Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên Tư vấn Tài chính

05/02/2022 10:05
Ứng tuyển vị trí Chuyên viên tư vấn tài chính, muốn trúng tuyển dễ dàng thì bạn cần thể hiện được thế mạnh, điểm nổi bật so với ứng viên khác. Kỹ năng, kinh nghiệm phỏng vấn hay tạo CV chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình tìm việc làm của bạn.
Chuyên viên Tư vấn Tài chính là người giúp các cá nhân đưa ra quyết định khôn ngoan liên quan đến quản lý tiền và tài sản. Để xin việc làm Chuyên viên Tư vấn Tài chính, bạn phải có trình độ, bằng cấp, giấy phép và kỹ năng phù hợp.

Chuẩn bị những gì khi xin việc làm Chuyên viên tài chính?

I. Công việc của Chuyên viên Tư vấn Tài chính

Chuyên viên Tư vấn Tài chính đánh giá tình hình tài chính của một cá nhân, hiểu nhu cầu và mục tiêu của họ sau đó đưa ra khuyến nghị về phương pháp để đạt được mục tiêu trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Một số chuyên viên Tư vấn Tài chính có nền tảng đa dạng và cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính, trong khi những người khác chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể như hưu trí hoặc thuế, đầu tư, phân bổ ngân sách.
Chuyên viên Tư vấn Tài chính làm việc trong rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp. Nhiều người được tuyển dụng bởi các công ty lớn tập trung vào đầu tư, tài chính hoặc bảo hiểm, trong khi những người khác chọn làm việc tại một công ty nhỏ hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính độc lập. Thông thường những người có kinh nghiệm nhà tuyển dụng sẽ tuyển trưởng phòng tài chính để lựa chọn và lọc lấy những chuyên viên tư vấn tài chính có kỹ năng và giàu kinh nghiệm.
Yêu cầu giáo dục tối thiểu đối với chuyên viên Tư vấn hay tư vấn viên Tài chính là bằng cử nhân, thường là về tài chính, kế toán, kinh doanh, kinh tế, thống kê hoặc một lĩnh vực tương tự. Ứng viên cũng nên tham gia các chương trình đào tạo về quản trị rủi ro, thuế, đầu tư và lập kế hoạch bất động sản. Chuyên viên Tư vấn Tài chính cần phải hiểu khách hàng của họ, các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, sau đó phân tích, nghiên cứu, giải thích và đề xuất các loại đầu tư khác nhau, mức bảo hiểm cần thiết,... đảm bảo tất cả chúng đều tuân thủ các quy định.
Hầu hết các chuyên viên Tư vấn Tài chính đều có ít nhất một trong số nhiều chứng chỉ, giấy phép hành nghề như CFP. Ngoài ra, việc theo học và lấy bằng thạc sĩ tài chính cũng có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho bạn trong thị trường cạnh tranh như hiện nay.

II. Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên Tư vấn Tài chính

Ngày nay, các công việc chuyên viên Tư Vấn Tài Chính tương đối phổ biến và được tuyển dụng thường xuyên. Mặc dù vậy, quá trình xin việc chuyên viên Tư Vấn Tài Chính không hề đơn giản vì đây là một vai trò chuyên môn, yêu cầu cao về trình độ, kỹ năng, bằng cấp và thậm chí là vấn đề đạo đức và các đảm bảo. Khi xin việc chuyên viên Tư Vấn Tài Chính, ứng viên nên tập trung vào 2 vấn đề lớn bao gồm CV và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn.

1. Điều chỉnh CV chuyên viên Tư vấn Tài chính theo yêu cầu của nhà tuyển dụng

Khi tạo CV mới hoặc cập nhật CV để ứng tuyển vào vị trí chuyên viên Tư Vấn Tài Chính, bạn cần lưu ý bao gồm các thông tin mà nhà tuyển dụng muốn thấy. Bạn có thể điều chỉnh dựa trên mô tả công việc đăng trên thông báo tuyển dụng. Dưới đây là những gì một nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong một bản CV của chuyên viên Tư Vấn Tài Chính:

  • Giáo dục chuyên nghiệp: Vì công việc chuyên viên Tư vấn Tài chính là công việc chuyên môn yêu cầu trình độ cao nên nhà tuyển dụng chú ý rất nhiều đến bằng cấp, trường học, xếp loại của ứng viên. CV của bạn phải cho thấy bạn là một ứng viên tiềm năng với bằng cấp phù hợp.
  • Chứng chỉ và giấy phép: Để hành nghề chuyên viên Tư vấn Tài chính, bạn sẽ cần có những chứng chỉ và giấy phép cần thiết. Hãy đưa thông tin đầy đủ về loại chứng chỉ bạn có ở ngay phần đầu của CV cũng tương tự với CV xin việc giao dịch viên ngân hàng.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là cơ sở để bạn phát triển mạnh trong công việc chuyên viên Tư vấn Tài chính bởi vì hầu hết các nhiệm vụ của bạn được thực hiện thông qua các tương tác trực tiếp để tư vấn và thuyết phục khách hàng. Bạn hãy nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp và tương tác trong CV của mình.
  • Kinh nghiệm làm việc: Rất hiếm khi một sinh viên mới tốt nghiệp đại học chưa có kinh nghiệm gì vào vị trí chuyên viên Tư vấn Tài chính. Bạn nên có kinh nghiệm dù chỉ là thực tập hoặc làm việc trong các vai trò khác như kế toán, kiểm toán, đầu tư.

Mẹo xin việc làm Chuyên viên tư vấn tài chính thành công

2. Kinh nghiệm phỏng vấn Chuyên viên Tư vấn Tài chính

Khi bạn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên Tư Vấn Tài Chính cũng giống như ứng tuyển vị trí chuyên viên tư vấn kinh doanh nhà tuyển dụng muốn thấy rằng bạn đã thực sự sẵn sàng cho nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ quản lý tài chính của khách hàng. Trong cuộc phỏng vấn xin việc, bạn cần đưa ra các câu trả lời rõ ràng, chính xác và đúng trọng tâm, đặc biệt là bạn phải trung thực.
Những câu hỏi của nhà tuyển dụng thường bao gồm câu hỏi chung, câu hỏi tình huống và các câu hỏi chuyên môn để xác định khả năng, trình độ, kỹ năng và đam mê của bạn. Các nội dung phổ biến nhất là:

  • Câu hỏi về trải nghiệm nghề nghiệp: Câu hỏi này phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bạn, ví dụ như bạn chưa từng làm chuyên viên Tư vấn Tài chính nhưng có kinh nghiệm làm kế toán thì nhà tuyển dụng muốn bạn nói về nền tảng chung của hai nghề nghiệp. Người phỏng vấn không chỉ muốn biết về những gì bạn đạt được, giấy phép hay chứng chỉ của bạn mà còn muốn biết bạn có dự định lấy được bằng cấp cao hơn hoặc các chứng chỉ khác hay không.
  • Câu hỏi về kỹ năng mềm/kỹ năng giao tiếp: Những câu hỏi này có thể tập trung vào việc tìm hiểu xem bạn có thoải mái khi tư vấn tài chính hay không, có thể giao tiếp qua điện thoại, email và trực tiếp cũng như khả năng thiết lập quan hệ hợp tác với khách hàng.
  • Câu hỏi về mặt kỹ thuật: Những câu hỏi phổ biến như "Là một chuyên viên Tư Vấn Tài Chính, bạn làm thế nào để đạt được các mục tiêu của mình?" nghe có vẻ đơn giản nhưng lại không dễ trả lời. Trên thực tế, nhà tuyển dụng muốn biết về các phương pháp bạn sử dụng để làm việc hiệu quả, chẳng hạn như cách bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên Tư vấn Tài chính

Trong suốt cuộc phỏng vấn vào vị trí chuyên viên Tư Vấn Tài Chính của bạn, hãy trung thực và thẳng thắn, không tỏ ra quá tự tin hoặc phồng mình lên. Mặt khác, bạn cũng nên thể hiện sự chuyên nghiệp và thái độ hợp tác, lấy khách hàng là trung tâm, tư vấn tài chính trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy, biết cách trả lời câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính thường gặp sẽ giúp gia tăng sự tự tin và mang đến cho bạn cơ hội trúng tuyển cao.

MỤC LỤC:
I. Công việc của chuyên viên Tư Vấn Tài Chính
II. Kinh nghiệm xin việc làm chuyên viên Tư Vấn Tài Chính
III. Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tư vấn tài chính

Đọc thêm: Mô tả công việc Chuyên viên tư vấn tài chính

Đọc thêm: Chuyên viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp cần hành trang gì?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888