Kỹ năng quản lý doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu trong tay các nhà quản lý. Dù là bạn đang làm việc cho công ty nào, mô hình ra sao, những kỹ năng này sẽ giúp bạn trở thành một giám đốc kinh doanh,
trưởng phòng kinh doanh hay quản lý giỏi.
Kỹ năng quản lý doanh nghiệp nào mà một người lãnh đạo cần có?
Định nghĩa truyền thống về quản lý chỉ được giới hạn ở "quá trình hợp tác cùng những người khác để đạt được mục tiêu của tổ chức". Trong đó, bốn chức năng chính của một người quản lý là lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát.
Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc I. 4 chức năng chính của người quản lý
1. Lên kế hoạch
Lên kế hoạch là một phần quan trọng trong kỹ năng quản lý doanh nghiệp. Một người quản lý có kỹ năng lên kế hoạch phải là người có thể thực hiện kế hoạch đó. Lên kế hoạch bao gồm lên lịch trình, đánh giá, phân tích, đặt ra mục tiêu, phân bổ nguồn lực, định hình chiến lược và thời gian thực hiện. Với vai trò là một nhà quản lý, bạn phải đảm bảo rằng từng mục tiêu phải được biến thành hành động và mỗi hành động đều phải hướng tới mục tiêu đó.
Hoạch định chiến lược là một yếu tố cơ bản của quá trình lên kế hoạch. Vai trò của người quản lý phải vượt ra khỏi những hoạt động kinh doanh hằng ngày. Người quản lý trở thành nhà lãnh đạo có tầm nhìn cho tổ chức, giúp hoạch định tương lai, tạo điều kiện cho các mối quan hệ, giúp duy trì danh tiếng và sự bền vững của công ty. Vì vậy, nhà quản lý cần trau dồi
kỹ năng lãnh đạo tốt để thực hiện tốt trọng trách quan trọng của mình.
2. Tổ chức
Tổ chức là kỹ năng quản lý doanh nghiệp cần có để thành công trong giới kinh doanh. Tổ chức bao gồm tổng hợp và điều phối các nguồn lực khác nhau như con người, tiền tệ và các tài sản vô hình và hữu hình khác, để thực hiện các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu. Tổ chức cũng bao gồm phân công và giao nhiệm vụ cho các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành những mục tiêu nhất định. Sự khéo léo trong khâu tổ chức sẽ giúp lựa chọn được những thành viên phù hợp trong nhóm để thực hiện những dự án cụ thể. Chọn đúng người đúng việc sẽ giúp bạn thành công hơn bao giờ hết.
Những phẩm chất, kỹ năng cần có của một nhà quản lý doanh nghiệp
3. Chỉ đạo
Chỉ đạo bao gồm thiết lập và truyền đạt các kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết tới nhân viên để cùng thực hiện và đạt được mục tiêu.
4. Giám sát
Cũng giống như tổ chức, giám sát là kỹ năng cần có để doanh nghiệp phát triển. Công việc giám sát nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch làm việc và đạt được mục tiêu thông qua đánh giá việc thực hiện của từng cá nhân. Khái niệm giám sát đã phát triển theo vai trò của nhà quản lý. Ngày nay, giám sát cũng bao gồm hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
II. Những kỹ năng quản lý doanh nghiệp hữu ích khác
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đòi hỏi người quản lý phải có nhiều kỹ năng khác nhau, không chỉ về nghiệp vụ (Kỹ năng cứng). Kỹ năng mềm là nền tảng quyết định thành công của bạn trên cương vị một nhà quản lý. Ý thức làm việc tốt, thái độ tích cực và hòa đồng, ham học hỏi, nhạy bén về văn hóa, phương thức kinh doanh hiệu quả và giá trị bản thân của người quản lý ảnh hưởng rất lớn đến nhân viên, cổ đông và mô hình tổ chức.
Chẳng hạn, bạn sẽ không thể cải thiện văn hóa trong tổ chức, doanh nghiệp của bạn nếu bạn không có một thái độ tốt, quan điểm rõ ràng và sự khéo léo. Trách nhiệm xã hội tùy thuộc vào thái độ và kỹ năng mềm của bạn. Sự hợp tác trong cơ quan cũng như việc tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh cũng sẽ tùy thuộc vào thái độ tích cực và sự khéo léo của người quản lý.
Xem thêm: Để trở thành nhà quản lý giỏi, đây là những gì mà bạn cần Làm thế nào để nâng cao kỹ năng quản lý doanh nghiệp?
Cũng tương tự như quản lý doanh nghiệp, nếu bạn là trưởng phòng kinh doanh thì không thể thiếu
kỹ năng quản lý khách hàng. Một chuyên viên kinh doanh chuyên nghiệp, có trình độ cao sẽ hiểu được tâm lý, mong muốn của khách hàng về sản phẩm do công ty tạo ra để cải thiện, khắc phục và đáp ứng nhu cầu tốt nhất.
Bên cạnh đó,
kỹ năng chăm sóc khách hàng cũng đóng vai trò không kém trong việc giúp bạn có thể tiến xa hơn với nghề. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản mà dù bạn là nhân viên, quản lý hay lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh đều cần nắm được và hoàn thiện bản thân để phục vụ khách hàng có sự hài lòng và ưng ý.
MỤC LỤC:
I. 4 chức năng chính của người quản lý
II. Những kỹ năng quản lý doanh nghiệp hữu ích khác