Mô tả công việc của Cửa hàng trưởng

15/04/2020 16:30
Bạn đang có ý định ứng tuyển vào vị trí Cửa hàng trưởng? Vậy bạn có thực sự hiểu một cửa hàng trưởng sẽ phải làm những công việc gì và phải đáp ứng những tiêu chuẩn như thế nào? Nếu chưa nắm rõ về yêu cầu công việc của vị trí này thì đừng bỏ lỡ tham khảo thông tin chi tiết JOBOKO cập nhật trong bài viết.

Đảm nhận vị trí cửa hàng trưởng mang đến cho ứng viên nhiều cơ hội lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng để đáp ứng những yêu cầu và đỏi hỏi của công việc này. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về yêu cầu công việc cửa hàng trưởng để lựa chọn vị trí phù hợp. Còn đối với nhà tuyển dụng, nắm được mô tả công việc của Cửa hàng trưởng sẽ giúp viết tin tuyển dụng hay, chuyên nghiệp, từ đó thu hút ứng viên tiềm năng.

Công việc cụ thể của cửa hàng trưởng là gì?

1. Vì sao nhà tuyển dụng yêu cầu cao với Cửa hàng trưởng?​

Cửa hàng trưởng là người chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và thậm chí là cả sự tiến bộ của nhân viên. Sự tiến bộ của nhân viên là chìa khóa thành công và họ có thể bổ nhiệm chính những nhân viên này thành cửa hàng trưởng khi mở chi nhánh mới. Một cửa hàng trưởng cũng có thể có một hoặc một vài cấp dưới hỗ trợ công việc như cửa hàng phó, trợ lý, quản lý bộ phận, giám sát viên,...
Cửa hàng trưởng cũng phải đảm bảo số lượng nhân viên vừa đủ để vận hành cửa hàng một cách hiệu quả và đảm bảo nhân viên của mình được đào tạo chuyên nghiệp, có thể hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Họ có thể có mặt tại cửa hàng để trực tiếp hướng dẫn nhân viên hoặc chỉ giám sát qua điện thoại. Bên cạnh đó, cửa hàng trưởng cũng là người tạo động lực cho nhân viên, giải quyết những công việc nội bộ và là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Quan trọng hơn hết, nhiệm vụ của cửa hàng trưởng là phải đảm bảo hoàn thành mục tiêu doanh số đã đề ra (hàng tháng, quý, năm hoặc tùy thuộc vào mục tiêu của công ty). Điều này đòi hỏi họ phải đưa ra và thực hiện được các chương trình khuyến mại, thiết lập hạn mức bán hàng và tổ chức các cuộc thi đua cho nhân viên. Nếu như tình hình kinh doanh không được tốt thì cửa hàng trưởng hoàn toàn có quyền giảm giờ làm hoặc sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí.

Kể cả khi làm việc với nhân viên, khách hàng hay nhà cung cấp hàng hóa thì cửa hàng trưởng cũng đều là người đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó, sự quyết đoán và khả năng ra quyết định nhanh, chính xác là hết sức cần thiết đối với sự thành công của họ.
Những khách hàng khó tính một khi đã không hài lòng nhất định sẽ đòi gặp cửa hàng trưởng và cách mà họ giải quyết phản ánh của khách hàng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh của cửa hàng cũng như tâm lý của nhân viên. Khi đó, kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp họ giải quyết vấn đề trước khi nó có thể tác động tiêu cực tới cửa hàng nói riêng và toàn bộ thương hiệu nói chung.

Cửa hàng trưởng là người phụ trách toàn bộ hoạt động của cửa hàng bán lẻ. Họ chịu trách nhiệm giám sát mọi khía cạnh liên quan đến cửa hàng như nhân viên, doanh thu, xuất/nhập hàng, giải quyết khiếu nại của khách hàng,... Tất cả nhân viên làm việc trong cửa hàng phải báo cáo cho cửa hàng trưởng để người này báo cáo lên quản lý hệ thống hoặc tổng công ty.

Nhiệm vụ của cửa hàng trưởng mỗi ngày là gì?

Là cửa hàng trưởng, bạn cũng thường xuyên phải đối mặt và xử lý các tình huống khó khăn như những phản ánh và khiếu nại từ khách hàng. Họ cũng cần phải thể hiện được uy tín của mình khi giao dịch hoặc giải quyết các vấn đề từ người khác. Nếu như cửa hàng có tham gia hoạt động thương mại trực tuyến thì cửa hàng trưởng cũng phải quản lý hoạt động trên những nền tảng này.
Ví dụ, công việc của cửa hàng trưởng Vinmart+ sẽ bao gồm quản lý nhân sự tại sửa hàng, điều phối hàng hóa, quản lý doanh số của cửa hàng, phối hợp với phòng Marketing và các phòng ban khác để đảm bảo hoạt động thông suốt,... Điều này thường sẽ được nêu rất chi tiết trong bản mô tả công việc khi tuyển dụng hoặc trong tài liệu đào tạo cửa hàng trưởng của doanh nghiệp.

2. Mô tả công việc của Cửa hàng trưởng​

Mô tả công việc cửa hàng trưởng của mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ khác nhau. Quản lý cửa hàng thời trang sẽ có yêu cầu khác với trưởng cửa hàng thực phẩm. Nhìn chung, các nhiệm vụ của một cửa hàng trưởng thường sẽ bao gồm:

  • Tuyển dụng, đào tạo và giám sát nhân viên.
  • Tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực của mình.
  • Quản lý thu chi và lập báo cáo ngân sách gửi lên cấp trên.
  • Lên kế hoạch quảng bá thương hiệu.
  • Giải quyết phản ánh, khiếu nại của khách hàng.
  • Kiểm soát giá bán hàng và lượng hàng tồn kho.
  • Đảm bảo mục tiêu doanh số đã đề ra.
  • Chuẩn bị kho lưu trữ hàng hóa và khu vực trưng bày hàng hóa.
  • Tính toán hiệu suất bán hàng và phân công nhân lực sao cho phù hợp.
  • Đặt hàng, nhận hàng, xác nhận thay đổi giá cả và xử lý các sản phẩm bị hư hỏng hoặc trả lại.
  • Xử lý các tình huống phát sinh khác.

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Cửa hàng trưởng​

Cửa hàng trưởng thường không yêu cầu quá cao về bằng cấp mà ưu tiên kinh nghiệm hơn, chỉ số một ngành nghề đặc thù thì mới đòi hỏi trình độ chuyên môn đối với vị trí này. Tuy nhiên, dù lĩnh vực nào thì kỹ năng mềm là yếu tố không thể thiếu đối với Cửa hàng trưởng.

Những kỹ năng thiết yếu cửa hàng trưởng cần có

Không chỉ được yêu cầu phải sẵn sàng đảm nhiệm và hoàn thành những công việc như trên, ứng viên cho vị trí này còn phải trải qua quá trình phỏng vấn và làm bài test cửa hàng trưởng cũng như đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ năng quan trọng nhất cho cửa hàng trưởng như sau:

  • Khả năng tính toán và kiểm soát chi phí hiệu quả: Cửa hàng trưởng sẽ được giao nhiệm vụ giữ và quản lý nguồn ngân sách hoạt động của cửa hàng; do đó, cần phải có kỹ năng tính toán tốt để đảm bảo mọi khoản tiền đều được chi tiêu đúng mục đích.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Cửa hàng trưởng sẽ phải làm việc với nhân viên, khách hàng và các cấp lãnh đạo; phải lên lịch làm việc cho nhân viên, đặt hàng, viết báo cáo,... Như vậy, kỹ năng quản lý thời gian là điều cần thiết để hoàn thành mọi công việc được giao.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Cửa hàng trưởng là người tạo động lực làm việc cho nhân viên, giải quyết mâu thuẫn, xung đột và đưa ra các quyết sách đối với nhân viên của mình. Cửa hàng trưởng thành công cũng là một nhà lãnh đạo tài ba.
  • Kỹ năng quan sát và phân tích: Tuyển dụng và giám sát nhân viên cũng là một trong những việc quan trọng nhất của cửa hàng trưởng, vì thế, kỹ năng quan sát tốt là cần thiết để tuyển dụng đúng người đúng việc.
  • Khả năng ra quyết định nhanh: Cho dù đó là khi làm việc với nhân viên, khách hàng hay nhà cung cấp thì cửa hàng trưởng cũng cần phải đưa ra những quyết định nhanh và chính xác mang lại lợi ích cho cả hai bên.
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Cách mà cửa hàng trưởng giải đáp thắc mắc, yêu cầu của khách hàng sẽ là một phần quyết định hoạt động cũng như danh tiếng của cửa hàng. Nếu như có kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt thì sẽ có nhiều khách hàng trung thành hơn và tạo được tiếng vang tốt hơn trong ngành bán lẻ.

Ứng tuyển cửa hàng trưởng là công việc không hề đơn giản bởi ngoài kỹ năng thì kiến thức chuyên môn cũng là yếu tố cần thiết để nhà tuyển dụng đánh giá cao. Vì vậy, nếu bạn có niềm đam mê trở thành cửa hàng trưởng thì hiện tại dù đảm nhận bất cứ công việc, vị trí nào trong lĩnh vực này cũng cần cố gắng hoàn thiện bản thân. Với sự nỗ lực hết mình thì chắc chắn bạn sẽ có cơ hội thăng tiến, đảm nhận vị trí Cửa hàng trưởng trong tương lai gần.
Ngoài công việc cửa hàng trưởng các bạn cũng có thể tham khảo thêm các vị trí công việc được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng như, tuyển chỉ huy trưởng, tuyển trước nhóm kinh doanh, tuyển quản lý cửa hàng... Rất nhiều vị trí công việc khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu công việc cũng như kỹ năng của bản thân, các bạn sẽ dễ dàng đưa ra sự lựa chọn việc làm tốt nhất cho mình. Để ứng tuyển việc làm nhanh chóng và dễ dàng, các bạn cũng có thể tham khảo thêm mẫu CV xin việc quản lý cửa hàng, cửa hàng trưởng hay rất nhiều những mẫu phù hợp với nhiều vị trí khác nhau.

Nhiệm vụ của quản lý cửa hàng là gì?

Qua những chia sẻ về mô tả công việc cửa hàng trưởng trên đây, bạn đã biết được cửa hàng trưởng là gì? Để biết thêm chi tiết về nhiệm vụ của quản lý cửa hàng bạn hãy tham khảo bài viết được cập nhật sau đây. Mỗi ngành nghề đều sẽ có những khó khăn và thuận lợi riêng, chỉ cần bạn quyết tâm với con đường mà mình đã chọn thì bạn chắc chắn sẽ thành công.

MỤC LỤC:
1. Vì sao nhà tuyển dụng yêu cầu cao với Cửa hàng trưởng?
2. Mô tả công việc của Cửa hàng trưởng​
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Cửa hàng trưởng​

Đọc thêm: Quản lý cửa hàng cần những kỹ năng gì để thành công?

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Cửa hàng trưởng, Quản lý cửa hàng

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888