Kế toán bao gồm đa dạng các vị trí trong đó không thể thiếu
kế toán công nợ. Mỗi vị trí đảm nhận các vai trò và yêu cầu công việc khác nhau. Do đó, để biết công việc của kế toán công nợ có giống với kế toán thuế, kế toán tổng hợp không, hãy cùng Joboko.com tìm hiểu bài viết sau.
Kế toán công nợ là một mảng trong công việc của
kế toán tổng hợp, bao gồm việc theo dõi các khoản phải thu từ khách hàng và các khoản phải trả như nhà cung cấp. Tùy vào loại hình và quy mô công ty, mức độ chuyên môn hóa của kế toán công nợ sẽ khác nhau. Trách nhiệm của họ là đảm bảo độ chính xác và hợp lý, hợp lệ của các nghiệp vụ, xử lý và theo dõi các khoản phải thu/phải trả. Nếu bạn đã quyết định lựa chọn công việc kế toán công nợ thì hãy tự tin vào khả năng của bản thân để vượt qua vòng phỏng vấn. Khi bạn đã có kinh nghiệm, kỹ năng thiết yếu thì việc trả lời các
câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ mà nhà tuyển dụng đưa ra sẽ không gặp khó khăn.
Việc làm kế toán công nợ cụ thể dành cho nhân viên kế toán
I. Công việc của Kế toán công nợ
- Thu thập và sắp xếp chứng từ cũng như tài liệu khác có liên quan.
- Xác minh thông tin giao dịch trước khi thanh toán hóa đơn, lập kế hoạch và chuẩn bị giải ngân, xin giấy ủy quyền thanh toán trước khi thực hiện.
- Xác minh thông tin giao dịch trước khi nhận doanh thu, lập và gửi hóa đơn qua email, xác định tài khoản quá hạn phải thu/thanh toán cũng như các khoản thanh toán còn thiếu.
- Nhắc nhở các khách hàng quá hạn trả nợ, thông báo cho khách các khoản thanh toán còn thiếu để thu tiền.
- Thu thập, phân tích và tóm tắt thông tin tài khoản và xu hướng để lập báo cáo tài chính.
- Ghi vào sổ cái các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản công nợ.
- Đối chiếu báo cáo và các nghiệp vụ để xác minh tài khoản.
- Phân tích chứng từ để xử lý chênh lệch tài khoản; xuất phiếu chi/ ủy nhiệm chi hoặc điều chỉnh.
- Tuân theo hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ để đảm bảo an ninh tài chính.
- Bảo vệ số liệu tài chính bằng cách sao lưu cơ sở dữ liệu.
- Sắp xếp tài liệu kế toán để lưu giữ lịch sử các giao dịch tài chính.
II. Yêu cầu đối bằng cấp, kỹ năng với Kế toán công nợ
- Hiểu rõ Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chế độ Kế toán doanh nghiệp.
- Kỹ năng lập báo cáo.
- Quản lý thời gian và tổ chức hiệu quả.
- Kỹ năng nhập chứng từ, kiểm tra chứng từ.
- Sử dụng thành thạo Excel và phần mềm kế toán.
- Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kế toán - kiểm toán, Tài chính - kế toán.
III. Các lĩnh vực chuyên môn trong nghề kế toán
Đa phần mọi người đều nghĩ rằng kế toán nào cũng giống nhau nhưng thực tế thì không phải vậy, không có một con đường sự nghiệp chung cho tất cả kế toán. Nghề kế toán có nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau cho bạn theo đuổi, trong đó mỗi lĩnh vực có trọng tâm riêng. Đa phần các lĩnh vực này đều yêu cầu nền tảng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ kế toán cơ bản, cho phép bạn phát triển sự nghiệp dựa trên sở thích của bản thân. Kế toán bán hàng chỉ là một trong rất nhiều chức danh công việc trong nghề kế toán dành cho bạn.
Những vị trí nào phổ biến trong ngành kế toán?
1. Kế toán hành chính sự nghiệp
Giống như bất kỳ công ty nào, các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công cũng cần
kế toán viên. Công việc này xuất hiện ở các trường học, bệnh viện hay cơ quan hành chính từ cấp địa phương như xã, huyện, tỉnh, thành phố đến trung ương.
2. Kế toán độc lập
Kế toán độc lập còn được gọi là kế toán công chúng được cấp phép (CPA). Họ làm việc cho các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán hoặc tự làm việc với khách hàng. Khách hàng là các công ty (công ty không có bộ phận kế toán riêng), cơ quan chính phủ, các cá nhân và các tổ chức phi lợi nhuận có nhu cầu.
3. Kế toán nội bộ
=> Các công ty đang tuyển kế toán nội bộ lương cao Khác với kế toán công, kế toán nội bộ làm việc cho một công ty duy nhất. Hầu hết các vị trí kế toán đều thuộc loại chức danh này. Tất cả các loại hình doanh nghiệp, từ công ty nhỏ cho đến các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trên toàn thế giới, đều cần có kế toán. Do vậy, bạn có vô số lựa chọn nếu theo đuổi sự nghiệp theo hướng này.
Trong kế toán nội bộ lại được chia thành nhiều mảng khác nhau, chẳng hạn như
kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi,
kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán thuế, kế toán tổng hợp... Tất cả tùy thuộc vào loại hình tổ chức bạn muốn làm việc và vai trò của bạn trong tổ chức đó. Trên đây là
những chức danh việc làm trong lĩnh vực kế toán, hãy tìm hiểu tất cả các vị trí và suy xét kỹ càng trước khi bạn quyết định hướng công việc trong tương lai.
MỤC LỤC:
I. Công việc của Kế toán công nợ
II. Yêu cầu đối bằng cấp, kỹ năng với Kế toán công nợ
III. Các lĩnh vực chuyên môn trong nghề kế toán