Ai cũng biết rằng, muốn phỏng vấn xin việc hiệu quả, như ý thì ứng viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thế nhưng, thực tế là không phải lúc nào chuẩn bị nhiều cũng đã là tốt nhất. Nếu không may, bạn có thể "khéo quá thành vụng", trả lời phỏng vấn một cách máy móc và bị đánh trượt.
Hàng ngàn bài đăng trên blog, cố vấn tuyển dụng và cả những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm đều khuyên rằng yếu tố quan trọng nhất trong một buổi phỏng vấn xin việc là sự chuẩn bị. Họ nói rằng nếu bạn không chuẩn bị trước, chuẩn bị cho bản thân kỹ năng phỏng vấn thật là bài bản thì bạn sẽ đón nhận thất bại. Thế nhưng đừng quên, nhiều người đã chuẩn bị, thậm chí dành rất nhiều thời gian vẫn không trúng tuyển như thường. Vậy
vì sao đã chuẩn bị rất kỹ mà vẫn trượt vòng phỏng vấn? Cùng JOBOKO.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nên chuẩn bị những gì để cho buổi phỏng vấn trở nên hoàn hảo
3 lý do bạn không nên chuẩn bị quá nhiều cho buổi phỏng vấn
1. Bạn mất đi sự sáng tạo
Bạn đã từng nghĩ chưa, bạn không phải ứng viên duy nhất cho một vị trí. Người khác chuẩn bị, bạn cũng chuẩn bị thì liệu bạn có gì khác biệt cho với ứng viên khác? Nếu CV xin việc đã đủ để nhà tuyển dụng có ấn tượng mạnh với bạn thì việc chuẩn bị quá chi tiết cũng trở nên thừa thãi và lãng phí thời gian.
Thêm vào đó, không người phỏng vấn nào lại muốn nhận được câu trả lời máy móc, chung chung, ngàn năm như một, hầu như các nhà tuyển dụng hiện nay trước khi quyết định mời bạn đi phỏng vấn họ đã cân nhắc tới yếu tố mức độ phù hợp với công việc tuyển dụng ở
CV xin việc. Do vậy bạn cũng không cần phải thể hiện quá phô trương năng lực hay trình độ của bản thân.
Trong quá trình chuẩn bị phỏng vấn, không thể tránh khỏi bạn tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như "5 câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn vị trí..." để xem câu trả lời gợi ý. Sau đó, nếu may mắn người phỏng vấn hỏi bạn câu hỏi đã chuẩn bị từ trước, bạn trả lời câu hỏi theo gợi ý đã đọc ở đâu đó. May mắn này chưa chắc đã mang đến cho bạn cơ hội việc làm, đơn giản vì bạn cũng trả lời như nhiều ứng viên khác.
Jack Ma (nhà sáng lập Alibaba) đã từng nói: Nếu bạn làm việc mà người khác đang làm, bạn sẽ không có cơ hội tốt hơn. Điều đặc biệt hơn là trong quá trình phỏng vấn bạn phải luôn tự tin, bạn phải biết
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn. Đừng để nỗi sợ hãi làm bạn ám ảnh, khiến bạn mất đi sự chủ động và tự tin.
2. Bạn mất đi sự chân thực
Một ứng viên trả lời trơn tru tất cả các câu phỏng vấn đưa ra chưa chắc đã được mời làm việc sau buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng không phải giáo viên đi kiểm tra bài cũ của học sinh. Họ không cần một ứng viên học thuộc lòng giỏi mà là một nhân viên có năng lực và phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng sẽ không dễ dàng cho bạn biết họ đang tìm kiếm một ứng viên ra sao, đôi khi một ứng viên trả lời lúng túng, ngập ngừng lại được lòng họ hơn. Nên nhớ rằng trong quá trình giao tiếp, nhà tuyển dụng tài ba sẽ đánh giá ứng viên không chỉ qua cách trả lời câu hỏi mà còn qua những ngôn ngữ không lời khác nhưng thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể để biết được tính cách của người đó.
Bạn nên chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn
3. Bạn đánh mất chính mình
Người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi chỉ nhằm mục đích tìm ra ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng và với văn hóa công ty chứ không phải dùng để đánh đố ứng viên. Vì thế, câu trả lời của bạn nên phản ánh đúng suy nghĩ của bản thân. Nếu bạn vì đã đọc ở một bài trên blog nào đó rằng phải trả lời như này như kia để thành công trong buổi phỏng vấn. Dù rằng bạn có thể nhờ đó mà được nhận vào công ty thì liệu bạn có thể làm đúng cam kết như đã nói khi phỏng vấn hay không? Và làm vậy liệu bạn có thực sự vui vẻ với công việc đang làm hay không?
Chẳng hạn như, bạn muốn có một công việc đúng giờ giấc, muốn có lối sống lành mạnh, cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nhưng khi được hỏi bạn có chấp nhận làm thêm giờ thường xuyên hay không? Bạn đồng ý và nói hàng loạt những lời hoa mỹ khác. Nếu được nhận làm việc, bạn chỉ còn lựa chọn bỏ qua quan điểm sống của bản thân để chạy theo một công việc không phù hợp hoặc bắt đầu lại quá trình tìm việc mới.
Khi đi phỏng vấn chúng ta đều mong muốn có thể đạt được mức lương cao, đúng với mong muốn nguyện vọng của bản thân như lúc đầu. Để
trả lời câu hỏi phỏng vấn mức lương như thế nào cho đúng, chúng ta cần phải có sự nghiên cứu về mức lương rõ ràng, tham khảo mức lương chi trả của nhiều doanh nghiệp khác cũng như thông tin đề xuất tuyển dụng của công ty mà bạn đang tham gia vào quá trình phỏng vấn. Có như vậy bạn sẽ xác định tốt hơn mức lương mà bạn có thể đạt được.
Nếu bạn được mời phỏng vấn, đó là vì nhà tuyển dụng thấy được điều đặc biệt trong con người bạn, ngay cả khi bạn không thấy rõ bản thân mình. Buổi phỏng vấn là cơ hội để bạn chứng minh với họ điều đó là đúng và tiếp tục tiến bước trong sự nghiệp. Khâu chuẩn bị tìm hiểu về công ty, vị trí tuyển dụng, mức lương ở vị trí tương đương là không thể thiếu. Tuy nhiên, hãy trả lời phỏng vấn theo cách riêng của chính mình, không phải chỉ để tạo sự khác biệt mà còn để khẳng định và diễn đạt suy nghĩ chân thực của bản thân. Đâu phải chỉ nhà tuyển dụng mới được đánh giá bạn, quá trình phỏng vấn cũng là lúc để bản đánh giá xem công ty đó, vị trí đó có thực sự phù hợp với mục tiêu phát triển cá nhân của bạn hay không.
>> Bạn đang muốn tìm việc làm, truy cập ngay vào Joboko.com để nhận tin tuyển dụng việc làm nhanh nhất nhé.
>> Nếu bạn quan tâm tới nội dung này, đừng quên để lại ý kiến đánh giá bằng cách comment bên dưới nhé. MỤC LỤC:
1. Bạn mất đi sự sáng tạo
2. Bạn mất đi sự chân thực
3. Bạn đánh mất chính mình