​Câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non

08/05/2021 20:32
Xin việc giáo viên mầm non sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu như ứng viên vừa có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, khéo léo và kiên nhẫn lại vừa hiểu về quy trình tuyển dụng, tìm việc làm. Sự chuẩn bị sẵn sàng nhất, bao gồm viết CV đúng chuẩn và luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non đều sẽ giúp bạn đến gần hơn với cơ hội nghề nghiệp của mình.
Không khó để vượt qua vòng phỏng vấn giáo viên mầm non bởi bạn chỉ cần chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng mềm cơ bản. Tuy nhiên, nếu nắm được trước những câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non phổ biến thì sẽ có lợi hơn rất nhiều cho bạn trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

MỤC LỤC:
I. Câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non hay nhất và gợi ý trả lời​
II. Một số câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non thường gặp
III. Lưu ý khi phỏng vấn giáo viên mầm non

cau hoi phong van giao vien mam non
Những câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non phổ biến mà nhà tuyển dụng hay dùng

I. Câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non hay nhất và gợi ý trả lời

1. Tại sao bạn muốn trở thành giáo viên mầm non?

Việc làm Giáo viên mầm non là công việc đòi hỏi phải có động lực và sự cống hiến. Trong câu trả lời của mình bạn nên nói:

  • Niềm đam mê với việc khích lệ và giúp đỡ trẻ nhỏ đạt được mục tiêu của chúng.
  • Niềm vui khi được trẻ em bao quanh.
  • Cảm giác mãnh liệt khi đứa trẻ mà bạn dày công sức dạy dỗ đạt được thành công.
  • Mong muốn đáp ứng và đồng cảm với những khó khăn, thử thách mà trẻ gặp phải.
Gợi ý trả lời: "Có thể các thầy/cô đã nghe rất nhiều về những lý do như 'muốn trở thành giáo viên mầm non vì thích trẻ con' nhưng với tôi thì nguyên nhân lại sâu xa hơn thế. Khi còn nhỏ, nhà tôi chỉ có 2 chị em, tuy nhiên, nhà hàng xóm và họ hàng xung quanh thì lại có rất nhiều đứa nhỏ chạc tuổi em tôi. Tôi là đứa nhóc lớn nhất nên thường chịu trách nhiệm trông em giúp ba mẹ, kiêm luôn chức bảo mẫu cả với các bạn của em gái.
Sau này trưởng thành, tính cách tôi tương đối hướng nội và đặc biệt thích chăm sóc người khác, đặc biệt là chơi với các em nhỏ - có thể là do thói quen từ nhỏ. Tôi cũng có sự kiên nhẫn, có năng khiếu đàn hát và làm thủ công. Tôi cảm thấy trở thành một giáo viên mầm non sẽ rất phù hợp với tính cách của mình và đồng thời là công việc tôi muốn làm nhất và có thể làm tốt nhất".

Đọc thêm: Giáo viên mầm non thi khối gì? Trường nào?

2. Bạn thích gì nhất về công việc giảng dạy mầm non?

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem đâu là động lực để ứng viên theo nghề giáo viên mầm non. Nghề nghiệp nào cũng có những cơ hội và áp lực, vất vả, chỉ khi bạn thực sự yêu thích - dù chỉ là một khía cạnh, một phương diện của nghề thì bạn mới có thể gắn bó lâu dài và không ngừng cố gắng để thành công.
Khi trả lời về niềm yêu thích nhất của bạn với công việc giảng dạy, chăm sóc các bé mầm non, tốt nhất là bạn nên nói thật về cảm xúc của mình. Bạn thích khi nhìn những đứa trẻ chập chững bắt đầu với những điều mới mẻ hay chỉ đơn giản là thấy vui vẻ khi nhìn nụ cười hồn nhiên, vô tư của chúng?... Mặc dù tất cả nghe có vẻ không có gì to tát nhưng đổi lại rất phù hợp với vai trò bạn ứng tuyển.
Gợi ý trả lời: "Điều đáng chú ý trong nghề dạy học của tôi là lúc tôi thấy con trẻ hứng thú khi chúng học được điều gì đó mới mẻ, khi chúng có thể làm điều gì đó lần đầu tiên. Tôi cũng rất vui mừng khi thấy đám trẻ học hỏi nhạy bén và nhiệt tình tham gia các hoạt động mới mẻ.

Tôi thích làm quen với những đứa trẻ mới, tìm hiểu chúng quan tâm điều gì để giúp chúng phát triển, phát huy tối đa thế mạnh, sự tự tin và năng lực của chúng. Là một người giúp trẻ phát triển, tôi cảm thấy điều này là xứng đáng."
​Cau hoi phong van giao vien mam non

Gợi ý trả lời top câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non phổ biến

3. Bạn thấy công việc này có khó khăn gì?

Nhận thức được khó khăn của công việc cho thấy ứng viên hiểu rõ về nghề nghiệp, và dù biết chắc rằng làm giáo viên mầm non không có nghĩa là có được việc làm lý tưởng thì bản thân vẫn yêu nghề và có thể sẵn sàng để vượt qua. Đối với một giáo viên mầm non, khó khăn chủ yếu có thể là những trăn trở làm sao để hướng dẫn, để dạy bảo các bé ngoan ngoãn và bước đầu nhận thức đúng đắn về thế giới này. Những vấn đề khác có thể là áp lực từ phía phụ huynh...
Khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn nên dùng thái độ khách quan và nhấn mạnh rằng dù có khó khăn nhưng so với niềm vui khi làm giáo viên mầm non thì những khó khăn đó không là gì. Đặc biệt, bạn cần tránh thể hiện thái độ khó chịu khi nói về những vấn đề mình gặp phải trong công việc.
Gợi ý trả lời: "Trẻ em ở tuổi này có thể dễ dàng bị phân tâm và tôi thấy đây cũng là một thách thức. Tôi sẽ dần quen với điều này khi tôi có nhiều kinh nghiệm hơn và tìm ra những cách hiệu quả để kích thích chúng tập trung hơn như cho trẻ tham gia nhiều vào hoạt động hơn, hỏi chúng những câu hỏi và thăm dò ý kiến từ chúng."

Đọc thêm: Giáo viên mầm non, nghề cao quý xong áp lực chồng chất áp lực

4. Trách nhiệm chính của một giáo viên mầm non là gì?

Đối với câu hỏi này, ứng viên nên nhớ lại mô tả công việc của nhà tuyển dụng, xem họ kỳ vọng gì vào một giáo viên mầm non và điều chỉnh câu trả lời cho hợp lý nhất. Nhìn chung, trách nhiệm của giáo viên mầm non phụ thuộc vào độ tuổi của các bé mà bạn phụ trách và các quy định, yêu cầu của trường học: Lớp 2, 3 tuổi thì chủ yếu là trông nom, dạy các bé múa hát, chơi trò chơi... còn lớp 4, 5 tuổi thì sẽ là hướng dẫn các bé tự vệ sinh cá nhân, làm đồ thủ công và có thể bắt đầu tiếp xúc với bảng chữ cái...
Gợi ý trả lời: "Giáo dục mầm non không chỉ là dạy các con chữ và số mà còn phải cho chúng hiểu được các giá trị và một số điều như như đam mê học, tính tò mò, kỷ luật, làm việc nhóm, độc lập, giao tiếp và kỹ năng xã hội."

5. Bạn thấy mình có thế mạnh gì để trở thành giáo viên mầm non?

Bạn có thể nói một số điểm mạnh như:

  • Có thể quan sát trẻ một cách sát sao và khách quan để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng cháu.
  • Kỹ năng lên kế hoạch và tổ chức để đảm bảo ngày học hiệu quả nhất có thể.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Để tạo mối quan hệ tích cực với trẻ, kỹ năng giao tiếp là cần thiết với giáo viên mầm non.
  • Sự tâm huyết.
  • Tính linh hoạt.
  • Năng nổ và sáng tạo.
  • Có tính kiên nhẫn và khiếu hài hước.
Gợi ý trả lời: "Tôi hiểu rằng, một giáo viên mầm non không chỉ cần có bằng cấp và các kỹ năng tiêu chuẩn được dạy và thực hành trong trường mà còn cần sở hữu những phẩm chất, nét tính cách phù hợp với ngành nghề. Với trường hợp của tôi thì thế mạnh đáng kể nhất là khả năng kiên nhẫn và giữ bình tĩnh. Trong cuộc sống thường ngày tôi cũng gần như không bao giờ nổi nóng và với con nít thì lại càng không.
Tôi cảm thấy các bé nghịch ngợm hay quấy khóc chủ yếu là vì muốn diễn đạt nhưng chưa biết cách để người lớn hiểu được mong muốn, nguyện vọng hoặc đơn giản vì có nhiều thứ chúng chưa hiểu rõ. Là một giáo viên mầm non với hơn 2 năm kinh nghiệm, tôi đã dùng sự kiên nhẫn của mình để chăm nom và dạy dỗ các bé rất tốt, cũng chưa bao giờ phát sinh vấn đề với phụ huynh".
cau hoi phong van giao vien mam non
Để trở thành giáo viên mầm non cần chú ý những gì trong buổi phỏng vấn

6. Bạn quản lý lớp học như thế nào?

Một lớp học mẫu giáo thường không quá đông nhưng vì đều là các bé nên khó duy trì kỷ luật. Cho dù giáo viên đã đặt ra những quy định, quy ước với lũ trẻ thì chúng cũng có thể bị quên mất, không có cách nào nhớ và thực hiện theo. Với những ai vừa tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế thì dễ cảm thấy hoảng vì không biết làm thế nào khi học sinh của mình bé thì khóc nháo, bé thì nghịch ngợm, cả lớp đều ồn ào.
Để trả lời câu này một cách tốt nhất, bạn nên vận dụng đến các kiến thức, cách xử lý tình huống được học trong trường. Hãy nhớ, bạn không thể dùng quát mắng, dọa các bé, cũng không thể dễ tính để làm sao cũng được mà hãy tìm cách "kết hợp" để đạt hiệu quả mong muốn.
Gợi ý trả lời: "Quản lý cả một lớp học trẻ mẫu giáo là một thách thức, tôi phải có được sự tôn trọng của chúng và chắc chắn hành vi của tôi phải phù hợp, không khiến chúng sợ. Cách quản lý để thành công là luôn phải kiểm soát lớp học, đồng thời phải duy trì các hoạt động học thú vị, khích lệ trẻ.
Tôi có thể làm được điều này bằng cách tổ chức tốt cả hoạt động học tập kết hợp với môi trường học tập. Lớp học là một môi trường học được thiết kế giúp trẻ vừa học vừa vui chơi."

7. Bạn làm thế nào để kích thích trẻ học theo nhóm?

Kỹ năng làm việc nhóm cũng là một kỹ năng cần thiết trong giáo dục trẻ mầm non. Bạn có thể kể một hoạt hộng mình đã từng tổ chức có sự tham gia của trẻ mầm non, ví dụ như hoạt động vẽ tranh chẳng hạn.
Gợi ý trả lời: "Mặc dù các bé còn nhỏ, chưa thực sự cần biết về những điều như hợp tác, làm việc nhóm sẽ mang lại lợi ích gì nhưng tôi nghĩ rằng học theo nhóm vừa dễ quản lý, vừa kích thích các bé biết hòa đồng hơn với bạn bè xung quanh, cùng nhau khám phá những điều thú vị. Tùy vào độ tuổi của bé mà tôi sẽ thiết kế tiết học phù hợp, có thể là cùng tô màu cho một bức tranh lớn, cùng làm món ăn (giả), chơi đóng vai,...".
​Cau hoi phong van giao vien mam non

Nhà tuyển dụng thường đưa ra những câu hỏi kiểm tra kỹ năng xử lý tình huống của giáo viên

II. Một số câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non thường gặp

8. Hãy cho tôi biết về một lịch trình hàng ngày trong lớp học mà bạn dạy.
9. Cho tôi biết triết lý giảng dạy mầm non của bạn là gì?
10. Bạn xử lý một hành vi vi phạm kỷ luật trong lớp học bạn dạy gần đây nhất như thế nào?
11. Hãy kể cho tôi về một lần bạn gặp phải một phụ huynh nóng tính, bạn đã làm thế nào để đối phó.
12. Mô tả cách bạn tạo ra một môi trường học tập vui vẻ cho trẻ em khi làm công việc giảng dạy trước đây.
13. Ngoài sự bình tĩnh và điềm đạm thì giáo viên mầm non còn cần phải có những kỹ năng gì?
14. Bạn sẽ xử trí thế nào nếu vô tình làm lạc mất trẻ?
15. Nếu có trẻ không thực hiện hoạt động trong lớp học mà bạn tổ chức thì bạn sẽ làm gì?
16. Nếu trong quá trình vui chơi ở trường mà một trẻ trong lớp của bạn bị ngã và bị thương nhẹ thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
17. Bạn làm thế nào để kêu gọi phụ huynh hợp tác với mình để giáo dục trẻ thật tốt?
18. Đối với những trẻ không chịu ăn đầy đủ các món ăn được nhà trường cung cấp thì bạn sẽ làm thế nào?
19. Bạn sẽ làm gì nếu như phụ huynh muốn gửi con thêm giờ?
20. Bạn sẽ phản ứng thế nào nếu trẻ bị ốm nhưng phụ huynh vẫn mang gửi đến lớp học?
21. Đối với những trẻ có thói quen xấu như thường xuyên tranh giành đồ chơi hay đánh bạn thì bạn sẽ xử lý thế nào?
22. Theo bạn, việc dạy chữ hoặc tiếng Anh cho trẻ từ mầm non có quan trọng hay không?
​Cau hoi phong van giao vien mam non

Top câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non nhà tuyển dụng hay dùng

III. Lưu ý khi phỏng vấn giáo viên mầm non

Vì giáo viên mầm non dạy dỗ các bé nên ngoài kiến thức và kỹ năng thì còn cần có thái độ tốt, yêu thương và chăm sóc học sinh. Khi phỏng vấn giáo viên mầm non, nhà tuyển dụng nên tìm cách đánh giá xem ứng viên có phải người yêu trẻ không, có kiên nhẫn hay không. Đổi lại, ứng viên cũng cần chủ động cho thấy rằng mình phù hợp.
Về phần mình, ứng viên hãy coi cuộc phỏng vấn giáo viên mầm non là cơ hội để tìm hiểu về môi trường làm việc tương lai (nếu trúng tuyển). Bạn nên chú ý đến điều kiện cơ sở vật chất, cách giao tiếp và đặt câu hỏi của người phỏng vấn để xem họ có chuyên nghiệp không, nhất là đó có phải môi trường giáo dục chuyên nghiệp mà bạn kỳ vọng? Khi có cơ hội đặt câu hỏi, bạn nên hỏi về những vấn đề như biện pháp bảo vệ quyền lợi của giáo viên để tránh nguy cơ xảy ra sự cố, xung đột với phụ huynh và nhà trường không giải quyết hợp lý.
Giáo viên mầm non hiện nay là việc làm nhiều bạn trẻ theo đuổi và được ngành giáo dục chú trọng hơn hết. Vì vậy, nếu bạn có niềm đam mê trở thành giáo viên mầm non thì hãy trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm để ứng tuyển vào ngôi trường chất lượng. Đặc biệt, biết cách trả lời câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non sẽ giúp bạn có lợi thế để tự tin đối phó với nhiều ứng viên tiềm năng khác.

tin mới

​Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn: Làm thế nào để "đầu xuôi đuôi lọt"?

Ấn tượng ban đầu rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng. Đừng quên chuẩn bị kỹ lưỡng phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bạn nhé!

24/04/2024 14:30

​Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn: Làm thế nào để "đầu xuôi đuôi lọt"?

Ứng phó với câu hỏi Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?

Câu hỏi "Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?" nhấn mạnh vào sự phù hợp văn hóa và môi trường làm việc của ứng viên. Dưới đây là cách giúp bạn vượt qua các câu hỏi phỏng vấn, trả lời đúng ý nhà tuyển dụng.

01/04/2024 21:00

Ứng phó với câu hỏi Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?

Làm sao để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn nghe?

Khi đối diện với câu hỏi "Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?", bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự tương thích giữa mục tiêu nghề nghiệp và cơ hội mà công ty cung cấp. Trong bài viết, JobOKO sẽ chia sẻ cách để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà NTD nào cũng muốn nghe.

01/04/2024 11:18

Làm sao để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn nghe?

Từ chối lời mời phỏng vấn thế nào để không "mất lòng" nhà tuyển dụng?

Đôi khi có những tình huống khiến ứng viên không muốn tiếp nhận lời mời phỏng vấn. Trong trường hợp này, bạn hãy từ chối lời mời phỏng vấn một cách tế nhị, không gây ra bất kỳ hiểu lầm nào cho nhà tuyển dụng.

01/04/2024 08:30

Từ chối lời mời phỏng vấn thế nào để không "mất lòng" nhà tuyển dụng?

​Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"

"Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?" là một trong những câu hỏi phỏng vấn thường được hỏi nhất. Vậy làm thế nào để trả lời "ăn đứt" các ứng viên khác? Bạn đọc lưu ý một số bí quyết JOBOKO chia sẻ trong bài viết nhé.

16/02/2023 06:45

​Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"

Kinh nghiệm trả lời câu hỏi trong phỏng vấn nhân viên QC

Để nắm bắt được cơ hội có được việc làm nhân viên QC, trước hết bạn cần vượt qua buổi phỏng vấn và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Top câu hỏi phỏng vấn nhân viên QC phổ biến cùng hướng dẫn trả lời chi tiết sẽ giúp ứng viên gia tăng cơ hội trúng tuyển vào vị trí này. Vì vậy, hãy tham khảo và áp dụng phù hợp với nhu cầu tìm việc làm của bản thân nhé.

07/02/2023 18:00

Kinh nghiệm trả lời câu hỏi trong phỏng vấn nhân viên QC

Bí quyết trả lời câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn Digital Marketing

Mỗi nhà tuyển dụng có cách đặt câu hỏi và tiêu chí tuyển dụng nhân viên khác nhau nhưng với một vị trí, chẳng hạn như nhân viên digital marketing thì vẫn sẽ có những mối quan tâm chung về trình độ, kinh nghiệm của ứng viên. Việc chuẩn bị cách trả lời câu hỏi phỏng vấn digital marketing sẽ giúp bạn tự tin vượt qua buổi phỏng vấn.

30/01/2023 07:45

Bí quyết trả lời câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn Digital Marketing

​Có nên gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn?

Liệu bạn có biết, ngay cả khi đã kết thúc phỏng vấn, bạn vẫn có thể tiếp tục "hành động" để thúc đẩy ấn tượng tích cực của nhà tuyển dụng, điển hình là gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn.

27/01/2023 21:15

​Có nên gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn?

Phỏng vấn nhóm là gì? Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng

Hiện nay, một trong những hình thức phỏng vấn được sử dụng phổ biến là phỏng vấn nhóm, giữa một ứng viên và một nhóm người đại diện cho công ty. Đối với các buổi phỏng vấn nhóm, sự chuẩn bị chính là yếu tố giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng.

24/01/2023 10:30

Phỏng vấn nhóm là gì? Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng

​Câu hỏi phỏng vấn Kế toán tổng hợp

Trong lĩnh vực kế toán, bạn có thể tha hồ lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình như kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ,... Nếu bạn yêu thích trở thành kế toán tổng hợp thì việc nắm được các câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp dưới đây là điều cần thiết để dễ dàng trúng tuyển vào vị trí mong muốn.

21/01/2023 14:12

​Câu hỏi phỏng vấn Kế toán tổng hợp
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.