bạn là gì?

16. Điều gì khiến bạn đạt được doanh số?

17. Bạn hiểu việc hợp tác trong nhóm sales là như thế nào?

18. Đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng đến là ai? Tại sao?

18. Quan điểm của bạn về vai trò của việc học hỏi trong bán hàng?

20. 3 tính từ mà cựu khách hàng mô tả về bạn là gì?

21. Hãy mô tả văn hóa của công ty bạn làm việc trước đây?

22. Theo bạn, một giám đốc kinh doanh lý tưởng sẽ như thế nào?

23. Theo bạn, một nhân viên kinh doanh cần sở hữu những phẩm chất nào?

III. Lưu ý khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực thường có yêu cầu đầu vào không quá cao nhưng công việc lại cạnh tranh và khá áp lực, tỷ lệ đào thải cũng cao. Do đó, trong cuộc phỏng vấn, cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều mong muốn tìm được người phù hợp và môi trường lý tưởng cho mình. Ứng viên nên quan tâm đến các nội dung như:
  • Danh sách khách hàng tiềm năng của công ty là có sẵn hay tự khai thác?
  • Mức hoa hồng như thế nào?
  • Các cơ hội đào tạo và thăng tiến.
Nhân viên kinh doanh cần lưu ý gì khi phỏng vấn xin việc?
Một ứng viên tham vọng và có năng lực thực hiện tham vọng đó sẽ rất thích hợp làm nhân viên kinh doanh nên bạn không cần cảm thấy ngại khi hỏi các vấn đề kể trên. Về phần mình, nhà tuyển dụng nên chú ý tìm kiếm ứng viên tự tin, giỏi giao tiếp, có kỹ năng thuyết trình và thuyết phục, tốt nhất là đã có một mạng lưới quan hệ của riêng mình.
Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh đề cập những nội dung mà nhà tuyển dụng thường dùng để thăm dò, đánh giá năng lực và định hướng của ứng viên. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh và sử dụng tùy vào lĩnh vực cụ thể, trong khi mỗi ứng viên cho vị trí này cần có sự chuẩn bị sẵn sàng nhất để đưa ra đáp án thuyết phục và dành được cơ hội công việc.
Ngoài chuẩn bị kiến thức và kỹ năng để được đánh giá tốt về kỹ năng phỏng vấn, ứng viên cần trang bị cho mình một bản CV xin việc chuyên nghiệp, cuốn hút. Trong cả quá trình tìm việc làm, bước tạo CV cũng đóng vai trò quan trọng bởi nó quyết định đến việc nhà tuyển dụng có hẹn phỏng vấn với bạn hay không. Nếu điều này không xảy ra thì cơ hội có được việc làm của bạn sẽ bị tuột mất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi với cách viết CV xin việc nhân viên kinh doanh JOBOKO.com giới thiệu, bạn sẽ có được hồ sơ xin việc ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Còn nếu bạn muốn trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, kiếm thật nhiều tiền thì đừng lo JOBOKO.com sẽ gửi đến các bạn bộ bí kíp chìa khóa thành công cho nhân viên kinh doanh. Đừng bao giờ bỏ cuộc bởi vì thành công sẽ không bao giờ đến với kẻ lười biếng. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống của mình theo đúng ý muốn khi có định hướng rõ ràng và kiên trì theo đuổi nó.

MỤC LỤC:
I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh hay nhất và gợi ý trả lời​
II. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khác​
III. Lưu ý khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Đọc thêm: Kỹ năng cần có của Nhân viên kinh doanh

Đọc thêm: Phân biệt nhân viên phát triển kinh doanh và nhân viên kinh doanh

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888