Đâu là nguyên nhân khiến nhân viên mất động lực làm việc?
15/04/2020 19:00
Có rất nhiều những nguyên nhân khiến nhân viên mất động lực làm việc như văn hóa, đời sống, môi trường làm việc,... khiến các sếp phải băn khoăn lo lắng không biết cách giải quyết ra sao. Trước tiên để xử lý được vấn đề chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, bài viết dưới đây là một số những nguyên nhân khiến nhân viên mất động lực làm việc mà chúng tôi tìm hiểu và cập nhật. Các bạn hãy cùng tham khảo và đưa ra phương hướng giải quyết cũng như tạo thêm động lực cho nhân viên hiệu quả nhất.
Động lực là tâm điểm của sáng tạo, năng suất làm việc và cảm xúc. Đây là trạng thái cung cấp sinh lực và hướng con người vào những hành vi có mục đích. Theo tạp chí Forbes cho thấy có khoảng 48% nhân viên trên thế giới không yêu thích công việc của mình, họ cảm thấy căng thẳng và mất động lực làm việc nơi công sở. Chính vì thế bạn cần phải biết cách duy trì động lực làm việc để có năng suất làm việc hiệu quả hơn. Vậy nguyên nhân gì khiến nhân viên mất động lực làm việc? Hãy cùng Blog việc làm Joboko tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Những nguyên nhân khiến nhân viên mất động lực làm việc
Trả lương thấp hoặc không công bằng
Có thể là bạn trả lương cho tất cả nhân viên của mình cao hơn mặt bằng chung của thị trường nhưng nhân viên vẫn sẽ mất động lực làm việc nếu như cơ cấu trả lương của bạn không có sự công bằng. Ví dụ: Nếu hai nhân viên cùng đảm nhận vị trí công việc như nhau thì mức lương của họ cũng phải giống nhau và nếu như có về mức lương giữa họ thì bạn cần đưa ra được lý do cụ thể tại sao lại có sự khác biệt như vậy.Ai có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng mềm tốt hơn thì đương nhiên lương của họ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu những lý do như tuổi tác cao hơn và là phụ nữ thì lương phải cao hơn thì lại không thể chấp nhận được. Để khắc phục tình trạng này, là nhà quản lý, bạn cần cân nhắc mức lương mỗi khi tuyển người mới hoặc thăng chức cho nhân viên nào trong nội bộ xem liệu mức lương đó có tương xứng và công bằng.
Bị bắt nạt tại nơi làm việc
Đi làm đã vất vả rồi mà lại còn bị đồng nghiệp bắt nạt thì có lẽ chẳng nhân viên nào có thể hào hứng để làm việc nữa. Và đây cũng là một nguyên nhân khiến nhân viên mất động lực kể cả khi họ có yêu thích công việc đó đến cỡ nào.Nếu là quản lý, bạn cần đưa ra các chính sách cụ thể cũng như hình phạt rõ ràng để ngăn chặn hành vi bắt nạt trong môi trường công sở như trêu chọc, quấy rối, bắt nạt nhân viên khác. Nếu bạn đang là nhân viên nhân sự, bạn cần nỗ lực để ngăn chặn hành vi bắt nạt ở nơi làm việc ngay từ khi nó nảy sinh để giữ vững tinh thần làm việc cho các nhân viên khác.
Thiếu kỷ luật
Khi người quản lý không cập nhật tình hình công việc chung kịp thời, cùng lúc giao cho hai người một nhiệm vụ hoặc quên giao nhiệm vụ thì điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn khiến cho nhân viên có cảm giác chán nản và thiếu hứng khởi khi làm việc. Hay một trường hợp khác là nếu một nhân viên luôn cần mẫn trong công việc nhưng một người khác thì lười biếng khi nửa ngày chỉ lướt YouTube thì điều đó đang thể hiện nơi làm việc này rất thiếu kỷ luật, quy trình làm việc không hiệu quả. Lâu dần sẽ khiến nhân viên mất động lực làm việc.Để giải quyết vấn đề này, rất cần sự có mặt của những nhân viên trợ lý hành chính để giám sát tất cả các hoạt động. Nếu sự thiếu kỷ luật xảy ra giữa các phòng ban, thì bạn cần phải đưa ra các giải pháp để nhân viên có thể tương tác với nhau. Ngoài ra, bạn có thể trực tiếp làm việc với nhân viên vì chỉ họ mới có thể có những hiểu biết tốt nhất về cách khắc phục vấn đề.
Doanh nghiệp cần có phương pháp giúp tăng động lực làm việc cho nhân viên
Quy định làm việc quá cứng nhắc
Đương nhiên, ở nơi làm việc nào cũng sẽ những quy định. Ví dụ: Nếu làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất nguy hiểm thì mỗi nhân viên buộc phải tuân thủ chính xác mọi quy tắc để đảm bảo an toàn cá nhân. Tuy nhiên, trong các tình huống khác, sự linh động trong nguyên tắc cũng rất cần thiết.Ví dụ: Nếu bạn trừ lương của một nhân viên kinh doanh vì người đó về sớm 30 phút dù họ đã làm đến 45 tiếng trong tuần này thì chắc chắn bạn sẽ khiến nhân viên này cảm thấy không công bằng và chán nản. Hay khi nhân viên muốn làm việc ở nhà mà không được cho phép vì công ty không quản lý được thì việc này cũng đang khiến nhân viên cảm thấy mất động lực làm việc.
Ngày nay, nhân viên rất đề cao sự linh động trong các chính sách của doanh nghiệp nên nếu quy định quá nghiêm ngặt và cứng nhắc cũng rất dễ khiến những nhân viên ưu tú bỏ việc vì mất động lực làm việc. Vì vậy, hãy đánh giá chính xác và công bằng những giá trị mà nhân viên cống hiến cho tổ chức, thay vì chỉ chăm chăm vào thời gian họ đến và rời khỏi văn phòng. Đây là một trong những cách "đánh thức" động lực làm việc cho nhân viên hiệu quả mà các nhà lãnh đạo nên áp dụng.
Qua bài viết trên đây, Joboko đã cung cấp đến bạn đọc 4 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhân viên mất động lực làm việc và gợi ý một số giải pháp khắc phục. Ngoài các việc làm khiến nhân viên mất động lực có nguồn gốc từ công ty thì vẫn còn nhiều nhân tố ảnh hưởng khác. Tình trạng mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ vào mỗi buổi chiều cũng gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên bởi lúc này bạn khó có thể tập trung làm việc. Do đó, lấy lại động lực làm việc vượt qua cơn mệt mỏi mỗi buổi chiều như thế nào luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhân viên văn phòng.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.