Đừng vạ miệng mà nói điều này trong buổi phỏng vấn

10/05/2021 12:30
Nếu bạn không phải người nổi tiếng, quan chức nhà nước hay CEO, có lẽ bạn không quen với việc mọi lời nói của mình bị người khác đem ra "mổ xẻ". Tuy nhiên, dù bạn không phải người nổi tiếng thì vẫn một vài trường hợp sai sót trong phát ngôn của bạn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như phỏng vấn xin việc làm khi gặp nhà tuyển dụng.
Biết cách nói tránh và không nên chia sẻ một số chủ đề nhạy cảm cũng là một kỹ năng phỏng vấn mà nhiều ứng viên cần chú ý khi đi xin việc. Có thể nói phỏng vấn xin việc là một bước quyết định cực kỳ quan trọng để bạn có được một công việc mới ưng ý với mình. Trong buổi phỏng vấn, thường thì bạn sẽ được hỏi và trả lời rất nhiều câu hỏi cũng như giới thiệu bản thân khi phỏng vấn để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Nói những điều không nên trong buổi phỏng vấn sẽ khiến bạn khó tìm được việc làm
Có rất nhiều bạn vẫn bối rối và không biết nên chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn. Vì vậy, những ai đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết và ứng dụng cho nhu cầu của mình để sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn tốt nhất. Đặc biệt bất cứ công việc gì có sự chuẩn bị sẽ giúp chúng ta dễ dàng đạt được thành công hơn. Còn trong quá trình phỏng vấn sẽ có một số câu hỏi và cả câu trả lời hoàn toàn không có lợi cho bạn. Dưới đây là những điều bạn cần tránh trong buổi gặp đầu tiên với nhà tuyển dụng.

Những điều không nên nói trong buổi phỏng vấn

1. "Công việc này trả lương bao nhiêu?"

Đừng trở thành người đầu tiên đề cập đến vấn đề lương và thu nhập. Quá nôn nóng đặt câu hỏi về lương sẽ truyền đến một thông điệp cho nhà tuyển dụng rằng thứ bạn coi trọng nhất là tiền, một sai lầm nghiêm trọng trong buổi gặp đầu tiên. Nếu trúng tuyển, bạn có rất nhiều thời gian để nói về vấn đề này, khi bạn đã hiểu hơn về công việc phải làm và xác định được một mức lương phù hợp.

2. "Sếp của tôi không có năng lực"

Bất cứ ý chê bai hay kinh thường nào về "boss" cũ trước mặt "boss" trong tương lai đều không phải một ý tưởng hay. Nói cho cùng, để có thể làm sếp của bạn, họ phải có một tài năng đặc biệt ở lĩnh vực chuyên môn hoặc xã hội. Thay vì nhìn thấy năng lực của họ, bạn lại chỉ nhìn thấy toàn khuyết điểm. Bất kể lời chỉ trích của bạn là đúng hay sai, điều đó cũng ngụ ý rằng bạn là người có thái độ tiêu cực, thích chê bai hơn là học hỏi ở người khác.

3. "Tôi sẽ ở vị trí của anh/chị hiện nay" khi được hỏi: Mục tiêu 5 năm tới của bạn là gì?

Thể hiện sự tự tin vào bản thân là điều tốt, nhưng sự tự tin không theo kịp năng lực sẽ trở thành tự phụ. Phát biểu quá tự phụ sẽ không tạo được thiện cảm đối với người phỏng vấn. Hãy nhớ rằng điều nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá là liệu bạn có phù hợp với công ty họ hay không.

4. "Tôi chán việc" khi trả lời cho câu hỏi: Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Thay vào đó, bạn cần làm nổi bật lý do mình muốn tìm việc làm ở vị trí hiện tại, tại sao công việc này lại hấp dẫn bạn? Có thể công việc trước đây không mang đến cho bạn nhiều hứng thú hay không đủ đáp ứng những kỳ vọng của bạn nhưng không nên phủ nhận hết những kiến thức và kỹ năng bạn đã học được từ vị trí đó.

5. "Trông chị rất xinh"

Tránh bất cứ nhận xét hay ý kiến nào bị hiểu thành nịnh nọt hay tán tỉnh, bất kể người phỏng vấn của bạn có vẻ ngoài ra sao.
Đi phỏng vấn nên nói điều gì khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn tốt nhất

6. "Điểm yếu của tôi là không có điểm yếu nào"

Câu trả lời này bạn dùng để gây cười thì được, còn phỏng vấn xin việc thì không. Luôn chuẩn bị sẵn sàng để nói về một vài điểm yếu của bạn, chỉ cần chắc chắn rằng điều đó không làm ảnh hưởng đến kết quả công việc của bạn. Kể về một điểm yếu trong quá khứ mà bạn đã khắc phục được nó cũng là một chiến lược hiệu quả.

7. "Tôi có thể làm việc ở nhà không?" hay "Tôi được nghỉ phép bao nhiêu ngày?"

Để dành những câu hỏi như vậy đến khi bạn được mời làm việc hoặc nhà tuyển dụng hỏi bạn về cách tạo động lực làm việc hay đạo đức nghề nghiệp của bạn. Đề nghị làm việc ở nhà thể hiện bạn không thích làm việc cùng với người khác, bạn không làm việc tốt dưới sự giám sát trực tiếp hoặc bạn có lịch biểu khó mà làm việc tốt được. Thi thoảng, nhân viên làm một vị trí trong thời gian dài sẽ được phép làm việc từ xa nhưng đây không phải sự nhượng bộ để bạn yêu cầu ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên.

8. "Anh/chị sẽ phải hối tiếc nếu không nhận tôi"

Bạn làm sao biết điều này khi mà chưa gặp và đánh giá các ứng viên khác. Quá tự tin không có cơ sở cũng là nguyên nhân khiến cánh cửa công việc này đóng lại trước mắt bạn.

Bên cạnh những lưu ý ở trên thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa các vấn đề liên quan đến buổi phỏng vấn như vì sao phỏng vấn đâu trượt đấy? Qua những nội dung này chắc chắn các ứng viên sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như đưa ra các bài học để bước vào cuộc phỏng vấn tự tin và biết cách nắm bắt cơ hội hơn.

Nếu bạn được mời đến cuộc phỏng vấn đó cũng là bước đầu của sự thành công, chính vì thế hãy tận dụng cơ hội này nhé. Đối với những bạn vẫn đang trong quá trình tìm việc mà chưa biết phải viết cv xin việc như thế nào thì hãy cùng tham khảo chi tiết những mẫu cv xin việc được Joboko.com cập nhật với đầy đủ các dạng, các mẫu đẹp mắt, tiếng Anh, tiếng Việt, tùy thuộc nhu cầu công việc của mình mà bạn có thể lựa chọn loại cv phù hợp nhất.

MỤC LỤC:
1. "Công việc này trả lương bao nhiêu?"​
2. "Sếp của tôi không có năng lực"​​
3. "Tôi sẽ ở vị trí của anh/chị hiện nay" khi được hỏi: Mục tiêu 5 năm tới của bạn là gì?
4. "Tôi chán việc" khi trả lời cho câu hỏi: Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
5. "Trông chị rất xinh"
6. "Điểm yếu của tôi là không có điểm yếu nào"
7. "Tôi có thể làm việc ở nhà không?" hay "Tôi được nghỉ phép bao nhiêu ngày?"
8. "Anh/chị sẽ phải hối tiếc nếu không nhận tôi"

Đọc thêm: 3 sai lầm không thể cứu vãn trong phỏng vấn xin việc

Đọc thêm: Ứng phó thế nào với câu hỏi "Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?"

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888