Trước khi bạn tham gia phỏng vấn cho một vị trí tuyển dụng ở bất cứ lĩnh vực nào, bạn đều phải chuẩn bị các câu hỏi và câu trả lời thường gặp để có cảm giác tự tin và thoải mái nhất khi gặp nhà tuyển dụng. Bạn đã nghe đến nhất nhiều
câu hỏi phỏng vấn, có câu nghe có vẻ đơn giản, thông dụng nhưng lại dễ làm ứng viên mất cảnh giác, chẳng hạn như: "
Động lực làm việc của bạn là gì?"
"Động lực làm việc của bạn là gì" hay "
Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?" là những câu hỏi mở và mang nghĩa rộng, nếu không chuẩn bị trước thì không hề dễ trả lời một chút nào. Động lực bao gồm cả động lực trực tiếp và động lực gián tiếp, động lực nhỏ và cả động lực lớn, ở mỗi hoàn cảnh sẽ có tác dụng khác nhau. Xét cho cùng, mỗi người sẽ được thôi thúc bởi các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tiền bạc, danh tiếng, cá tính, kết quả trước mắt hay giao tiếp với nhiều người ở khắp mọi nơi. Để trau dồi cho bản thân mình nhiều kỹ năng phỏng vấn hữu ích, bạn đọc cùng theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Cách trả lời khôn ngoan khi hỏi về động lực làm việc Điều quan trọng là bạn cần trả lời câu hỏi một cách trung thực và thấu đáo để gây ấn tượng với người phỏng vấn và chứng tỏ rằng bạn là ứng viên thích hợp cho công việc đó.
1. Tại sao nhà tuyển dụng muốn biết động lực làm việc của bạn?
Khi hỏi câu hỏi này, người phỏng vấn mong muốn tìm ra điều khiến bạn gắn bó và thôi thúc bạn làm việc tập trung và hiệu quả. Điều gì thôi thúc bạn thành công và cuối cùng là xác định xem động lực của bạn có phù hợp với trách nhiệm công việc và văn hóa của công ty hay không.
Một câu trả lời trung thực sẽ tiết lộ tình huống bạn cảm thấy hào hứng và nhiệt tình, đồng thời có cái nhìn về
động lực làm việc của bạn giống như nhìn thấy cửa sổ dẫn lối vào nhân cách và lối sống của bạn, giúp người phỏng vấn hiểu bạn với tư cách là một cá thể cũng như một nhân viên tiềm năng.
Suy cho cùng, có sự khác biệt lớn giữa một ứng viên hứng thú với làm việc nhóm cũng như thiết lập mối quan hệ khăng khít với đồng nghiệp và một ứng viên có sở trường trong lập báo cáo và làm việc độc lập. Cả hai kiểu ứng viên đều có ưu điểm riêng, không có đúng hay sai, chỉ có phù hợp với vị trí tuyển dụng và công ty hay không.
Trong quá trình xin việc, nộp Cv xin việc ứng tuyển chắc chẳn các bạn ứng viên đều băn khoăn
nhà tuyển dụng đọc những gì trong Cv xin việc của ứng viên? Thực ra khi quyết định gọi bạn đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đã nắm được các thông tin cơ bản, việc đưa ra thêm các câu hỏi kỹ năng chỉ là cách giúp nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan hơn.
2. Mẹo trả lời câu hỏi về động lực
Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Thật khó mà nghĩ ra ngay câu trả lời hay trong buổi phỏng vấn, vì thế bạn đừng quên chuẩn bị trước khi phỏng vấn, không phải học thuộc lòng mà nghĩ xem mình sẽ trả lời ra sao. Khi chuẩn bị, hãy nghĩ đến công việc bạn đã từng làm:
- Điều gì khiến bạn vui vẻ nhất khi làm việc?
- Bạn mong chờ nhất thời điểm nào trong ngày làm việc?
- Khi nào bạn về nhà mà vẫn thấy hào hứng và kể chuyện luyên thuyên không dứt?
- Liệu đó là một cuộc gặp gỡ thành công với khách hàng, một dự án phức tạp được xem xét, bạn thành thạo một kỹ năng mới hay bất cứ điều gì khác, ghi nhớ những giờ phút tích cực đó khi lên ý tưởng cho câu trả lời.
Ghi nhớ vị trí ứng tuyển
Khi chuẩn bị, đừng quên kỹ năng và phẩm chất hữu ích nhất với công việc đó và cố gắng nhấn mạnh khi trả lời. Chẳng hạn như, bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý, vậy thì câu trả lời nên xoay quanh xây dựng các mối quan hệ và giúp người khác thành công và đạt được mục tiêu sẽ hiệu quả hơn là nói về học kỹ năng mới hay làm việc với khách hàng.
Chú ý đến văn hóa công ty
Nếu công ty coi trọng sự thân thiết và tin tưởng lẫn nhau giữa các nhân viên, bạn có thể nói về cách hoàn thành mục tiêu của cả nhóm đã tạo động lực cho bạn ra sao. Tìm hiểu trên mạng hoặc từ người quen đã và đang làm việc ở đây trước khi phỏng vấn nếu bạn không biết nhiều về văn hóa công ty.
Điều gì tạo động lực lớn nhất cho bạn trong quá trình làm việc
Đưa ra ví dụ minh họa
Đưa ra một ví dụ từ công việc trước đây của bạn để giải thích về động lực làm việc của mình. Nếu bạn nói rằng động lực thúc đẩy bạn là kết quả, hãy đưa một ví dụ về trường hợp bạn đặt ra mục tiêu và hoàn thành ra sao. Đảm bảo rằng điều đó làm gia tăng giá trị cho tổ chức như tiết kiệm chi phí, hoàn thành dự án trước thời hạn hay giải quyết khó khăn cho nhân viên. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy động lực của bạn có lợi với công ty ra sao.
Trung thực
Sự chuẩn bị không có nghĩa là bạn sáng tạo ra những động lực không đúng với bản thân. Nếu mục đích của bạn chỉ là trả lời những gì bạn nghĩ nhà tuyển dụng muốn nghe thì bạn sẽ thiếu sự chân thành. Dù cho qua mặt được nhà tuyển dụng thì đây cũng không phải công việc lý tưởng dành cho bạn. Vì một công việc mà phải thay đổi bản thân thì thật không đáng và cũng không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, không nên trung thực một cách mù quáng, giả sử động lực thôi thúc bạn làm việc lớn nhất là khoản tiền lương hàng tháng rót vào tài khoản thì cũng không nên nói vậy trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng vì câu trả lời này không tạo thiện cảm cho lắm nếu nhìn từ góc độ của người phỏng vấn. Trên đây là những kinh nghiệm vô cùng bổ ích và quý báu dành cho các bạn ứng viên đang trong quá trình xin việc, dù bạn đang muốn tìm kiếm công việc nào từ
nhân viên bán hàng, kinh doanh, lập trình viên,
kế toán hay bất cứ một ngành nghề nào thì để hoàn thành tốt mọi công việc chúng ta cần phải có động lực làm việc.
Bên cạnh câu hỏi về động lực làm việc, các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra thêm rất nhiều các câu hỏi phỏng vấn khác như "Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ?" và rất nhiều các tình huống khác nữa. Để trả lời cho câu hỏi
Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ của nhà tuyển dụng thì hãy thật khôn ngoan, đưa ra những lý do thật chính đáng để nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận và đánh giá năng lực và tinh thần của bạn tốt nhất.
>> Để có được mẫu Cv xin việc trực tuyến thu hút nhất, các ứng viên hãy truy cập ngay vào Joboko.com để tài nhiều mẫu Cv xin việc chuyên nghiệp nhé
>> Thông tin tìm việc làm mới cũng được Joboko.com cập nhật nhanh chóng, bạn đọc cũng đừng bỏ qua.