Đi phỏng vấn, đừng chỉ ngồi nghe và trả lời câu hỏi của người phỏng vấn

19/04/2021 18:39
Bạn chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn, luyện tập từ cái bắt tay, giặt sạch và là phẳng phiu trang phục để mặc vào ngày hôm đó, trả lời khéo léo và nhà tuyển dụng cũng có vẻ hài lòng về bạn. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn bị loại? Nếu bạn đã rơi và trường hợp đó, bạn sẽ hiểu chỉ nghe và trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng là không đủ.
Không chỉ sinh viên mới ra trường, nhiều người đã có kinh nghiệm làm việc vẫn không tránh khỏi tâm trạng hồi hộp mỗi lần đi phỏng vấn, nhất là khi phỏng vấn không chỉ có một người mà 2, 3 người. Đừng để khí thế của họ áp đảo tinh thần bạn, khiến bạn bị động và lúng túng. Tình huống xấu nhất là bạn bị trượt, chẳng có gì to tát cả, nếu bạn cứ lúng túng, hoảng sợ thì kết cục cũng sẽ như nhau. Đã vậy sao bạn không giữ bình tĩnh và đặt ngược lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng như quảng cáo năng lực của chính mình? Để đối phó với nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn, bạn không cần phải quá sợ sệt, hãy cứ chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, về những băn khoăn thắc mắc trong công việc. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn về sự học hỏi và tìm hiểu.
Cần phải làm gì trong quá trình phỏng vấn để có được kết quả tốt nhất
Không chỉ người phỏng vấn mới có quyền đặt câu hỏi cho bạn, bạn hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi, băn khoăn, thậm chí mối quan tâm của mình với người phỏng vấn liên quan đến vị trí tuyển dụng. Đừng tự mình tước đi quyền ngang hàng với nhà tuyển dụng, bản chất buổi phỏng vấn giống như bạn đang ngồi trên bàn đàm phán, vì thế đừng ngại khẳng định bản thân trong quá trình này thông qua các bước dưới đây, sẽ giúp bạn có thêm nhiều kỹ năng phỏng vấn cần thiết, giúp nhà tuyển dụng có thể để ý tới bạn hơn.

Những điều cần lưu ý trong quá trình phỏng vấn

1. Hỏi câu hỏi liên quan đến vị trí tuyển dụng và công ty

Người phỏng vấn thường sẽ kết thúc phỏng vấn bằng việc đổi vị trí cho bạn, có nghĩa là bạn sẽ là người đặt câu hỏi, chẳng hạn như "Bạn có câu hỏi nào (cho chúng tôi) không?" hay "Bạn có gì muốn hỏi không?" Đây là cơ hội "vàng"để bạn tìm hiểu rõ hơn về vị trí mình việc làm ứng tuyển. Đặt câu hỏi hay sẽ cung cấp cho bạn thông tin quan trọng mà không thể tìm thấy trên mạng, chẳng hạn như:
  1. Tại sao công ty lại tuyển dụng vị trí việc làm này?
  2. Công ty mong tôi sẽ đạt được thành tích gì trong 3 tháng đầu tiên?
  3. Công ty có chính sách đào tạo bổ sung hay học tiếp cho nhân viên ở vị trí này không?
  4. Vị trí này hiệu quả làm việc được đánh giá ra sao?

2. Trình bày sự quan tâm của bạn với vị trí tuyển dụng

Trước khi ra khỏi phòng phỏng vấn hãy dành một phút để nhắc lại bạn mong muốn được làm ở vị trí này ra sao. Mức độ tương tác cao là yếu tố vô cùng quan trọng để cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn thực sự yêu thích và mong muốn được trao cơ hội làm việc ở vị trí này. Ngoài ra, bạn cũng cần cho họ thấy mình thích hợp với văn hóa công ty, đây là một yếu tố đáng để trưởng phòng nhân sự cân nhắc khi đánh giá bạn.

3. Tóm tắt nguyên nhân tại sao bạn thích hợp với công việc đó

Để ghi điểm, hãy khẳng định lại giá trị của bạn vào cuối buổi phỏng vấn. Xét cho cùng, bạn không phải ứng viên duy nhất cho chức vụ này, vì thế bạn cần nhấn mạnh với nhà tuyển dụng điểm mạnh và năng lực của mình. Trong một vài câu ngắn gọn, nói về kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng mà bạn chuẩn bị để mang lên bàn đàm phán. Nên nhớ những điểm mạnh đó nên gắn bó trực tiếp với trách nhiệm công việc.

Các kỹ năng trả lời phỏng vấn khi đi xin việc mà bạn không thể bỏ qua

4. Đừng ngại hỏi về mức lương

Hiện nay có nhiều ứng viên quan tâm và thắc mắc về vấn đề trả lời câu hỏi phỏng vấn mức lương mong muốn như thế nào cho đúng, tuy đây là một vấn đề khá tế nhị, nhưng không phải vì thế mà bạn phải ngại đề cập, bởi dựa trên năng lực của bản thân bạn hoàn toàn có thể tự đề xuất về mức lương mà mình mong muốn.
Chuẩn bị về ngoại hình, ngôn ngữ cơ thể và các câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn là vô cùng quan trọng, bạn sẽ không thể đàm phán thành công ở bất cứ lĩnh vực nào nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng. Tuy nhiên, muốn trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí đó, đừng quên tương tác với nhà tuyển dụng thông qua các bước ở trên để cho thấy sự chủ động, năng lực và mong muốn của bản thân mình. Bên cạnh đó, bạn đừng quên 3 điều cần làm trước buổi phỏng vấn lấy thông tin để có sự chuẩn bị tốt nhất. Đương nhiên để có được cơ hội trao tay trong buổi phỏng vấn bạn cần phải xây dựng và hoàn thiện cho mình một bản Cv xin việc thật là hoàn chỉnh và ấn tượng, trong Cv xin việc bạn cần phải nêu bật lên trình độ, năng lực kinh nghiệm của bản thân.
>> Để tìm việc làm nhanh chóng, bạn đọc truy cập ngay vào Joboko.com để nhận tin tuyển dụng việc làm nhanh nhất nhé
>> Nếu quan tâm tới nội dung vừa chia sẻ, bạn đọc đừng quên để lại ý kiến đánh giá đóng góp của mình bằng cách Comment bên dưới

MỤC LỤC:
1. Hỏi câu hỏi liên quan đến vị trí tuyển dụng và công ty​
2. Trình bày sự quan tâm của bạn với vị trí tuyển dụng​​
3. Tóm tắt nguyên nhân tại sao bạn thích hợp với công việc đó​​​
4. Đừng ngại hỏi về mức lương​​

Đọc thêm: Những câu hỏi "đắt giá" nên hỏi nhà tuyển dụng trước khi phỏng vấn

Đọc thêm: Mẹo trả lời câu hỏi "Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?" khi phỏng vấn

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888