Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ: Làm sao để ngày một thành thục, xuất sắc?

05/11/2021 15:30
Có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh sẽ vô cùng có lợi, cho dù là trong công việc hay trong cuộc sống. Khéo léo trong giao tiếp, ứng xử, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ khi cần cũng như hợp tác tốt với đồng nghiệp. Vậy muốn thành thục kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, bạn phải bắt đầu từ đâu?

Với bất cứ ai ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có những kỹ năng nhất định để hoàn thành tốt công việc. Những kỹ năng này sẽ thay đổi tùy theo từng vị trí và thường được liệt kê trong bản mô tả công việc. Cũng có những kỹ năng thường không được nhà tuyển dụng đề cập đến, như kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ. Vậy kỹ năng ứng xử là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống cũng như trong công việc?

Kỹ năng giao tiếp ứng xử luôn được đánh giá cao trong mọi tình huống

I. Kỹ năng giao tiếp ứng xử là gì?​

Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một trong những kỹ năng mềm đề cập đến các khía cạnh như nhân cách tốt, thân thiện, trưởng thành và hiểu biết. Nhiều người cho rằng nó cũng giống như làm người tốt nhưng sự thật thì không phải như vậy. Có những kỹ năng cần phải học và rèn luyện mới có được. Có rất nhiều kỹ năng ứng xử mang tính chất xã hội và nó liên quan đến sự hòa hợp giữa bạn với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng.

II. Top kỹ năng giao tiếp ứng xử quan trọng nhất

Dưới đây là top 4 kỹ năng ứng xử cần thiết nhất của con người trong xã hội hiện đại:
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là tập hợp của nhiều kỹ năng khác bao gồm cả ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp bằng ánh mắt. Nghe và làm theo hướng dẫn cũng là một kỹ năng cần thiết nhưng lại hay bị lãng quên. Nhiều người thường không có thói quen để ý đến những gì người khác nói hoặc viết và cũng không đặt câu hỏi ngược lại, dẫn đến việc nhiều cá nhân làm việc theo thông tin sai lệch, gây ra thiếu hiệu quả trong công việc.​ Do đó, hiểu rõ về kỹ năng giao tiếp là cần thiết để bạn ứng dụng cho công việc tốt hơn.
  • Lên kế hoạch và đặt mục tiêu cho bản thân: Bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể, lên kế hoạch hành động và cam kết hoàn thành kế hoạch đúng thời gian quy định. Việc thực hiện ban đầu có thể sẽ rất khó khăn nhưng nếu bạn biết cách sắp xếp công việc và thực hiện chúng theo thứ tự ưu tiên, bạn sẽ làm được nhiều hơn bạn nghĩ.
  • Giỏi toán: Giỏi tính toán có nghĩa là có khả năng suy nghĩ logic về các con số trong cuộc sống, không chỉ trong công việc. Một ví dụ điển hình cho kỹ năng này là khả năng phản ứng với những con số được biểu thị khác nhau (dưới dạng phần trăm, số thập phân, phân số,...) nhưng có cùng giá trị. Đây cũng là lý do tại sao các nhà kinh doanh như trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh,... thường dùng số phần trăm. Giỏi toán cũng là kỹ năng tư duy phản biện.
  • Cảm thông: Người biết cảm thông là người biết buồn, vui cùng người khác, có thể bước vào thế giới của người khác để hiểu được không chỉ quan điểm của họ mà còn cả lý do tại sao họ lại làm như vậy. Cảm thông là một kỹ năng không chỉ giúp cho tâm hồn bạn được thoải mái mà còn giúp bạn thăng tiến trong công việc; vì người biết cảm thông thường là những người có thể xoa dịu và thuyết phục người khác.

Tạo lập quan hệ tốt với bạn bè, đồng nghiệp trong môi trường công sở
Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp, bước đệm tạo đà thăng tiến trong sự nghiệp
Bên cạnh đó, người có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt và biết tạo lập mối quan hệ còn cần có những kỹ năng như sáng tạo, quyết đoán, trung thực, tư duy logic, có kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề và ra quyết định, kiên nhẫn, biết quản lý thời gian,...

III. Cách phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử và xây dựng mối quan hệ

Hiểu đúng về kỹ năng giao tiếp ứng xử và tầm quan trọng của nó trong công việc không có nghĩa là bạn dễ dàng làm chủ các kỹ năng này. Không phải ai sinh ra cũng đều đã khéo léo trong ăn nói hay biết cách lắng nghe, đồng cảm với mọi người - tất cả đều cần một quá trình học hỏi, rèn luyện và tích lũy để thành thục hơn. Để phát triển các kỹ năng cần thiết này, có một số lưu ý dành cho bạn:
  • Học hỏi từ những người thành công: Những người thành công trong công việc, nhận được sự ủng hộ, tin tưởng trong cuộc sống như thầy cô, bố mẹ bạn hay anh chị, sếp của bạn, ... đều có những ưu điểm mà bạn có thể học được, nhất là trong giao tiếp và ứng xử với mọi người xung quanh. Sự kiên nhẫn, bình tĩnh, nói năng khéo léo và đôi khi là sự sắc sảo của họ, tất cả đều rất hữu ích nếu bạn có thể học được và áp dụng vào thực tế.
  • Thực hành liên tục: Không có kỹ năng nào thành thạo được trong ngày một ngày hai, chỉ có liên tục thực hành, phát hiện những chỗ đã tốt để phát huy và chưa tốt để cải thiện mới giúp bạn tiến bộ. Với kỹ năng giao tiếp ứng xử, nguyên tắc này cũng không ngoại lệ. Giả sử hôm nay bạn vừa học được rằng, khi nói chuyện hãy nhìn vào mắt đối phương nhưng là cái nhìn chăm chú, lắng nghe chứ không phải sợ sệt hay dọa dẫm, hãy thử ngay lập tức mỗi khi trao đổi với đồng nghiệp, bạn bè, hay thậm chí là khi đi chợ mua đồ. Hãy thường mỉm cười nhã nhặn và trao đổi bằng ánh mắt với người khác thử xem, lâu dần sẽ thành thói quen tốt cho bạn và kỹ năng giao tiếp ứng xử cũng vì vậy mà đi lên.
  • Đối đãi với mọi người bằng sự chân thành, khiêm tốn: Có thể bạn đã đọc được ở đâu đó, trên mạng hoặc những cuốn sách về nghệ thuật đắc nhân tâm - làm sao để đối xử, gây ảnh hưởng, tác động đến mọi người. Tuy nhiên, thực tế thì mối quan hệ giữa người với người chỉ có thể thực sự được thiết lập theo cách tốt nhất khi 2 người tôn trọng nhau và trung thực, chân thành. Những "chiêu trò", cố gắng tiếp cận hay "thể hiện" sự quan tâm sẽ rất khó duy trì về lâu dài. Chân thành, khiêm tốn và thật tâm tốt với mọi người, bạn sẽ nhận lại kết quả tốt nhất.
  • Nâng cao năng lực của bản thân: Cuối cùng, muốn được người khác ghi nhận, được tôn trọng và đối xử hài hòa, bình đẳng để có thể giao tiếp ứng xử tốt, có mối quan hệ tích cực thì bạn phải chủ động. Dù là chủ động trong công việc hay nâng cao năng lực, kiến thức của bản thân, một khi bạn giỏi lại tốt tính, bạn sẽ có "sức hấp dẫn" riêng và kéo mọi người đến gần hơn.
Những kỹ năng trên đây không chỉ là những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng, đó còn là những điều bạn cần phải học trong tương lai. Để thành công trong sự nghiệp, bạn cần phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Ngoài ra chỉ khi bạn có kỹ năng đặt mục tiêu và cố gắng để hoàn thành thì mới đem đến thành công vượt bậc.

MỤC LỤC:
I. Kỹ năng giao tiếp ứng xử là gì?​
II. Top kỹ năng giao tiếp ứng xử quan trọng nhất
III. Cách phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử và xây dựng mối quan hệ

Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? sao cho khéo, chuyên nghiệp?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888