Cách xây dựng quy trình đàm phán tiêu chuẩn và nâng cao kỹ năng đàm phán

02/10/2020 19:37
Kỹ năng đàm phán tốt là yếu tố quyết định đến hiệu quả của một cuộc giao dịch, trao đổi, ký kết hợp đồng. Người có khả năng thỏa thuận, đàm phán chuyên nghiệp cũng nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của đối tác, bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy, nắm được cách cải thiện kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn đạt được kết quả tích cực trong mọi tình huống.

MỤC LỤC:
1. Đàm phán là gì?
2. Quá trình đàm phán gồm những giai đoạn nào?
3. Làm gì khi đàm phán không thành?
4. Cách phát triển kỹ năng đàm phán

Trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng, chắc hẳn ai cũng muốn đạt kết quả và lợi nhuận cao nhất có thể và điều này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng đàm phán của mỗi người. Đặc biệt, nếu bạn là giám đốc kinh doanh thì kỹ năng đàm phán lại càng quan trọng hơn hết. Vậy đàm phán là gì? Làm thế nào để cải thiện kỹ năng đàm phán?

ky nang dam phan la gi

Để có kỹ năng đàm phát tốt cần phải làm gì?

1. Đàm phán là gì?

Đàm phán là phương pháp bàn luận chiến lược giúp giải quyết một vấn đề theo hướng mà hai bên đều có thể cảm thấy chấp nhận được. Trong quá trình đàm phán, mỗi bên sẽ phải thuyết phục đối phương đồng tình hoặc nghe theo quan điểm của mình. Để có thể đàm phán hiệu quả và đi đến kết quả tốt nhất, các bên cần phải tránh những tranh cãi theo hướng tiêu cực hoặc chống đối lẫn nhau.
Các cuộc đàm phán có thể diễn ra giữa người bán với người mua hàng, giữa nhà tuyển dụng với ứng viên tiềm năng, giữa người đại diện của một quốc gia với người đồng cấp của nước khác,...
Xem thêm: Các cách hỗ trợ hoàn thiện kỹ năng đàm phán và thuyết phục

2. Quá trình đàm phán gồm những giai đoạn nào?

Để đạt được kết quả đàm phán như mong muốn, bạn cần nắm được các giai đoạn trong quá trình đàm phán. Ví dụ, trong công việc, bạn sẽ cần sắp xếp một cuộc họp để tất cả các bên liên quan có thể ngồi cùng với nhau để đàm phán các vấn đề như ký kết hợp đồng, xin hỗ trợ vốn đầu tư,... Các bên đàm phán có thể là những cá nhân đảm nhận chức vụ quan trọng, đại diện cho công ty chẳng hạn như giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh, trưởng phòng,...
Quá trình đàm phán sẽ gồm 6 giai đoạn: Chuẩn bị, Tranh luận, Làm rõ mục tiêu, Đàm phán để đạt đến thỏa thuận có lợi cho 2 bên, Thỏa thuận, Thực thi hành động.

2.1. Chuẩn bị

Trước khi tiến hành cuộc đàm phán, bạn nên ấn định về thời gian, địa điểm cũng như những người sẽ tham gia đàm phán. Mục đích của việc chuẩn bị là để 2 bên đều sẵn sàng, có không gian phù hợp, bảo mật để trao đổi và đi đến thỏa thuận một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.

2.2. Tranh luận

Trong giai đoạn này, thành viên của mỗi bên sẽ đưa ra quan điểm của mình với vấn đề cần được đàm phán. Kỹ năng cần thiết trong giai đoạn này là thuyết trình, đặt câu hỏi, lắng nghe và làm rõ, phát hiện những điểm yếu, nội dung và quan điểm chưa thuyết phục của đối phương để giành được lợi thế về phía mình.

2.3. Làm rõ mục tiêu

Sau giai đoạn tranh luận, các mục tiêu, lợi ích và quan điểm của cả hai bên cần phải được làm rõ. Hãy liệt kê các yếu tố theo xếp hạng ưu tiên. Làm rõ các yếu tố này, 2 bên có thể xác định được một số điểm chung. Làm rõ mục tiêu là giai đoạn cần thiết trong quá trình đàm phán vì nếu không có nó, những hiểu lầm có thể xảy ra dẫn đến khó đạt được thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.

2.4. Đàm phán để đạt đến thỏa thuận có lợi cho 2 bên

Một kết quả đôi bên cùng có lợi thường là kết quả tốt nhất của buổi đàm phán. Tuy không phải lúc nào cũng làm được điều này nhưng đây được xem như là mục tiêu cuối cùng của buổi đàm phán. Kết quả "đôi bên cùng có lợi" là kết quả mà cả hai bên đều cảm thấy họ đã đạt được điều họ mong muốn và quan điểm của họ đã được xem xét thông qua quá trình đàm phán.
ky nang dam phan la gi
Kỹ năng đàm phán tốt hỗ trợ công việc thuận lợi hơn

2.5. Thỏa thuận

Thỏa thuận có thể đạt được khi cả 2 bên hiểu được quan điểm cũng như lợi ích của nhau. Điều cần thiết là mọi người tham gia phải cởi mở để đưa ra một giải pháp mà cả 2 bên đều chấp nhận được. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần phải rõ ràng để cả hai bên đều biết những gì đã được thống nhất.

2.6. Thực thi hành động

Sau khi đạt được thỏa thuận, cả 2 bên cần đề ra các hành động để thực thi quyết định đã được thống nhất. Điều này đề cập đến giai đoạn ký kết hợp đồng hợp tác giữa đôi bên.
Xem thêm: ​​Đừng nói những điều này khi đàm phán lương, chốt lương với doanh nghiệp

3. Làm gì khi đàm phán không thành?

Nếu quá trình đàm phán không thành và 2 bên chưa thể đạt được thỏa thuận thì trợ lý giám đốc cần lên lịch cho cuộc họp tiếp theo để tránh tình trạng tranh cãi gây lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong tương lai. Trong cuộc họp tiếp theo, nếu có bất kỳ ý tưởng hay lợi ích gì mới bạn cũng cần phải lưu ý và hãy xem xét lại buổi đàm phán trước đó. Lúc này việc xem xét các giải pháp thay thế cũng rất quan trọng hoặc bạn có thể mời thêm bên thứ 3 đến để trợ giúp cho buổi phỏng vấn.

4. Cách phát triển kỹ năng đàm phán

4.1. Đơn giản hóa vấn đề, coi mỗi cuộc nói chuyện đều là một lần đàm phán

Tại sao bạn lại cần phải coi các cuộc nói chuyện hằng ngày là các cuộc đàm phán? Bởi thực tế là như vậy. Quyết định xem tối nay bạn sẽ đi ăn ở đâu với bạn bè, bàn bạn với đồng nghiệp đâu mới là công việc quan trọng nhất cần được ưu tiên,... Tất cả những việc đơn giản như vậy sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng đàm phán: chủ động lắng nghe, cảm thông với người khác và học cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả nhất.

4.2. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi cuộc đàm phán

Cách tốt nhất để bạn rèn luyện kỹ năng đàm phán là chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho những sự kiện quan trọng này. Điều này có nghĩa là bạn cần phải dành thời gian nghiên cứu chủ đề, liệt kê những điểm mạnh cần được đưa ra tranh luận, luyện tập với đồng nghiệp hoặc người thân và thậm chí là tìm một người cố vấn cho mình.
Bạn cũng cần phải nghiên cứu đối thủ và dự đoán những điều mà họ có thể sẽ đưa ra để chuẩn bị các ý kiến đồng tình hoặc bác bỏ từ trước. Việc thiếu sự chuẩn bị kỹ càng sẽ rất dễ dẫn đến hướng đi sai lầm và không đạt được thỏa thuận cuối cùng.
​ky nang dam phan
Bí quyết nâng cao kỹ năng đàm phán hiệu quả, chuyên nghiệp

4.3. Luyện tập

Cho dù bạn có đọc bao nhiêu cuốn sách, tham gia bao nhiêu khóa học về kỹ năng đàm phán đi chăng nữa nhưng nếu không có sự luyện tập, bạn sẽ không thể thành công. Cuộc sống hằng ngày có rất nhiều cơ hội để bạn phát triển kỹ năng đàm phán, ngay từ những tình huống đời thường nhất: quyết định địa điểm ăn tối với bạn bè, thảo luận để phân chia công việc nhà trong gia đình,... Dần dần, bạn sẽ có thể tiến đến những sự kiện lớn hơn, đàm phán với khách hàng, đối tác,...

4.4. Sẵn sàng mắc lỗi

Sự tự tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công khi đàm phán hay tranh luận. Bởi vậy, những người thiếu tự tin, luôn lo lắng sẽ mắc lỗi, sẽ nói sai gần như không thể tham gia vào các cuộc đàm phán.
Với những thông tin vừa cung cấp bên trên, JOBOKO.com hy vọng bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về kỹ năng đàm phán. Một cuộc đàm phán có diễn ra tốt đẹp, thành công hay không cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết phục người nghe cũng là yếu tố khiến đối tác đánh giá cao chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết của người bạn đồng hành. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử đúng đắn sẽ thể hiện bạn là người lịch sử, đáng để người khác tôn trọng, đồng thời mang đến nhiều lợi ích cho công việc kinh doanh trong tương lai gần.
Mặt khác, sở hữu khả năng giao tiếp khéo léo thôi chưa đủ mà bạn cần phải có kỹ năng tư duy sáng tạo. Hai kỹ năng này nếu được trau dồi, nâng cao thì bạn sẽ không gặp trở ngại khi giải quyết mọi vấn đề hay sự cố phát sinh. Người có tư duy sáng tạo luôn phát triển không ngừng và có nhiều cơ hội dù trong công việc hay cuộc sống.

tin mới

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết

Nếu bạn yêu thích làm việc trong môi trường công nghiệp và quan tâm đến quy trình sản xuất sản phẩm, thì vị trí nhân viên quản lý sản xuất có thể là một sự lựa chọn phù hợp.

15/04/2024 19:24

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết

10 lỗi viết CV xin việc kinh điển, ứng viên nào cũng mắc phải

Dù bạn có kinh nghiệm và kỹ năng tốt đến đâu, một lỗi nhỏ trong CV cũng có thể làm mất đi cơ hội việc làm. JobOKO đã khảo sát và tìm ra 10 lỗi phổ biến khi ứng viên viết CV. Bạn hãy đọc ngay để tránh những sai lầm này!

08/04/2024 20:14

10 lỗi viết CV xin việc kinh điển, ứng viên nào cũng mắc phải

Các vị trí trong ngân hàng, việc làm nào lương cao nhất?

Ngân hàng được xem là một trong những môi trường làm việc lý tưởng nhất cho các bạn học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rõ về các vị trí trong ngân hàng và việc làm nào có lương cao nhất. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu qua nội dung trong bài viết này nhé.

04/04/2024 09:30

Các vị trí trong ngân hàng, việc làm nào lương cao nhất?

Thực tập ngân hàng có các vị trí nào? những thông tin cần biết khi ứng tuyển

Việc làm ngân hàng luôn được đánh giá là rất hot với môi trường làm việc tốt, nhiều chế độ phúc lợi như lương, thưởng cực cao. Tuy nhiên, để có thể "chen chân" vào ngân hàng thì tất cả các bạn đều sẽ được yêu cầu có trình độ chuyên môn, bằng cấp từ cao đẳng trở lên và đặc biệt là phải trả qua kỳ thực tập ngân hàng.

03/04/2024 11:30

Thực tập ngân hàng có các vị trí nào? những thông tin cần biết khi ứng tuyển

Cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Lời chào trong email có sức ảnh hưởng lớn đến ấn tượng ban đầu của người nhận. Một lời chào chuyên nghiệp và lịch sự có thể tạo ra ấn tượng tốt, trong khi những câu chào không phù hợp có thể làm mất điểm. Cùng JobOKO khám phá cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn để gửi email hiệu quả hơn nhé!

02/04/2024 14:30

Cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Các vị trí việc làm ngành Quản trị du lịch

Ngành quản trị du lịch cung cấp nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ hướng ngoại, giỏi giao tiếp và lập kế hoạch. Có rất nhiều vị trí việc làm ngành quản trị du lịch mà bạn có thể theo đuổi nếu thực sự yêu thích lĩnh vực dịch vụ.

19/03/2024 11:30

Các vị trí việc làm ngành Quản trị du lịch

Kinh nghiệm làm shipper, giao hàng

Shipper còn có thể gọi là nhân viên giao hàng hay nhân viên giao nhận. Đây là ngành nghề lao động phổ thông không yêu cầu bằng cấp nên bất cứ ai cũng có thể tham gia. Tuy nhiên, muốn đảm nhận tốt công việc này cũng cần những kinh nghiệm, bí quyết ngành nghề riêng.

24/02/2023 08:30

Kinh nghiệm làm shipper, giao hàng

Lương của nhân viên kinh doanh ô tô cao không?

Có nên làm nhân viên kinh doanh ô tô không? Lương nhân viên kinh doanh ô tô là bao nhiêu? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người đề ra đặc biệt là những người đang có nhu cầu tìm kiếm và bắt đầu một công việc mới.

16/02/2023 06:18

Lương của nhân viên kinh doanh ô tô cao không?

Cách phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, khéo léo giúp phát triển sự nghiệp

Nhắc đến kỹ năng giao tiếp, rất nhiều người trong chúng ta đều cảm thấy "đã biết" và thậm chí còn khó chịu vì tại sao ai cũng nhấn mạnh rằng cần phát triển kỹ năng này. Thực tế, nếu biết cách phát triển kỹ năng giao tiếp, sự nghiệp của bạn có thể rực rỡ, thành công hơn rất nhiều.

15/02/2023 20:30

Cách phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, khéo léo giúp phát triển sự nghiệp

​​Nhân viên buồng phòng là làm gì? lương cao không?

Để mỗi phòng của khách sạn được thơm tho, sạch sẽ và ngăn nắp cần có sự miệt mài làm việc của bộ phận nhân viên buồng phòng. Công việc thầm lặng của những nhân viên buồng phòng với những nỗi khổ nghề nghiệp riêng nhưng đâu phải ai cũng có thể hiểu.

14/02/2023 16:30

​​Nhân viên buồng phòng là làm gì? lương cao không?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.