Mô tả công việc của Nhân viên Pháp chế

25/04/2021 08:00
Nhân viên pháp chế là một trong những vị trí vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp. Vậy trách nhiệm của họ là làm gì, có những yêu cầu nào với vai trò này? Bản mô tả công việc nhân viên pháp chế sẽ cung cấp cái nhìn rõ hơn để lựa chọn việc làm phù hợp.

Nhân viên pháp chế là người làm việc trong các công ty sản xuất, tập đoàn, chịu trách nhiệm xử lý, giám sát các khía cạnh pháp lý trong kinh doanh. Nhân viên pháp chế bảo vệ danh tiếng, uy tín của công ty bằng cách đảm bảo công ty tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và tư vấn pháp lý cho ban giám đốc tất cả các vấn đề liên quan. Một nhân viên pháp chế giỏi sẽ giảm thiểu các vấn đề liên quan tới pháp luật cho doanh nghiệp, hạn chế khả năng xảy ra tranh chấp, kiện tụng.

Nhân viên pháp chế là làm gì?

1. Mô tả công việc của nhân viên pháp chế

  • Đưa ra lời khuyên chính xác và kịp thời cho ban giám đốc về nhiều chủ đề pháp lý (luật lao động, quan hệ đối tác, liên doanh quốc tế, tài chính doanh nghiệp, v.v.).
  • Phối hợp với ban quản lý để đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả không vi phạm pháp luật, điều lệ, nguyên tắc.
  • Soạn thảo các chính sách quản trị nội bộ và thường xuyên theo dõi sự tuân thủ của các bộ phận, nhân viên toàn công ty.
  • Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố rủi ro khác nhau liên quan đến các quyết định và hoạt động kinh doanh tổng thể.
  • Áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro hiệu quả và đưa ra lời khuyên chủ động về các vấn đề pháp lý có nguy cơ xảy ra.
  • Giao tiếp và đàm phán với các cơ quan, tổ chức như cơ quan quản lý, tư vấn bên ngoài, cơ quan công quyền,... tạo dựng và duy trì mối quan hệ tin cậy.
  • Dự thảo và củng cố các thỏa thuận, hợp đồng và các văn bản pháp lý khác để đảm bảo công ty có đầy đủ các quyền hợp pháp.
  • Xử lý các vấn đề phức tạp như phát sinh tranh chấp về quyền lợi, đền bù,...
  • Cung cấp làm rõ về ngôn ngữ pháp lý hoặc thông số kỹ thuật cho mọi người trong công ty.
  • Thực hiện công việc với sự liêm chính và trách nhiệm.
  • Cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty.

Yêu cầu đối với vị trí nhân viên pháp chế có khó không?

2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí nhân viên pháp chế

Tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và thị trường kinh doanh (nội địa/quốc tế), nhà tuyển dụng có thể có những yêu cầu khác nhau với ứng viên của vị trí nhân viên pháp chế. Về cơ bản, ứng viên phải đáp ứng được:

  • Kinh nghiệm làm nhân viên pháp chế trong các doanh nghiệp, môi trường kinh doanh.
  • Kiến thức và hiểu biết về luật pháp và các quy định pháp lý liên quan tới việc kinh doanh của công ty.
  • Hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đối với hoạt động của công ty.
  • Chứng tỏ khả năng tạo ra các chiến lược hiệu quả để nhân viên công ty chủ động tuân thủ các quy định, quy chế và luật pháp.
  • Có đạo đức nghề nghiệp, công bằng, liêm chính.
  • Khả năng phán đoán và phân tích tình huống, đánh giá thông tin.
  • Kỹ năng giao tiếp xuất sắc.
  • Bằng cử nhân Luật trở lên.
  • Bằng cử nhân hoặc các chứng chỉ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh được coi là lợi thế.

Để tìm việc làm chuyên viên pháp chế, nhân viên pháp chế các bạn hãy tìm hiểu kỹ mô tả công việc để hiểu rõ hơn về việc làm cũng như đánh giá kỹ năng của bản thân có thực sự phù hợp với việc làm hay không. Bên cạnh đó cũng tham khảo thêm những câu hỏi phổ biến kèm những cách ứng tuyển việc làm để lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất.

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên pháp chế phổ biến

Vì nhân viên pháp chế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cần tập trung đánh giá những kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên xem họ có thể xử lý, bao quát được các nhiệm vụ hay không. Mô tả công việc và các yêu cầu cũng giúp ứng viên tự nhận thức và chuẩn bị tốt cho việc ứng tuyển. Ngoài ra, để chinh phục được nhà tuyển dụng thì bạn cũng nên tham khảo các câu hỏi phỏng vấn nhân viên pháp chế phổ biến JOBOKO giới thiệu dưới đây.

MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của nhân viên pháp chế
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí nhân viên pháp chế

Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888