Marketing Director (
Giám đốc marketing) là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp, đưa ra chỉ thị và các hướng dẫn quan trọng, đảm bảo các chiến lược marketing diễn ra thành công. Vậy yêu cầu công việc
Marketing Director có khó không? Những kỹ năng nào ứng viên cần có để đáp ứng vị trí này?
Qua việc tìm hiểu
ngành marketing, quảng cáo có những vị trí chính nào rồi thì chắc hẳn bạn đọc đã biết Marketing Director là một trong số đó. Đây là công việc mà nhiều bạn trẻ ao ước bởi vừa có thu nhập hấp dẫn lại có cơ hội mở rộng quan hệ, phát triển bản thân nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai muốn là có thể trúng tuyển và đảm nhận vị trí giám đốc marketing. Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết yêu cầu công việc Marketing Director khó hay dễ để định hướng con đường sự nghiệp đúng đắn nhất.
Công việc của Marketing Director không phải ai cũng có thể đáp ứng
=> Việc làm Marketing Director lương, thưởng cao
1. Marketing Director là gì?
Giám đốc marketing thiết kế và thực hiện các chiến lược tiếp thị toàn diện để xây dựng thương hiệu của công ty, tăng cường nhận thức của người dùng, thúc đẩy bán sản phẩm và dịch vụ. Họ cũng giám sát bộ phận marketing, cung cấp hướng dẫn và phản hồi cho các
nhân viên marketing khác. Ngoài ra, giám đốc marketing là người đưa ra ý tưởng hoặc phê duyệt ý tưởng cho các sự kiện tiếp thị hoặc hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.
2. Công việc của Marketing Director
Nhìn chung, một giám đốc tiếp thị phát triển chiến lược thương hiệu, tạo ra các chiến dịch để nâng cao nhận thức về thương hiệu và giúp tăng doanh số. Họ dẫn dắt các nhóm tiếp thị, hướng dẫn họ hoàn thành dự án và đáp ứng các mục tiêu.
Cụ thể, một giám đốc tiếp thị có các trách nhiệm sau:
- Giám sát bộ phận marketing.
- Đánh giá, phát triển chiến lược và kế hoạch marketing.
- Lập kế hoạch, chỉ đạo và phối hợp các nỗ lực marketing với nhau.
- Truyền đạt kế hoạch marketing.
- Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của người dùng với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
- Làm việc với bộ phận bán hàng để phát triển các chiến lược giá, từ đó tối đa hóa lợi nhuận và thị phần, đồng thời làm hài lòng khách hàng.
- Xác định khách hàng tiềm năng.
- Phát triển chương trình khuyến mãi với các chuyên gia quảng cáo.
- Xây dựng kế hoạch ngân sách và tài chính, bao gồm các khoản chi tiêu, nghiên cứu và phát triển, dự phòng lợi tức đầu tư và lỗ lãi.
- Lập danh sách mô tả các dịch vụ.
- Phát triển và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
- Xây dựng nhận thức và định vị thương hiệu.
- Tổ chức hội nghị công ty, triển lãm thương mại và các sự kiện lớn.
- Giám sát chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung.
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí công việc Marketing Director
Để đảm nhiệm vai trò của một giám đốc tiếp thị, ứng viên cần có ít nhất là bằng cử nhân kinh doanh, marketing, truyền thông hoặc lĩnh vực liên quan. Nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên ứng viên có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh hoặc tương đương. Bên cạnh đó, ứng viên cũng cần có tối thiểu từ 8 đến 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị. Thông thường, giám đốc marketing được thăng chức từ vai trò
Marketing Manager.
Marketing Director cần có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng quản lý dự án và quản lý nhân sự: Giám đốc marketing giám sát bộ phận tiếp thị và phụ trách tất cả các dự án, vì vậy, bạn cần thành thạo kỹ năng tuyển dụng, giám sát và tư vấn cho nhân viên, đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án.
- Kỹ năng lãnh đạo: Vai trò hàng đầu của giám đốc tiếp thị là sáng tạo, tiên phong. Do đó, điều quan trọng là bạn phải thể hiện được phong cách làm việc qua kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp tốt. Bạn sẽ thường xuyên phải chỉ đạo công việc chung, báo cáo trực tiếp cho CEO, mô tả tầm nhìn và các ý tưởng, v.v. Nói cách khác, trở thành một giám đốc marketing nghĩa là bạn phải liên tục kết nối và đại diện cho doanh nghiệp.
- Phân tích dữ liệu: Giám đốc marketing liên tục phải phân tích các xu hướng thị trường và định vị đối thủ cạnh tranh. Phân tích này cung cấp nền tảng cho các chiến lược marketing. Phần lớn các nghiên cứu được thực hiện bằng cách đi sâu vào dữ liệu hành vi và trải nghiệm của khách hàng, vì vậy bạn cần theo kịp các kỹ thuật này.
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và khả năng đa nhiệm.
- Kỹ năng viết quảng cáo.
- Chú ý đến chi tiết.
- Khả năng quản lý ngân sách.
- Chuyên nghiệp và chủ động.
- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói.
- Kinh nghiệm với các hình thức digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) như tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung.
- Kỹ năng máy tính (Microsoft Word, Excel và Outlook).
Để trở thành một Marketing Director giỏi, ứng viên cần có kỹ năng gì?
4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc Marketing Director
- Marketing Assistant (Trợ lý marketing): Trợ lý tiếp thị là người hỗ trợ các nhà quản lý tiếp thị bằng cách phát triển chiến lược bán hàng, chiến dịch tiếp thị, chiến dịch truyền thông xã hội, thu thập và giải thích các phân tích tiếp thị.
- Social Media Manager (Quản lý phương tiện truyền thông xã hội): Chịu trách nhiệm với các tài khoản mạng xã hội công khai của công ty, tương tác tích cực với khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh số.
- Media planner (Người lập kế hoạch truyền thông): Các nhà hoạch định truyền thông tạo ra các kế hoạch hành động cho chiến dịch quảng cáo, phù hợp với từ các mục tiêu tiếp thị được xác định từ trước. Họ chọn các nền tảng truyền thông phù hợp nhất với thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ được quảng cáo. Trách nhiệm điển hình của công việc bao gồm: Tạo kế hoạch, dự báo tài chính và truyền thông.
Ngành marketing đa dạng các vị trí bao gồm content marketing, digital marketing,... cho bạn lựa chọn. Theo đó, chuyên gia marketing kỹ thuật số -
Digital Marketing Specialist là gì nhiều người vẫn chưa biết. Nhằm giúp bạn đọc có hiểu biết đầy đủ về các vị trí trong lĩnh vực này, Joboko đã cung cấp những thông tin hữu ích trong bài viết được cập nhật trên website. Khi đã tìm thấy được việc làm phù hợp, bạn cần nhanh chóng
tạo CV để gửi đến nhà tuyển dụng. Các mẫu CV được cập nhật sẵn có để bạn ứng tuyển
việc làm tại Hà Nội, HCM hay các tỉnh thành tiết kiệm thời gian nhất. Do đó, đừng bỏ lỡ cơ hội có được việc làm tốt cho mình nhé.