1. Tại sao bạn muốn làm công việc chuyên viên kinh doanh?
Không có đáp án đúng sai cho câu hỏi này. Có nhiều lý do để một người lựa chọn một nghề nghiệp, thế nhưng, với nhà tuyển dụng thì nếu bạn ứng tuyển chuyên viên kinh doanh, nghĩa là bạn yêu thích công việc và có năng lực để cạnh tranh. Dù cho đáp án của bạn là gì, bạn cũng sẽ phải tập trung vào làm nổi bật được niềm đam mê với công việc, nhấn mạnh rằng mình có các kỹ năng cũng như kinh nghiệm phù hợp và muốn gắn bó lâu dài.
Gợi ý trả lời: "Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã khá hứng thú với các công việc liên quan tới kinh doanh, bán hàng và sớm bắt đầu với các vai trò CTV bán hàng online, telesales. Sau khi ra trường, tất cả các công việc tôi đã làm đều liên quan tới kinh doanh. Tôi cho rằng, đảm nhiệm vai trò chuyên viên kinh doanh tại một công ty có quy mô như công ty mình sẽ là cơ hội tuyệt vời để tôi thể hiện năng lực của mình, đồng thời phát triển hơn nữa các kỹ năng giao tiếp, tư vấn bán hàng, thuyết phục, đàm phán, chốt sales và chăm sóc khách hàng".
2. Bạn học được gì từ những sai lầm khi làm công việc chuyên viên kinh doanh?
Trong công việc và trong cuộc sống, không ai có thể tự tin rằng mình sẽ không bao giờ phạm phải sai lầm - nhất là với những vị trí áp lực, yêu cầu thường xuyên tiếp xúc với khách hàng như chuyên viên kinh doanh. Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này vì họ muốn biết bạn đã đối phó với hậu quả của sai lầm đó như thế nào, làm gì để khắc phục và đúc rút ra bài học kinh nghiệm gì. Hiểu được như vậy, bạn có thể căn cứ vào trải nghiệm của bản thân để chia sẻ, và nhớ là không nên đổ lỗi cho bất kỳ ai.
Gợi ý trả lời: "Khi mới bắt đầu với vai trò chuyên viên kinh doanh, tôi đã phạm phải một sai lầm khá nghiêm trọng, đó là không giữ được bình tĩnh khi khách hàng nổi nóng. Tôi không to tiếng lại với họ nhưng cũng không cố gắng giúp họ hiểu đúng về dịch vụ, nói cách khác, tôi đã từ bỏ thuyết phục khách hàng đó. Cho đến bây giờ, sai lầm đó vẫn là bài học mà tôi luôn ghi nhớ, để tôi hiểu được rằng muốn thành công trong kinh doanh thì sự kiên nhẫn, nỗ lực, biết lắng nghe có ý nghĩa như thế nào. Tôi đã luôn luôn cư xử lịch sự, tử tế nhất với khách hàng và không dễ dàng từ bỏ cơ hội kinh doanh, bán hàng".
3. Bạn thấy thách thức khi làm chuyên viên kinh doanh là gì?
Thay vì thực sự muốn nghe bạn "kể lể" về những khó khăn trong công việc, đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem cách bạn nhìn nhận, đánh giá về công việc, nghề nghiệp của mình có chính xác không, và có sẵn sàng đương đầu với khó khăn hay không. Khi trả lời, bạn hãy làm sao cho thấy được sự tự tin, quyết tâm của mình nhé.
Gợi ý trả lời: "Tôi hiểu rằng mỗi công việc đều có khó khăn, thách thức riêng. Với tôi thì khi làm chuyên viên kinh doanh, tôi cảm thấy vấn đề lớn nhất là khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Công việc bận rộn, mà tôi thì lại có tính cách tham công tiếc việc, cầu toàn nên thường sa vào các nhiệm vụ mà quên mất dành thời gian cho riêng mình. Điều này có thể có lợi cho thành tích nhưng về lâu dài sẽ phần nào ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, tôi đã cố gắng hơn trong việc thường xuyên rèn luyện, tập thể dục thể thao để đạt được trạng thái tốt nhất".
4. Theo bạn, trong số các nhiệm vụ của chuyên viên kinh doanh thì đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất, vì sao?
Khi gửi CV xin việc chuyên viên kinh doanh, dù có kinh nghiệm hay chưa thì chắc chắn bạn cũng phải chủ động tìm hiểu về các nhiệm vụ. Một cách khôn ngoan là đọc các bài viết để hiểu chuyên viên kinh doanh là làm gì, đọc kỹ mô tả công việc. Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này để "kiểm tra" xem bạn có hiểu đúng bản chất của kinh doanh, bán hàng hay không, từ đó đánh giá chính xác hơn về tiềm năng của bạn.
Gợi ý trả lời: "Chuyên viên kinh doanh phải học để hiểu về sản phẩm, dịch vụ, chuẩn bị các tài liệu giới thiệu về sản phẩm đó, đồng thời có kỹ năng giao tiếp để tư vấn, giới thiệu, thuyết phục khách hàng và cuối cùng là chốt đơn hàng. Trong hầu hết các trường hợp, chuyên viên kinh doanh cũng sẽ tham gia vào thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, điều tra thị trường và hỗ trợ tiếp thị. Theo tôi, nhiệm vụ nào cũng quan trọng nhưng nếu phải lựa chọn thì tôi nghĩ là khâu chốt đơn là quan trọng nhất. Tất cả các nỗ lực sẽ trở nên vô nghĩa nếu cuối cùng không bán được hàng hóa, dịch vụ hay dự án. Mục tiêu hàng đầu của kinh doanh vẫn là bán được hàng và có doanh thu, lợi nhuận".
Ngày nay, hầu như vị trí việc làm nào liên quan tới kinh doanh, bán hàng cũng đều sẽ áp doanh số. Mức KPI thường không phải là thấp và đòi hỏi chuyên viên kinh doanh phải nỗ lực rất nhiều. Đối với câu hỏi này, gần như là một câu hỏi tình huống, nhà tuyển dụng muốn ứng viên tư duy từ kinh nghiệm thực tế và có giải pháp thực sự (chứ không phải nói chung chung là tôi sẽ cố gắng). Bạn có thể kết hợp kể một câu chuyện ngắn trong quá khứ về cách vượt qua áp lực và đạt được chỉ tiêu doanh số vào những ngày cuối cùng.
Gợi ý trả lời: "Chuyên viên kinh doanh nào cũng có tham vọng là bán được càng nhiều càng tốt vì như vậy, vừa có lợi cho thu nhập của bản thân lại vừa đóng góp được nhiều hơn nữa cho công ty. Tôi cũng vậy. Tuy nhiên, có lẽ ai đã từng làm ở vị trí này đều hiểu rằng không tránh khỏi đôi lần không đủ doanh số, tệ nhất là chỉ còn 1, 2 ngày nữa là đến ngày chốt KPI nhưng vẫn không đủ. Lúc này, sự sáng tạo, linh hoạt và kiên định với mục tiêu, không từ bỏ sẽ giúp tôi vượt qua.
Trong quá khứ, khi kinh doanh sản phẩm phần mềm, chúng tôi đa số dựa vào database khách hàng do công ty cung cấp. Thế nhưng khi quá áp lực, tôi đã dùng hết mọi kênh tiếp cận khách hàng của mình, không chỉ qua các hội, nhóm, diễn đàn mà còn dùng đến mối quan hệ với bạn bè, người thân quen. Tôi muốn chủ động và cố hết sức mình, không từ bỏ cho đến giây phút cuối cùng. Thực tế thì tôi vẫn thiếu khoảng 5% KPI mục tiêu nhưng tôi cũng đã học được bài học ý nghĩa".
Nhắc đến kinh doanh, nhiều người liên tưởng ngay rằng đây là công việc vô cùng áp lực bởi tính lợi nhuận, mức lương theo doanh số. Vì vậy, nhân viên kinh doanh luôn tìm hiểu và cân nhắc kỹ càng trước khi ứng tuyển. Họ đều biết, dù làm việc gì thì cũng không tránh khỏi những rủi ro, căng thẳng và trở ngại. Chính vì điều này, những người theo đuổi kinh doanh sẽ tìm cách giải quyết, khắc phục thay vì trốn tránh. Với những bí quyết mà JOBOKO.com giới thiệu, hy vọng dân kinh doanh sẽ biết làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi mang tên áp lực giúp vươn tới thành công nhanh chóng. MỤC LỤC:
I. Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên kinh doanh phổ biến nhất
II. Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên kinh doanh hay nhất và cách trả lời
Đọc thêm: Phẩm chất, kỹ năng của một Chuyên viên kinh doanh xuất sắc
Đọc thêm: Có nên xin việc Chuyên viên kinh doanh không? làm gì để ra quyết định?