Thỏa thuận mức lương sao cho hợp lý không phải là điều dễ dàng với nhiều người. Bởi nếu đưa ra mức lương quá cao, bạn sẽ có thể tuột mất cơ hội có được việc làm tốt, còn khi đưa ra mức lương quá thấp thì bạn sẽ phải chịu thiệt thòi. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu
cách deal lương khi phỏng vấn để có bí quyết giúp bản thân không bối rối khi rơi vào tình huống này. Đặc biệt, bạn sẽ biết mình nên trả lời ra sao khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương cũ.
Có nên trả lời thật câu hỏi về mức lương cũ không?
I. Nên trả lời thật hay "khai man" về mức lương cũ khi phỏng vấn?
Trên thực tế, rất nhiều người sẽ lựa chọn cách nói dối về mức lương cũ của mình để sau đó đề nghị mức cao hơn ở vị trí mới. Tuy nhiên, đó không phải là một ý tưởng hay, vì bạn có khả năng gặp phải rất nhiều vấn đề với lời nói dối của mình. Thành thật về số tiền bạn kiếm được là cách tốt nhất. Nói dối về thu nhập trước đây thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của bạn và thậm chí có thể khiến sự nghiệp của bạn bị ảnh hưởng nếu nhà tuyển dụng phát hiện sự thật. Bạn vẫn có thể nhận được mức lương xứng đáng bằng cách trung thực và thương lượng trong cuộc phỏng vấn.
II. Vì sao không nên nói dối về mức lương cũ?
1. Sự thật luôn là sự thật
Nếu bạn nói dối về mức lương cũ của mình, bạn có thể bị phát hiện ngay trong quá trình tuyển dụng:
- Ở giai đoạn phỏng vấn: Hơn ai hết, nhà tuyển dụng của bạn rất rõ ràng về khoảng lương trên thị trường cho một vị trí như vai trò bạn đang ứng tuyển. Thậm chí, những người có kinh nghiệm có thể có mối quan hệ với bộ phận nhân sự ở công ty bạn và biết rõ rằng bạn đang nói thật hay khai man.
- Ở giai đoạn sau phỏng vấn: Đừng quên trong phần tham vấn thông tin ở CV, bạn đã đề cập tới thông tin của quản lý cũ. Nếu nhà tuyển dụng muốn xác nhận lại, họ có thể liên hệ với người tham vấn của bạn và lời nói dối của bạn sẽ bị phát hiện ngay sau đó.
2. Bạn có thể bị loại sớm
Trong trường hợp nhà tuyển dụng không phát hiện ra bạn nói dối về mức lương cũ, bạn vẫn có nguy cơ bị loại vì khai man. Nguyên nhân là vì họ có thể cảm thấy mức lương bạn đề xuất sẽ quá cao so với mức trung bình hoặc khoảng mà họ có thể trả. Bạn có trình độ và kỹ năng, những ứng viên khác cũng vậy. Tại sao nhà tuyển dụng phải bỏ ra nhiều hơn để thuê bạn?
Tệ hơn nữa là dù bạn có được nhận vào làm, bạn vẫn có thể bị sa thải vì không đáp ứng được kỳ vọng. Công ty đã chấp nhận trả lương cao hơn cho bạn dựa trên mức lương cũ mà bạn nói dối, cũng có nghĩa là họ kỳ vọng rất nhiều vào những giá trị bạn có thể đóng góp. Thế nhưng thực tế là khả năng của bạn chỉ có hạn và bạn sẽ khiến họ thất vọng.
3. Bạn có thể bị đánh giá về mặt đạo đức
Có một số lý do khiến các công ty muốn biết về thu nhập trước đây của bạn: Họ muốn biết liệu có đủ khả năng chi trả cho bạn hay không? So sánh mức lương của bạn với thị trường việc làm hiện tại hoặc xác định giá trị của bạn với chủ lao động trước đó.
Có rất nhiều khía cạnh khác mà các nhà tuyển dụng phải xem xét khi đưa ra mức lương cho bạn, chẳng hạn như dải lương nội bộ, ngân sách công ty và giá trị thực tế của bạn. Họ biết rõ rằng, trả lương cao có thể tìm được nhân tài nhưng không có nghĩa là họ chấp nhận việc bị nói dối. Khi phát hiện sự thật, họ có thể đánh giá bạn trên phương diện đạo đức và sự chuyên nghiệp.
Vì những lý do trên, bạn không nên nói dối về mức lương cũ mà thay vào đó, hãy cố gắng thương lượng, vận dụng
kỹ năng đàm phán của mình. Hãy chứng minh giá trị của mình để nhà tuyển dụng tin tưởng rằng bạn xứng đáng với những gì họ đầu tư.
Nếu trước đây bạn nhận thu nhập thấp dưới mức trung bình của thị trường, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn đã chấp nhận công việc đó khi chưa có kinh nghiệm và muốn học hỏi thật nhiều. Trong quá trình làm việc bạn đã đóng góp những gì, đạt được những thành tích cụ thể nào? - chứng minh bằng số liệu như giúp công ty tăng doanh số bao nhiêu phần trăm,...
Nếu sau đó bạn vẫn được đề nghị mức lương thấp hơn mức mà bạn có thể chấp nhận, hãy tự tin lựa chọn từ bỏ cơ hội này và tìm việc khác. Đừng quên rằng phỏng vấn là một con đường hai chiều mà trên đó, cả bạn và công ty đều đang đánh giá lẫn nhau.
Bí quyết đàm phán lương hiệu quả khi phỏng vấn
III. Mẹo đàm phán lương hiệu quả
Tham khảo một số cách sau đây để bạn có thể thương lượng mức lương cao hơn mà không cần nói dối về mức lương cũ.
- Tự tính toán giá trị thực tế của bạn: Điều quan trọng nhất là bạn phải biết chính xác những gì có thể đóng góp cho công ty trước khi đàm phán. Một số yếu tố cần xem xét là trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn thành thạo.
- Nghiên cứu mức lương trung bình trên thị trường: Có dữ liệu này có thể giúp hỗ trợ đàm phán thành công hơn vì nó là số liệu không ai có thể chối cãi. Hãy xem xét dựa trên thu nhập trung bình của vị trí tương đương ở khu vực/thành phố bạn sống, trình độ của bạn (cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ) và số năm kinh nghiệm.
- Chuẩn bị trước đáp án cho một số câu hỏi xuất hiện trong đàm phán lương: Tại sao bạn cảm thấy mình xứng đáng với mức lương cao hơn mức mà nhà tuyển dụng đưa ra? Hãy tự hỏi và trả lời trước để sau đó trao đổi cụ thể với nhà tuyển dụng. Đáp án của bạn nên cụ thể, chi tiết và có tính thuyết phục.
Nhìn chung, khi được hỏi về mức lương cũ của bạn là bao nhiêu, cách tốt nhất là bạn trả lời trung thực, sau đó thương lượng để có thu nhập tốt hơn bằng thái độ chuyên nghiệp, tự tin. Nếu không thể đạt được thoả thuận hợp lý, bạn có thể từ bỏ và tìm kiếm cơ hội khác tốt hơn. Đừng để những lời nói dối ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp tương lai. Đặc biệt, khi
đàm phán lương, chốt lương: Những điều tuyệt đối không nên nói thì bạn hãy lưu ý để tránh mắc sai lầm nhé. Hy vọng với những tuyệt chiêu đàm phán mức lương hiệu quả mà JOBOKO giới thiệu, bạn sẽ có được sự thỏa thuận dễ dàng.
MỤC LỤC:
I. Nên trả lời thật hay "khai man" về mức lương cũ khi phỏng vấn?
II. Vì sao không nên nói dối về mức lương cũ?
III. Mẹo đàm phán lương hiệu quả
Đọc thêm: Cách chuyển lương Gross sang NET nhanh, chính xác
Đọc thêm: Hỏi về lương thưởng thế nào trong cuộc phỏng vấn cho khéo, cho hay?