Làm việc mất tập trung, đây là 5 lý do thường gặp và cách khắc phục chúng

12/12/2019 07:00
Trong quá trình làm việc hầu hết ai cũng có những lý do khiến bạn mất tập trung khiến kỹ năng làm việc kém hiệu quả nhưng không biết cách xử lý ra sao. Vậy những lý do đó là gì, các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây về 5 lý do thường gặp và cách khắc phục cụ thể giúp công việc diễn ra dễ dàng và hiệu quả nhất. Các bạn đừng bỏ lỡ để ứng dụng cho nhu cầu của mình tốt hơn nhé.


Không tập trung được vào công việc cũng như nhân viên không có động lực làm việc khiến quản lý, lãnh đạo đau đầu tìm cách khắc phục. Muốn cải thiện được tình trạng này thì bạn cần phải tìm hiểu đâu là nguyên nhân khiến nhân viên mất động lực làm việc. Từ đó, đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời để tăng hiệu suất làm việc mỗi ngày của nhân viên lên đáng kể. Những cơn ngáp ngủ kéo dài và hàng giờ ngồi nhìn máy tính là dấu hiệu của sự mất tập trung khiến hiệu quả việc làm giảm sút. Đã đến lúc bạn cần "bắt mạch" và "kê thuốc" cho tình trạng nguy kịch này để luôn sẵn sàng cho một ngày mới dày đặc các lịch trình. Để tìm hiểu chi tiết, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Joboko.com về 5 lý do khiến bạn làm việc mất tập trung và cách khắc phục chúng nhé.

Lý do khiến bạn mất tập trung khi làm việc

Nguyên nhân khiến bạn mất tập trung và cách khắc phục

1. Sự thiếu ngủ

Thiếu ngủ từ việc mất ngủ triền miên hoặc căng thẳng kéo dài là "thủ phạm chính" cho sự uể oải, xao nhãng khi làm việc.

Gợi ý: Thiết lập và tuân thủ nghiêm ngặt một lộ trình chăm sóc giấc ngủ như tạo thói quen tắt thông báo của mạng xã hội, ngừng mải mê theo dõi chương trình yêu thích trên TV và tránh sử dụng đồ uống có chứa cồn và caffein 2 tiếng trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn và tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.

Đối với người khó ngủ, đọc sách, thưởng thức một ly sữa ấm hay một bài tập thiền/ yoga nhẹ nhàng sẽ khiến bạn chìm vào giấc ngủ êm ái. Đồng thời, bạn nên thường xuyên vệ sinh các đồ đạc trong phòng ngủ như giường ngủ, chăn gối, đệm, thảm chùi chân, bàn trang điểm hay các ô cửa sổ,... bởi sạch sẽ cũng là yếu tố gia tăng sự thoải mái cho giấc ngủ. Quan trọng hơn, hãy trở thành những "chú chim dậy sớm" bằng việc đi ngủ sớm. Thức muộn chỉ làm chúng ta thêm trì hoãn và thiếu tập trung mà thôi.

2. Văn phòng ồn ào và lộn xộn

Một văn phòng làm việc náo nhiệt âm thanh của chuông điện thoại hay các thông báo từ mạng xã hội, tiếng mở/ đóng cửa liên tục, tiếng rì rầm trò chuyện, trao đổi teamwork của đồng nghiệp hay thậm chí là tiếng gõ bàn phím là những nguyên nhân tưởng chừng rất nhỏ nhưng đã phá vỡ sự tập trung cao độ cho công việc. Bởi vậy, một chiếc tai nghe với list nhạc yêu thích vừa giúp bạn lấy lại sự tập trung vừa mang đến cho bạn sự hứng khởi và động lực mạnh mẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của ngày mới.

Bên cạnh đó, sẽ chẳng vui vẻ gì khi một ngày mới bắt đầu bằng việc dọn dẹp đống tài liệu lộn xộn, sàn nhà vương vãi đồ ăn và bàn làm việc nhem nhuốc cà phê hay nước trái cây,... Vì vậy, hãy tranh thủ thời gian cuối ngày làm việc trước làm vệ sinh và tạo thói quen ngăn nắp ngay từ bây giờ nhé.

3. Giờ nghỉ giải lao bị lãng quên

Tập trung không đồng nghĩa với việc quên đi các giờ nghỉ giải lao bởi thư giãn khoa học khi thực hiện một dự án dài hơi sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, tái tạo năng lượng cho sự tập trung và khơi nguồn các ý tưởng sáng tạo.

Gợi ý: Cứ sau 25 phút làm việc, bạn tự thưởng cho mình 5 phút nghỉ giải lao để lấy thêm nước hoặc ăn trái cây, đi dạo quanh nơi làm việc. Thói quen này sẽ là một điểm sáng cho ngày làm việc hiệu quả đấy.

Những lý do thường gặp và cách khắc phục dễ dàng nhất

4. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Bạn biết đấy làm việc trí não đốt cháy một lượng lớn calorie nên não bộ cần liên tục bổ sung glucose cho quá trình trao đổi chất và sản sinh năng lượng cho cơ thể. Bởi vậy, chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng sẽ không thể bù lượng calorie đã mất, khiến các tế bào não chết dần chết mòn.

Gợi ý: Hãy đặt đồ ăn nhẹ trên bàn làm việc đủ để nạp năng lượng cho ngày làm việc bận rộn bạn nhé. Thực đơn chính cũng cần bổ sung thêm chất xơ như rau và hoa quả để ổn định lượng đường trong máu và đừng quên uống nhiều nước để cấp đủ nước cho một cơ thể sảng khoái bạn nhé.

5. Căng thẳng kéo dài

Ngày mới bắt đầu với list dài kéo theo các áp lực công việc đè nặng khiến bạn uể oải và rơi vào căng thẳng không lối thoát.

Gợi ý: Luôn giữ thái độ tích cực để bình tĩnh giải quyết các khó khăn. Tìm kiếm các động lực tinh thần sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại phong độ. Hãy nhớ công việc quan trọng nhưng sức khỏe luôn phải được ưu tiên hàng đầu bạn nhé.

Cũng có nhiều giai đoạn do công việc quá nhiều khiến nhân viên bị áp lực, căng thẳng dồn nén. Khi ấy tinh thần của họ giảm sút và không có tâm trí, động lực để làm việc. Vì vậy, lấy lại năng lượng tràn đầy sức sống là quan trọng để mọi kế hoạch, công việc và dự định được diễn ra thành công như mong muốn. Để biết làm sao để tìm lại và duy trì động lực làm việc, hãy theo dõi bài viết tại Blog việc làm để biết thêm chi tiết nhé.

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888