Giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng có thể giúp CV của ứng viên trở nên thật ấn tượng và "ghi điểm" trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ năng giải quyết vấn đề là gì, tại sao lại được nhà tuyển dụng đánh giá cao và làm thế nào để đưa kỹ năng này cũng như dẫn chứng vào CV một cách hợp lý.
Nên đề cập đến kỹ năng giải quyết vấn đề trong CV xin việc hay không?
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng xác định các sự cố và tìm ra giải pháp. Quá trình xử lý vấn đề đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là các kỹ năng liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề:
Đây là khả năng nhanh chóng xác định nguyên nhân của một vấn đề. Ví dụ khi bạn phân tích quy trình làm việc, bạn sẽ có thể xác định được những lĩnh vực cần cải thiện. Mặc dù một số vấn đề có thể chưa rõ ràng, nhưng cũng giúp xác định những điểm yếu hay kém hiệu quả trong quy trình làm việc. Kỹ năng phân tích cũng rất quan trọng khi đưa ra các giải pháp liên quan đến công việc, vì để cải thiện nên bất kỳ điều gì cũng cần có kế hoạch chi tiết, rõ ràng.
Giao tiếp là khả năng truyền tải ý tưởng đến người khác. Trong hầu hết các công việc, nhân viên đều cần có khả năng làm việc nhóm, vì vậy kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn thể hiện tác phong chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn. Giao tiếp tốt có thể giúp giải quyết các vấn đề liên quan giữa các nhóm trong công ty bởi thông qua trao đổi thông tin, bạn có thể xác định được khó khăn và tìm ra giải pháp.
Lên kế hoạch là quá trình đề ra các bước đi hoặc hoạt động để tiến tới một mục tiêu nào đó. Mặc dù có những vấn đề trong công việc xảy ra bất ngờ, song vẫn có một số sự cố mà chúng ta có thể lường trước. Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn xử lý vấn đề kịp thời, trước khi nó trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể lập kế hoạch để chuẩn bị cho một giai đoạn tiếp theo trong công việc.
Đây là khả năng đánh giá các lựa chọn và xác định giải pháp tốt nhất. Nhờ kỹ năng này, bạn có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc một cách nhanh chóng, thậm chí trong một số trường hợp, còn có thể tiết kiệm thời gian và tài chính. Vì vậy, đây là một kỹ năng vô cùng "có giá" mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên.
Khả năng sáng tạo giúp bạn hình dung ra các vấn đề và xây dựng những giải pháp độc đáo mà không phải ai cũng có thể nghĩ ra, điều này thể hiện năng lực làm việc cũng như giá trị bạn có thể mang lại cho công ty. Các giải pháp sáng tạo này đôi khi còn giúp tiết kiệm thời gian, tài chính và công sức cho nhà tuyển dụng, vì vậy đừng ngại trình bày về khả năng này trong CV của mình.
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn khắc phục các sự cố mà có thể gây ra thiệt hại cho công ty. Dù là vấn đề nhỏ về hiệu quả công việc hay những sai lầm lớn làm ngưng trệ hoạt động chung, việc xác định vấn đề nhanh chóng và đưa ra giải pháp đều sẽ giúp công ty hạn chế mất mát về doanh thu. Ngoài ra, kỹ năng này cũng sẽ mang đến cho bạn cơ hội để giúp đỡ đồng nghiệp.
Nhìn chung, hầu hết các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ứng viên độc lập và có khả năng tự giải quyết vấn đề. Ngay cả khi vấn đề đó không thuộc phạm vi mô tả công việc của bản thân, nếu có thể xử lý một cách nhanh chóng thì điều này chứng tỏ năng lực và giá trị của bạn.
Đưa kỹ năng giải quyết vấn đề vào CV xin việc có thể sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn và có cơ hội trúng tuyển cao hơn. Có nhiều cách để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ví dụ, bạn có thể đưa ra các dẫn chứng thể hiện năng lực của mình thay vì chỉ đề cập đến kỹ năng giải quyết vấn đề mà không mô tả gì thêm. Dưới đây là một số cách giúp bạn làm nổi bật các kỹ năng giải quyết vấn đề trong CV:
Khi trình bày về tiến trình sự nghiệp, bạn có thể đề cập đến những tình huống cụ thể mà bạn vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề thành công, ví dụ như tiết kiệm thời gian và tài chính cho công ty. Điều này thể hiện bạn có khả năng xác định vấn đề và đề xuất các giải pháp để tăng lợi nhuận chung của công ty.
Làm thế nào để viết kỹ năng giải quyết vấn đề trong CV xin việc ấn tượng?
Hầu hết các bản CV đều có phần mô tả chi tiết về trình độ học vấn. Mặc dù trong đó chỉ bao gồm các yếu tố cơ bản như trường học, thời gian tốt nghiệp và điểm trung bình, song đây có thể là một phần phù hợp để bạn thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách gián tiếp.
Các ví dụ thực tế, cụ thể về cách áp dụng kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn sở hữu một bản CV giá trị và đầy đủ thông tin thay vì chỉ là liệt kê những kỹ năng.
Hầu hết các CV đều có phần kỹ năng. Thay vì chỉ viết ngắn gọn là "kỹ năng giải quyết vấn đề", bạn hoàn toàn có thể nêu ra những kỹ năng liên quan như kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch thành thạo, kỹ năng phân tích tốt,... Những kỹ năng này sẽ bổ trợ, thể hiện cho việc bạn có khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
Thông qua những chia sẻ của JobOKO.com, hy vọng bạn đọc đã trả lời được câu hỏi: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì và làm thế nào để đưa vào CV một cách vừa hợp lý vừa ấn tượng. Chúc bạn áp dụng thành công vào CV và tiến gần hơn đến công việc mình mơ ước.
MỤC LỤC:
1. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Kỹ năng liên quan
2. Lý do nhà tuyển dụng đánh giá cao kỹ năng giải quyết vấn đề
3. Cách đưa kỹ năng giải quyết vấn đề vào CV xin việc
Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc