Kinh nghiệm phỏng vấn nhân sự cấp cao
Phỏng vấn nhân sự cấp cao và lựa chọn, tuyển dụng họ không đơn giản chỉ là tìm ra người có CV xin việc đẹp nhất, kinh nghiệm làm việc lâu nhất mà điều quan trọng là cá nhân đó có tổng hợp các điều kiện cần để hoàn thành tốt vai trò quản lý trong doanh nghiệp. Người đó nên sở hữu khả năng, kỹ năng quản lý và thái độ đúng đắn để đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng như vậy. Chắc chắn, để tìm được một người "hoàn hảo" như vậy, bạn không thể chỉ duyệt qua CV và phỏng vấn như với các vị trí phổ thông khác.
MỤC LỤC:
1. Chuẩn bị phỏng vấn nhân sự cấp cao
2. Kinh nghiệm đặt đúng câu hỏi khi phỏng vấn nhân sự cấp cao
3. Cá nhân hóa cuộc phỏng vấn
4. Phỏng vấn nhóm để tìm ứng viên phù hợp
5. Phát hiện kiểu ứng viên nhân sự cấp cao cần tránh qua cuộc phỏng vấn
Bí quyết phỏng vấn nhân sự cấp cao hiệu quả
Khi cần tìm kiếm nhân sự cấp cao, nhiều công ty chọn cách thuê các công ty headhunt để "săn" ứng viên. Đó cũng là một phương pháp chọn lọc được một số cá nhân đủ điều kiện và tiềm năng. Sau đó, khi công ty đã thu hẹp danh sách ứng viên cho vị trí quản lý, nhà tuyển dụng nội bộ cần phải có cách tiếp cận tích cực.
Một trong những cách tốt nhất để đánh giá xem ứng viên vào các vị trí nhân sự cấp cao có phù hợp với vai trò đó hay không là thông qua cuộc phỏng vấn. Bạn có thể đánh giá ứng viên qua ấn tượng đầu tiên, tìm hiểu về họ qua các câu hỏi phù hợp,... đều có thể hữu ích.
Kinh nghiệm phỏng vấn nhân sự cấp cao
Dưới đây là một số hướng dẫn về việc làm sao để thực hiện một cuộc phỏng vấn nhân sự cấp cao.
1. Chuẩn bị phỏng vấn nhân sự cấp cao
Hầu hết mọi người đều có suy nghĩ rằng đối với một cuộc phỏng vấn, người cần chuẩn bị là ứng viên nhưng trên thực tế, nhà tuyển dụng cũng phải chuẩn bị, đặc biệt là khi tiếp xúc với ứng viên nhân sự cấp cao. Đây là một quá trình hai chiều. Hãy nhớ rằng bạn không chỉ đơn giản là lấp đầy một vị trí bình thường.
Những ứng viên bạn sắp tiếp xúc và đánh giá có thể là người sẽ quản lý cả một bộ phận/cơ sở/chi nhánh của doanh nghiệp. Nhiều người trong số họ có thể có kinh nghiệm quản lý lâu năm hoặc là trụ cột trong một lĩnh vực. Do đó, nhà tuyển dụng cũng phải có kiến thức, kỹ năng và chiến lược cụ thể để thuyết phục họ về làm việc cho công ty bạn.
Một điểm cần xem xét là các ứng viên nhân sự cấp cao cần được đối xử đặc biệt hơn so với thông thường. Những ứng viên này là những cá nhân có địa vị cao, vì vậy họ sẽ muốn được công nhận cho dù là đang tham gia cuộc phỏng vấn. Nhiều người cũng không muốn phải điền vào biểu mẫu hay các bảng hỏi, bài kiểm tra tẻ nhạt. Họ thích nói về kinh nghiệm quản lý, các dự án thành công,... hơn là viết ra.
Như vậy, điều quan trọng mà nhà tuyển dụng phải chú ý khi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn nhân sự cấp cao là hãy dành thời gian tìm hiểu về họ, các thói quen, thành tích thực tế,... để có thể giao tiếp hiệu quả.
2. Kinh nghiệm đặt đúng câu hỏi khi phỏng vấn nhân sự cấp cao
Để có được câu trả lời thuyết phục từ các ứng viên nhân sự cấp cao, tốt nhất là nhà tuyển dụng cần tự xác định từ trước câu hỏi nào thực sự đáng để đề cập đến. Bạn cũng đừng quên xác định những phẩm chất cần thiết mà bạn tìm kiếm ở một nhân sự cấp cao tiềm năng, sau đó đảm bảo đặt câu hỏi phản ánh về phẩm chất của ứng viên.
Lưu ý là bạn không cần phải nêu trực tiếp yếu tố bạn quan tâm trong câu hỏi. Chẳng hạn, thay vì hỏi "Anh/chị có kỹ năng lãnh đạo để quản lý một công ty không?", hãy hỏi về những dự án nào người đó đã quản lý trước đây và cách hoàn thành. Một ứng viên tốt sẽ tự biết phân tích câu hỏi và khéo léo nói về kỹ năng lãnh đạo của họ.
Phỏng vấn nhân sự cấp cao không dễ với nhiều người
2.1. Những phẩm chất cần tìm kiếm ở ứng viên nhân sự cấp cao thông qua câu hỏi phỏng vấn
Khi phỏng vấn ứng viên cho vai trò quản lý, nhà tuyển dụng hãy tìm những đặc điểm sau:
- Tầm nhìn chiến lược: Nhân sự cấp cao sẽ là người tham gia vào quá trình ra quyết định của công ty và chịu trách nhiệm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển. Trong cuộc phỏng vấn, họ cần thể hiện rằng mình hiểu các yêu cầu của doanh nghiệp và có năng lực giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn.
- Khả năng lãnh đạo: Bên cạnh đó, nhân sự cấp cao cũng sẽ là người quản lý và thúc đẩy các nhân viên cấp dưới một cách hiệu quả. Thông qua các câu hỏi, nhà tuyển dụng nên tìm ra người có kỹ năng lãnh đạo, quyết đoán, tự tin, giỏi ra quyết định và dẫn dắt.
- Cách tiếp cận mục tiêu: Cuối cùng, nhân sự cấp cao phải chịu trách nhiệm về kết quả công việc của một bộ phận/cơ sở/chi nhánh hoặc thậm chí là toàn công ty. Bạn có thể đánh giá họ bằng việc xác định xem họ có cách tiếp cận mục tiêu như thế nào, có thể đáp ứng hạn ngạch bán hàng, từng tung ra các sản phẩm mới thành công hay chỉ đạo chiến dịch quảng cáo mang lại lợi nhuận,...
2.2. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân sự cấp cao
- Bạn mô tả phong cách lãnh đạo của mình như thế nào? Hãy cho chúng tôi biết về thời gian bạn phải thay đổi do những tình huống bất ngờ (ví dụ: khi dự án cần hoàn thành trong thời hạn quá ngắn hoặc phải đáp ứng hạn ngạch doanh thu cao).
- Là một nhà lãnh đạo, bạn cho rằng đâu là cách tốt nhất để đưa ra phản hồi cho nhân viên làm việc kém hiệu quả?
- Bạn có quen thuộc với quy trình đánh giá hiệu suất nhân viên toàn diện? Bạn sẽ phản ứng thế nào nếu nhận được phản hồi tiêu cực từ một nhân viên cấp dưới?
- Đâu là lời khuyên quan trọng nhất mà bạn đã đưa ra cho nhóm của mình? (ví dụ: về quản lý thời gian hoặc căng thẳng).
- Bạn sẽ làm gì nếu một người quản lý bộ phận cấp dưới luôn phản đối ý tưởng của bạn?
- Mô tả một dự án thành công mà bạn quản lý từ đầu đến cuối. Những thách thức bạn đã đối mặt và bạn đã làm gì để vượt qua chúng?
- Hãy tưởng tượng bộ phận của bạn nản lòng sau một thất bại (ví dụ: mất một khách hàng lớn.) Bạn sẽ truyền cảm hứng cho họ như thế nào?
- Bạn có thường xuyên tổ chức các cuộc họp với nhóm quản lý điều hành của công ty không? Bạn làm thế nào để chuẩn bị cho các cuộc họp này?
Tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn nhân sự cấp cao phổ biến để quá trình tuyển dụng đơn giản hơn
3. Cá nhân hóa cuộc phỏng vấn
Vì khi một công ty tìm kiếm nhân sự cấp cao, nhà tuyển dụng có thể đã thu hẹp danh sách các ứng viên đến vòng phỏng vấn. Nhờ vậy, bạn sẽ dễ dàng xây dựng cách tiếp cận cá nhân đối với mỗi người. Như đã nói ở trên, hãy tìm hiểu kỹ về ứng viên với các thông tin quan trọng và thành tích. Bạn cũng có thể kiểm tra mạng xã hội, các bài báo (nếu có tin tức về ứng viên hoặc dự án họ lãnh đạo). Điều này sẽ giúp định vị câu hỏi tốt hơn vì bạn đã biết về nền tảng, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của ứng viên.
Để cá nhân hoá cuộc phỏng vấn, bạn cần biết cách phản ứng với câu chuyện của họ cho phù hợp và đặt câu hỏi thăm dò, không chỉ đưa ra nhận xét chung chung. Hãy xây dựng một cuộc trò chuyện nơi họ cảm thấy thoải mái hơn để thể hiện tính cách, ý tưởng và ý kiến của họ.
Ngoài ra, bạn có thể thử coi cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện về ngành công nghiệp mà doanh nghiệp là một phần trong đó, những xu hướng mới nổi và những thách thức của nó. Điều này sẽ biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc trao đổi ý tưởng và suy nghĩ thay vì đánh giá một chiều.
4. Phỏng vấn nhóm để tìm ứng viên phù hợp
Khi nói đến việc tìm kiếm ứng viên phù hợp cho vị trí nhân sự cấp cao, công ty cần ra quyết định sáng suốt và vững vàng khi thực hiện cuộc phỏng vấn. Do đó, phỏng vấn nhóm sẽ tốt hơn. Tuỳ thuộc vào vị trí mà người phỏng vấn có thể gồm bộ phận nhân sự và ban giám đốc công ty. Phỏng vấn nhóm cũng giúp ra quyết định công bằng, khách quan hơn.
5. Phát hiện kiểu ứng viên nhân sự cấp cao cần tránh qua cuộc phỏng vấn
- Ứng viên có dấu hiệu căng thẳng: Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng hãy cung cấp cho các ứng viên các tình huống giả định để kiểm tra xem họ đối mặt với thách thức như thế nào. Nếu họ có vẻ quá căng thẳng hoặc khó khăn với việc trả lời, họ cũng có thể sẽ phản ứng như vậy khi gặp vấn đề thực sự trong công việc.
Ứng viên nhân sự cấp cao cũng đa dạng kiểu người
- Thiếu sự chuẩn bị: Các ứng cử viên thực sự quan tâm đến một vị trí nhân sự cấp cao sẽ thực hiện nghiên cứu về công ty của bạn. Họ nên biết về sản phẩm/dịch vụ của bạn, đối thủ cạnh tranh và có ý tưởng rõ ràng về cách họ có thể đóng góp cho mục tiêu của bạn.
- Kỹ năng thuyết trình kém: Nhân sự cấp cao là người đại diện cho công ty của bạn. Họ có thể trao đổi với khách hàng, đối tác, tham dự hội nghị và quản lý các nhóm nội bộ. Nếu họ thiếu tự tin và là người dè dặt hoặc không chuyên nghiệp, không thể giao tiếp/thuyết trình tốt thì họ không phù hợp với vai trò bạn đang tuyển dụng.
- Kiêu căng: Những nhân sự cấp cao là người ra quyết định nhưng những người điều hành giỏi thì không có thái độ kiêu căng. Thay vào đó, họ thừa nhận sai lầm của mình, công bằng và cởi mở và có trí tuệ cảm xúc cao.
- Ứng viên đưa ra câu trả lời không trung thực: Nếu bạn phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào của một ứng viên đang cố gắng che giấu hoặc nói dối, hãy xem xét lại việc tuyển dụng họ vào vị trí nhân sự cấp cao. Một người quản lý, lãnh đạo phải làm gương cho nhân viên, chuyên nghiệp, đáng tin.
Những lời khuyên giúp nâng cao hiệu quả tuyển dụng
Phỏng vấn nhân sự cấp cao không giống với các vị trí khác, vì vậy nhà tuyển dụng cần chuẩn bị kỹ lưỡng nếu muốn thu hút nhân tài "đầu quân" cho doanh nghiệp. Với 10 lời khuyên hữu ích giúp quá trình tuyển dụng diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao dưới đây, hy vọng bạn sẽ thuyết phục được những người giỏi về làm việc cho công ty mình.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.