Lý do khiến sơ yếu lý lịch của bạn bị nhà tuyển dụng "bỏ ngỏ"
Sơ yếu lý lịch cần phải bao quát toàn bộ thông tin ứng viên, tuy nhiên, nếu viết quá dài, lượng thông tin quá nhiều sẽ gây "loãng", nhà tuyển dụng không thể nắm được đâu mới là giá trị thực sự của ứng viên. Vì vậy hãy thật ngắn gọn, tập trung vào mục đích từng phần, những thông tin nhà tuyển dụng có thể quan tâm. Mặt khác, đảm bảo ngắn gọn nhưng cần đề cập đầy đủ mọi thông tin quan trọng làm nên lợi thế tuyển dụng của bạn, những giá trị mà bạn có.
Nhà tuyển dụng không quan tâm bạn từng có kinh nghiệm làm việc trong bao nhiêu ngành nghề, cái họ muốn biết là bạn có từng hoạt động trong lĩnh vực đang tuyển dụng. Nhận thức được đặc điểm này, bạn cần dựa vào mô tả công việc để đối sánh với bản thân và chọn những kinh nghiệm liên quan nhất để thêm vào sơ yếu lý lịch.
Cũng trong phần kinh nghiệm, bạn đừng quên đề cập tới những thành tích mà mình từng đạt được để chứng minh khả năng và năng lực làm việc của mình. Hãy chỉ rõ bạn đã tạo ra giá trị gì có ích cho công ty, doanh nghiệp khi đảm nhận vị trí đó. Ví dụ, bạn từng quản lý một đội ngũ nhân viên bán hàng? Vậy doanh số ấn tượng đạt được là bao nhiêu? Khiêm tốn là từ không nên xuất hiện trên vũ đài kẻ thắng người thua dựa trên thực lực như thế này.
Viết sơ yếu lý lịch sao cho hiệu quả?
Lỗi phổ biến nhất mà nhiều người thường mắc phải khi viết sơ yếu lý lịch là không chú ý tới bố cục hình thức và nội dung, trình bày các phần lộn xộn, căn chỉnh lề không đều, khoảng cách các dòng và các chữ díu vào nhau gây khó đọc. Hãy nhớ bạn chỉ có 6 giây để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, đừng để những lỗi về căn chỉnh và sắp xếp nội dung "phá hoại" cơ hội của mình.
Từ khóa ở đây là những từ ngữ quan trọng, thể hiện những yêu cầu về mặt kỹ năng và kinh nghiệm mà công ty tuyển dụng đưa ra. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy và vận dụng những từ khóa này trong bản mô tả công việc. Thực chất, đối với một số công ty hay doanh nghiệp, trong trường hợp nhận được quá nhiều sơ yếu lý lịch, họ sẽ quét từng bản bằng phần mềm hệ thống trước khi thực sự đưa đến tay nhà tuyển dụng. Nếu không đáp ứng đủ từ khóa yêu cầu, sơ yếu lý lịch của bạn sẽ bị "bỏ qua" ngay lập tức.
Bạn có đang mắc phải một trong số những sai lầm trên khi làm sơ yếu lý lịch? Còn chần chừ gì không bắt tay ngay vào việc, sửa lại bản sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc của mình nhỉ?
MỤC LỤC:
1. Thừa hoặc thiếu thông tin
2. Liệt kê tất cả kinh nghiệm
3. "Bỏ quên" thành tích
4. Bố cục lộn xộn
Đọc thêm: Viết đơn xin việc như thế nào là "chuẩn"?
Đọc thêm: 6 sai lầm khi làm sơ yếu lý lịch khiến bạn vẫn thất nghiệp