Tham gia vào một buổi phỏng vấn có thể rất thú vị nhưng cũng không kém phần áp lực. Để có vị trí mà mình mong muốn, bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được mình là người nhiệt huyết, nghiêm túc và phù hợp với những yêu cầu trong
mô tả công việc. Vậy làm thế nào để nhà tuyển dụng thấy bạn là người có sự đam mê, cố gắng phấn đấu hết mình vì công việc yêu thích? Hãy cùng Joboko.com tìm hiểu qua những thông tin hữu ích sau.
Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần phải nhớ khi đối mặt với nhà tuyển dụng là luôn luôn thể hiện nhiệt huyết của bản thân với công việc. Đầu tiên, hãy lựa chọn một công việc mang lại cho mình niềm yêu thích làm nó hằng ngày. Hẳn ai cũng thuộc lòng câu danh ngôn "Khi bạn bắt đầu làm những việc thực sự yêu thích, bạn sẽ cảm thấy mình không phải làm việc một ngày nào trong suốt cuộc đời" của Brian Tracy. Nghĩa là khi lựa chọn được công việc yêu thích, bạn sẽ luôn tìm thấy niềm say mê, hứng thú chinh phục sự khó khăn trong công việc đó và không bao giờ thấy mệt mỏi hay nhàm chán. Tìm kiếm công việc ưa thích, biết được
động lực làm việc của bạn là gì? rất quan trọng bởi nó tạo cho chúng ta sự tò mò, thích khám phá và học hỏi nhiều hơn.
Thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết với công việc sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
"Tham vọng là lòng nhiệt huyết có mục đích". Lòng nhiệt huyết khi làm việc là một tố chất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn nhân viên mình có được. Tuy nhiên, duy trì lòng nhiệt huyết đối với công việc không phải là kỹ năng mà ai cũng có được. Ngoài lòng nhiệt huyết ra thì kỹ năng mềm cũng là một điều cần thiết để bạn thành công trong mọi lĩnh vực cũng như vượt qua vòng phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng tìm kiếm và mong muốn kỹ năng mềm gì ở các ứng viên, bạn đọc hãy tìm hiểu để trang bị cho mình sao cho tốt nhất nhé.
Cách để nhà tuyển dụng thấy được bạn là người nhiệt huyết với công việc
1. Hãy nhiệt huyết với chính bản thân mình
Thể hiện nhiệt huyết với công việc là rất quan trọng nhưng nhiều ứng viên lại quên thể hiện nhiệt huyết với chính bản thân mình. Một số người thì cảm thấy xấu hổ khi làm việc này, cho rằng nó có thể dẫn đến hai trường hợp: sự liều lĩnh hoặc kiêu căng. Hãy loại bỏ ngay hai suy nghĩ này. Luôn nhớ rằng, bạn đến đây để thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng và nếu bạn không cho họ thấy bạn tin ở bản thân và năng lực của chính mình, bạn sẽ không bao giờ thuyết phục được một người hoàn toàn xa lạ rằng bạn xứng đáng với công việc đó.
Trước khi phỏng vấn, hãy chuẩn bị một vài câu chuyện, tình huống từ thực tế làm việc của bạn để thể hiện kỹ năng mềm và những thành tích mà bạn đã đạt được. Kể về những lần mà bạn cảm thấy được đền đáp sau những khó khăn. Tái hiện mọi thứ như lời minh họa cho một câu chuyện thực trong cuộc sống, để bạn không cảm thấy mình đang khoe khoang. Người phỏng vấn sẽ tự đưa ra kết luận sau khi nghe câu chuyện của bạn.
=> Xem thêm Kỹ năng giao tiếp có cần thiết trong công việc không? 2. Không vòng vo
Nếu ý tưởng làm việc cho nhà tuyển dụng giúp bạn phát huy được giá trị của bản thân, đừng giấu giếm. Hãy thẳng thắn nói với
chuyên viên tuyển dụng rằng làm việc cho công ty đồng nghĩa với việc bạn muốn đạt được một mục đích nhất định. Nếu công ty đó là lựa chọn hàng đầu của bạn, hãy cho họ biết. Cũng cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đang phỏng vấn ở những công ty khác nữa nhưng nếu họ đề xuất bạn một vị trí nào đó, bạn có thể sẽ chấp nhận.
3. Đặt câu hỏi một cách thận trọng
Với tư cách là một người đang tìm kiếm việc làm, bạn biết tầm quan trọng của việc đưa ra câu hỏi trong suốt buổi phỏng vấn nhưng bạn muốn chắc chắn rằng mình đang đặt ra những câu hỏi thật sâu sắc. Tránh nói về sự thăng tiến, tính an toàn trong công việc, quyền lợi và thu nhập trong buổi phỏng vấn đầu tiên. Những chủ đề này có thể được bàn bạc trong những lần phỏng vấn tiếp theo.
Người nhiệt huyết với công việc sẽ được đánh giá cao trong quá trình phỏng vấn Một kỹ năng khác là đưa ra câu hỏi một cách tự nhiên, các chủ đề nên có sự tương tác, không nên đi đến tận cùng của mọi câu hỏi. Việc này thể hiện rằng bạn đang rất chú tâm vào nội dung phỏng vấn và giúp cho buổi phỏng vấn mang tính chất đối thoại nhiều hơn.
4. Hỏi xem bước tiếp theo trong quá trình phỏng vấn sẽ là gì
Cuối buổi phỏng vấn, đừng quên hỏi nhà tuyển dụng về bước tiếp theo của quy trình. Nếu bạn bỏ qua bước này, nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn không thực sự có hứng thú tiếp tục công việc. Bạn cũng có thể hỏi người phỏng vấn xem bạn có gì nổi bật hơn những ứng viên khác hay không và liệu có điều gì khiến họ không muốn chọn bạn cho những vòng phỏng vấn tiếp theo.
5. Đừng quên gửi lời cảm ơn
Đừng quên theo sát cuộc phỏng vấn. Ngay sau khi về nhà, bạn nên ngồi lại và soạn một bức thư cảm ơn thật chân thành và ý nghĩa, việc này giúp nhà tuyển dụng hiểu được những kinh nghiệm liên quan của bạn và thế hiện nhiệt huyết của bạn đối với vị trí làm việc đó.
Như đã giới thiệu bên trên, vào cuối mỗi buổi phỏng vấn thường sẽ có thời gian để ứng viên đưa ra những câu hỏi, thắc mắc dành cho nhà tuyển dụng. Nếu bạn nói "không" thì nhà tuyển dụng có thể sẽ đánh giá rằng bạn không thiết tha, quan tâm và muốn gắn bó với vị trí đang ứng tuyển. Lúc này, hãy suy nghĩ kỹ càng bởi nhiều câu hỏi không thực sự phù hợp. Bạn
tuyệt đối đừng bao giờ đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng bởi một số lý do để có thể "chinh phục" được nhà tuyển dụng dễ dàng.
Dù bạn ứng tuyển vào bất cứ công việc nào thì khi nộp
hồ sơ xin việc vị trí đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ có những câu hỏi phổ biến để kiểm tra năng lực ứng viên trong quá trình phỏng vấn. Đây là thời điểm để nhà tuyển dụng đánh giá con người của bạn cũng như xác minh những thông tin mà bạn liệt kê trong
CV xin việc. Khi nắm được
những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay hỏi ứng viên, bạn sẽ có sự tự tin, chuẩn bị tâm lý tốt nên việc vượt qua phỏng vấn khá đơn giản.