Dĩ nhiên, việc viết CV xin việc tiếng Trung sẽ có những điểm khác so với CV xin việc tiếng Anh hay tiếng Việt vốn đã rất phổ biến. Hơn nữa, chỉ tính riêng việc thiết kế mẫu, gõ ký tự tiếng Trung cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian. Do đó, thay vì tự mình mày mò, bạn nên sử dụng các mẫu CV xin việc tiếng Trung có sẵn, đồng thời học cách viết sao cho chính xác, chuyên nghiệp nhất từ những nền tảng tuyển dụng hàng đầu như JobOKO.
Hướng dẫn cách viết CV xin việc tiếng Trung chuẩn, chuyên nghiệp
Với các bạn học chuyên ngành tiếng Trung hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ thì tìm việc làm tiếng Trung là một cơ hội tốt, nhất là khi ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty Trung Quốc hoặc liên doanh với Trung Quốc. Với khả năng sử dụng tiếng Trung thành thạo trong giao tiếp hay dịch thuật, giảng dạy, bạn có thể có nhiều lựa chọn công việc như: Giáo viên tiếng Trung, Nhân viên kinh doanh tiếng Trung, biên - phiên dịch tiếng Trung, trợ lý,...
Tuy nhiên, sẽ có một "vấn đề" nhỏ nhưng rất quan trọng đó là bạn phải tự quyết định xem mình nên gửi CV xin việc tiếng Trung hay tiếng Việt (hoặc tiếng Anh). Không phải lúc nào xin việc tiếng Trung cũng đều cần CV tiếng Trung. Hơn ai hết, bạn cần chú ý và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất để không bị loại ngay từ vòng đầu tiên.
Về cơ bản, ứng viên nên sử dụng CV xin việc tiếng Trung khi:
Ở các trường hợp còn lại, chẳng hạn như ứng tuyển nhân viên kinh doanh, hành chính, kế toán... ở công ty Trung Quốc thì bạn hoàn toàn có thể vẫn gửi CV tiếng Việt hoặc tiếng Anh là đủ.
Việc xác định thông tin quan trọng, nhất định phải có trong CV xin việc giúp bạn tạo điểm nhấn cho hình ảnh của mình trong mắt nhà tuyển dụng. Dĩ nhiên các nội dung chính trong CV từ kinh nghiệm, bằng cấp đến kỹ năng, sở thích... đều rất quan trọng nhưng với các công việc cần sử dụng ngoại ngữ thì thông thường, CV còn cần điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với ngôn ngữ, văn hóa và con người của đất nước đó.
Thực tế thì văn hóa trong các công ty Trung không có quá nhiều khác biệt với công ty Việt Nam, tuy nhiên, đặc điểm là người Trung cũng rất coi trọng những niềm tự hào của mỗi cá nhân nhưng đồng thời, họ cũng muốn tìm kiếm nhân viên chăm chỉ và tuân thủ quy định. Mỗi công việc cụ thể sẽ có yêu cầu riêng nhưng nguyên tắc lựa chọn thông tin nhất định phải có trong CV xin việc tiếng Trung thì không thay đổi: Hãy cụ thể hóa về thông tin kinh nghiệm, bằng cấp hoặc chứng chỉ tiếng Trung của bạn.
Nên đề cập những thông tin gì trong CV xin việc tiếng Trung?
So với các mẫu CV tiếng Việt hay tiếng Anh thì CV xin việc tiếng Trung sẽ có ít mẫu hơn, ít sự lựa chọn hơn. Tuy vậy thì thường nhà tuyển dụng cũng không yêu cầu phức tạp với CV ứng tuyển, quan trọng là mẫu CV bạn chọn phải phù hợp với vị trí việc làm, kinh nghiệm của bạn.
Mẫu CV xin việc tiếng Trung cần đáp ứng được các tiêu chí cơ bản là các phần được viết chính xác bằng tiếng Trung, bố cục rõ ràng, gọn gàng. Hơn hết, bạn hãy căn cứ vào công việc cụ thể mình ứng tuyển để chọn cho đúng nhé, chẳng hạn CV xin việc tiếng Trung của nhân viên biên - phiên dịch hay biên tập tiếng Trung có thể cầu kỳ hơn một chút với mẫu CV cho nhân viên kinh doanh.
Một số mẫu CV xin việc tiếng Trung phổ biến hiện nay:
Mẫu 1:
Mẫu 2:
Hồ sơ xin việc tiếng Trung cho các bạn làm việc tại Trung Quốc sẽ có những khác biệt đáng kể so với CV ứng tuyển thông thường. Ở bài viết này, JobOKO sẽ chia sẻ cùng bạn cách viết CV xin việc tiếng Trung để gửi vào các công ty tại Việt Nam nhé.
CV xin việc nào cũng vậy, thông tin cá nhân là nội dung đầu tiên và cực kỳ quan trọng để nhà tuyển dụng biết bạn là ai và họ có thể liên lạc với bạn bằng cách nào. Nguyên tắc viết phần này trong CV xin việc tiếng Trung cũng giống như tiếng Việt, miễn là bạn chú ý không để bị... nhầm những từ vựng đơn giản. Bên cạnh đó, khi viết ngày tháng năm sinh, bạn chú ý là người Trung Quốc viết năm trước rồi đến tháng và ngày, đừng để sai nhé.
Những từ vựng, cụm từ tiếng Trung xuất hiện trong phần này là:
Đối với các phần Quốc tịch (国籍 - Guójí), Dân tộc (民族 - Mínzú), Hộ chiếu/CMT (护照/身份证 - Hùzhào/Shēnfèn zhèng) thì thường nhà tuyển dụng không yêu cầu ở CV nên bạn có thể ẩn đi. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên chọn ảnh đại diện cho CV xin việc tiếng Trung của mình thật đẹp và tươi sáng nhưng không kém phần chuyên nghiệp và nghiêm túc nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người đều ít nhiều khác nhau, có người muốn thăng tiến, tăng lương, cũng có người muốn ổn định và làm một công việc có phần nhàn nhã, thậm chí là nghỉ hưu sớm. Thế nhưng đó chỉ là những gì trong suy nghĩ của bạn. Khi viết CV xin việc thì bạn nên trình bày sao cho đó đúng là mục tiêu của bạn nhưng cũng đồng thời thể hiện được định hướng phát triển sự nghiệp, thăng tiến và có những đóng góp tích cực cho công ty. Nhà tuyển dụng sẽ muốn tuyển nhân viên biết được thế mạnh của mình, có tham vọng và nỗ lực.
Với CV xin việc tiếng Trung thì nguyên tắc viết phần này cũng không thay đổi, chỉ có lưu ý nhỏ là bạn nên viết theo dạng gạch đầu dòng cho ngắn gọn và kiểm tra đừng để mắc lỗi chính tả hay ngữ pháp.
Phần học tập hay nền tảng giáo dục là phần cực kỳ ngắn gọn nhưng bắt buộc phải có trong CV xin việc tiếng Trung. Bạn chỉ cần viết đúng ngày tháng và tên trường, ngành học. Chú ý là trong phần này, ngày tháng năm hãy viết đúng kiểu của người Trung nhé, tránh thói quen viết theo đúng thứ tự ngày, tháng, năm như tiếng Việt hay tiếng Anh.
Gợi ý: 2020年06月: 在岘港外语大学毕业,专门是英语。
(Tháng 06/2020: Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, chuyên ngành Ngôn ngữ Anh.)
Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng trong CV xin việc tiếng Trung
Có thể nói đây là phần quan trọng nhất trong tất cả các CV xin việc. Ngay cả khi nhà tuyển dụng đang tuyển fresher, sẵn sàng đào tạo người mới và chấp nhận những ứng viên chưa có kinh nghiệm thì thực tế, họ chắc chắn sẽ kỳ vọng vào những ứng viên từng có trải nghiệm trong môi trường thực tế nhiều hơn. Bạn sẽ cần trình bày các mốc thời gian theo thứ tự đảo ngược từ các công việc gần đây nhất lùi về quá khứ nhưng nên tránh các công việc làm trong thời gian quá ngắn (dưới 6 tháng) - trừ trường hợp sinh viên mới tốt nghiệp đi thực tập, làm thêm.
Bên cạnh đó, đừng chỉ nhắc tới tên công việc, vị trí bạn từng đảm nhiệm, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng một chút về nhiệm vụ cụ thể bạn đã làm được gì và thành tích đạt được ra sao, chẳng hạn như doanh số, KPI.
Tương tự như học vấn và kinh nghiệm, phần kỹ năng trong CV xin việc tiếng Trung cũng rất quan trọng. Để viết phần này tốt nhất, bạn cần cân nhắc và lựa chọn đưa vào từ 4 - 6 kỹ năng với tiêu chí như sau:
Một lưu ý khác, bạn hãy trình bày theo thứ tự ưu tiên, chẳng hạn như bạn xin việc tiếng Trung vị trí biên - phiên dịch thì kỹ năng dịch thuật, viết lách, biên tập và hiệu đính nên được đề cập thay vì viết chung chung là giao tiếp hay lắng nghe. Không chỉ vậy, bạn cũng đứng cố gắng nói dối ở phần này, đưa vào CV xin việc tiếng Trung bạn không có chỉ vì bạn nghĩ rằng như thế sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một khi bị phát hiện thì bạn sẽ bị loại hoặc đã đi làm cũng sẽ bị đào thải sớm.
Chắc chắn với những ứng viên tìm việc làm tiếng Trung thì phần chứng chỉ này rất quan trọng. Ít nhất thì bạn cũng phải có chứng chỉ năng lực ngôn ngữ tiếng Trung HSK để chứng minh rằng bạn đã học và ở trình độ ngôn ngữ có thể sử dụng trong công việc. Ngoài ra, các chứng chỉ về kỹ năng hay chuyên môn phục vụ công việc theo vị trí cụ thể (về digital marketing, kỹ năng lãnh đạo, nghiệp vụ sư phạm...) nếu có thì bạn đừng quên viết vào CV xin việc tiếng Trung nhé.
Sở thích không phải phần quá quan trọng trong CV xin việc tiếng Trung nhưng đôi khi nó lại được coi như một nội dung giúp phân loại ứng viên dựa trên tính cách và cân nhắc đến khả năng phù hợp với văn hóa công ty. Lời khuyên của JobOKO là bạn hãy thẳng thắn chia sẻ với nhà tuyển dụng về những sở thích cá nhân cho thấy phong cách cá nhân của bạn miễn là không đi ngược với nguyên tắc đạo đức, thuần phong mĩ tục hay vi phạm pháp luật.
Dĩ nhiên, sẽ tốt hơn nếu sở thích của bạn cho thấy bạn phù hợp với công việc, chẳng hạn bạn thích đi du lịch và ứng tuyển nhân viên kinh doanh thường phải đi công tác thì sẽ tốt hơn là bạn viết rằng thích yên tĩnh một mình.
Tham chiếu thông tin hay còn được gọi là phần tham khảo trong CV xin việc tiếng Trung. Bạn nên đề cập tới thông tin của 1 đến 2 người tham chiếu - tốt nhất là giảng viên và sếp cũ của bạn. Hãy hỏi ý kiến họ trước khi tiết lộ họ tên, số điện thoại vào CV. Bạn sẽ chỉ cần ghi ngắn gọn họ tên, chức danh, số điện thoại và/ hoặc email là đủ.
Mục tham chiếu trong CV xin việc tiếng Trung ứng viên nên cung cấp thông tin một cách trung thực
Cho dù bạn tìm việc làm tại công ty Việt Nam hay nước ngoài, xin việc tiếng Trung hay Hàn, Nhật thì điều quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở bạn vẫn sẽ là năng lực làm việc thực tế và khả năng bạn đóng góp cho sự phát triển của công ty. Đồng thời, có một thực tế là các tiêu chuẩn tuyển dụng chỉ mang tính chất tương đối, không áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp hay tất cả vị trí.
Dù vậy, khi chuẩn bị CV xin việc tiếng Trung và tìm kiếm cơ hội việc làm, bạn cũng có thể chú ý đến một số tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự cơ bản, phổ biến nhất ở các công ty Trung Quốc, đó là:
Có thể thấy, cách viết CV xin việc tiếng Trung không quá khó và với các bạn đã thành thạo tiếng Trung thì có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kỹ lưỡng từ khi chọn mẫu CV, kiểm tra từng phần nội dung thông tin để đảm bảo tính chính xác. Chúc bạn sớm có được việc làm tiếng Trung như mong ước của mình!
MỤC LỤC:
I. Khi nào nên sử dụng CV xin việc tiếng Trung?
II. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc tiếng Trung
III. Mẫu CV xin việc tiếng Trung
IV. Cách viết CV xin việc tiếng Trung
V. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự tiếng Trung
Đọc thêm: Mẫu CV xin việc tiếng Nhật ấn tượng, HOT nhất hiện nay
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Đọc thêm: Việc làm tiếng Trung có những vị trí nào? tìm việc ở đâu?
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc