Là môi trường làm việc tốt, mang đến thu nhập cao cho người lao động, ngân hàng là điểm đến lý tưởng cho người lao động học tập, làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể làm việc tại ngân hàng, bạn cần phải vượt qua nhiều vòng phỏng vấn khác nhau, trong đó có vòng phỏng vấn trực tiếp. Nhằm giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển, JobOKO đã tổng hợp danh sách các câu hỏi phỏng vấn nhân viên ngân hàng có thể gặp phải và gợi ý cách trả lời. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời bạn cùng tham khảo, tìm hiểu.
Tham dự phỏng vấn ngân hàng cần chuẩn bị những gì?
Phỏng vấn được coi là cửa ải cuối cùng trong quy trình tuyển dụng của ngân hàng hay bất cứ doanh nghiệp nào. Chính vì thế ở vòng này các bạn cần vượt qua các câu hỏi của nhà tuyển dụng, chứng minh được bản thân mình hơn những người khác và tạo được ấn tượng tốt khiến nhà tuyển dụng không thể bỏ qua bạn. Hãy lưu ý một số những kinh nghiệm dưới đây.
Chắc chắn khi bạn ứng tuyển, điều cần làm đầu tiên đó là tìm hiểu kỹ về thông tin ngân hàng đó. Điều này giúp bạn không chỉ nắm bắt được thông tin về nơi mong muốn làm việc mà còn hiểu rõ về ngân hàng để dễ dàng trả lời các câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đề cập đến trong buổi phỏng vấn.
Bạn cần nắm rõ tên ngân hàng, logo, slogan hay lịch sử, mục tiêu... những điểm nổi bật hay tạo ấn tượng tốt của ngân hàng. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hỏi: Tại sao em lại lựa chọn ngân hàng...? Nếu bạn đã tìm hiểu chắc chắn bạn sẽ dễ dàng giải đáp được câu hỏi này. Bên cạnh đó thông tin về bộ máy cũng như ban lãnh đạo bạn cũng nên nắm để chứng minh sự hiểu biết và quan tâm của mình đối với doanh nghiệp.
Vị trí ứng tuyển của bạn là gì chắc chắn bạn phải nắm rõ bởi nhà tuyển dụng rất có thể sẽ hỏi "bạn có hiểu gì về công việc hay vị trí này không". Để trả lời được câu hỏi này bắt buộc bạn phải hiểu rõ vị trí mình ứng tuyển, trả lời về công việc thuyết phục và chứng minh được sự phù hợp của bản thân với công việc này. Bạn có thể tìm hiểu thêm top việc làm ngành ngân hàng, để hiểu rõ hơn về các vị trí và mình phù hợp với công việc nào nhất.
Khi bạn được mời đến cuộc phỏng vấn là bạn đã đi gần đến đích, chính vì thế đừng để bất cứ lý do nào làm mất đi cơ hội việc làm của bạn. Trang phục cũng là yếu tố mà nhà tuyển dụng đánh giá và chú ý bạn khi bắt đầu buổi phỏng vấn.
Ngân hàng thường là môi trường lịch sự, nghiêm túc, vì thế bạn nên cân nhắc tránh mặc những bộ đồ quá thoải mái hay xuề xòa, không nên quá cầu kỳ, rườm rà. Ăn mặc giản dị, lịch sự, trang điểm nhẹ nhàng, thanh lịch, dễ nhìn. Đặc biệt là không nên có quá nhiều mùi như nước hoa hay những mùi khác khiến người đối diện khó chịu.
Bên cạnh đó thì kiến thức cũng là vấn đề bạn cần trang bị kỹ lưỡng. Đây cũng là yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực chuyên môn của bạn. Thông thường thì kiến thức chuyên môn sẽ được test ở những vòng thi trước đó, khi phỏng vấn có thể sẽ nhắc lại xem bạn có vấn đề gì cần cân nhắc không. Nhà tuyển dụng có thể sẽ dùng bài thi trước đó của bạn để hỏi thêm thông tin. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn nắm vững kiến thức chuyên môn nhé.
Trang phục phỏng vấn tại ngân hàng cần lịch sự nghiêm túc
Có rất nhiều ứng viên kiến thức và kỹ năng chuyên môn rất tốt nhưng vòng đối diện thường để mất điểm. Khi tham gia cuộc phỏng vấn bạn nên thể hiện tốt ngay từ khi ở phòng chờ, tùy vào vị trí ứng tuyển của bạn mà cần có thái độ thể hiện được sự nhã nhặn, lịch sự trong bất cứ tình huống nào.
Hãy chủ động chào, tự tin tránh để bị run, không nên quá khép nép vì như vậy các bạn sẽ dễ bị nhà tuyển dụng đánh giá không tốt. Bạn cần bình tĩnh trong quá trình phỏng vấn, hãy tỏ ra thân thiện và dễ gần, chủ động trong mọi việc khi phỏng vấn, hãy chú ý đến câu hỏi mà nhà phỏng vấn đưa ra tránh trả lời lạc đề.
Khi trả lời phỏng vấn nên nhìn thẳng vào vùng tam giác giữa hai mắt và miệng của đối phương, tránh nhìn thẳng vào mắt. Cố gắng trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, không quá dài dòng, hãy nêu bật những ý chính và có tác động tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Kết thúc cuộc phỏng vấn bạn đừng quên câu chào, chủ động chào và cảm ơn đây là kỹ năng giao tiếp tối thiếu. Dù kết quả phỏng vấn có ra sao thì bạn cũng nên gửi lời cảm ơn bởi chắc chắn bạn cũng học tập được nhiều điều và kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng khi tham gia ứng tuyển.
Những câu hỏi có thể bạn sẽ gặp khi phỏng vấn ngân hàng:
1. Bạn hãy giới thiệu một chút về bản thân mình?
2. Bạn hiểu gì về công việc bạn đang ứng tuyển?
3. Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng của chúng tôi?
4. Bạn có nộp hồ sơ vào ngân hàng khác không/Bạn đã nộp hồ sơ vào bao nhiêu ngân hàng?
5. Bạn đang làm việc ở ngân hàng chúng tôi nhưng một ngân hàng khác lại mời gọi bạn với mức lương cao hơn. Bạn sẽ xử lý thế nào?
6. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ? Điểm yếu của bạn là gì?
7. Trong quá trình làm việc tại ngân hàng, anh/chị đã gặp phải tình huống nào khó xử với khách hàng chưa? Cách giải quyết như thế nào?
8. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
9. Khách hàng đang rất bức xúc vì lỗi giao dịch viên nhầm lẫn gây ra. Bạn không hề biết lỗi của giao dịch viên này. Bạn giải quyết tình huống này như thế nào?
10. Bạn còn câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Với danh sách một số câu hỏi cùng kinh nghiệm phỏng vấn trên đây bạn hoàn toàn có thể tham khảo và đưa ra cho mình những bài học và sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi đi phỏng vấn. Trong bất cứ cuộc phỏng vấn xin việc nào, bạn là nhân vật chính vì thế hãy tin vào bản thân mình và cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất. Kinh nghiệm phỏng vấn này bạn có thể áp dụng cho dù ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào do Vietcombank tuyển dụng hay các ngân hàng lớn nhỏ khác. JOBOKO hy vọng, ứng viên sẽ gia tăng cơ hội có được vị trí mình mơ ước.
Nếu bạn đang muốn ứng tuyển vị trí giao dịch viên ngân hàng, hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy sự chuyên nghiệp và khéo léo của bạn. Để có được điều này, bạn cần nắm được mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng và chuẩn bị hành trang kiến thức kỹ lưỡng nhất. Kết quả thành công hay không đều phụ thuộc vào khả năng của chính bạn.
MỤC LỤC:
I. Một số kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
II. Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng phổ biến nhất
Đọc thêm: Ngành ngân hàng - Nghề hot liệu có ngọt?