Kinh doanh là một ngành thu hút nhiều bạn trẻ ứng tuyển. Mỗi vị trí có yêu cầu và mức lương khác nhau tùy theo kinh nghiệm và kỹ năng. Nếu bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này, hãy cùng JobOKO tìm hiểu ngành kinh doanh có những vị trí nào thu nhập tốt nhất.
Ngành quản trị kinh doanh cung cấp nhiều cơ hội việc làm và vị trí cho bạn lựa chọn. Ngành này luôn cần những nhân viên giỏi, biết nắm bắt thời cơ và đáp ứng đủ kỹ năng cho từng vị trí.
Ngành kinh doanh có những vị trí nổi bật nào
I. Tìm hiểu Ngành Quản trị Kinh doanh là gì?
Quản trị Kinh doanh là ngành học nghiên cứu về các nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhánh nhỏ trong ngành này bao gồm: Quản trị Marketing, Quản trị Kinh doanh tổng hợp, Quản trị Kinh doanh quốc tế, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Logistic, và Quản trị Khởi nghiệp.
Vị trí này cần phối hợp với nhiều phòng ban khác nhau như nhân sự, tài chính, kế toán, truyền thông, và tiếp thị. Họ cũng cần liên lạc với đối tác kinh doanh, nhà tài trợ, và nhà cung cấp để đảm bảo công tác đối ngoại.
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học uy tín tại Việt Nam đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh.
Các trường ĐH đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở Hà Nội: - ĐH Ngoại thương
- ĐH Kinh tế Quốc dân
- ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội
- ĐH Thương Mại
- Trường Quản Trị Và Kinh Doanh - ĐHQG Hà Nội
- ĐH Hà Nội
- ĐH Thăng Long
- ĐH Bách Khoa Hà Nội
Top trường ĐH đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh uy tín ở TPHCM: - ĐH Tôn Đức Thắng
- ĐH Ngoại Thương Cơ sở II tại TPHCM
- ĐH FPT
- ĐHQG TP HCM - phân hiệu Đại học Quốc Tế
- ĐH Nông Lâm
- ĐH Công nghệ
- ĐH Kinh tế TPHCM
- ĐH Ngân hàng TPHCM
II. Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì?
1. Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là công việc mà hầu hết cơ quan nào cũng có vị trí này, người đưa ra các chiến lược phát triển cũng như tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mỗi nhân viên kinh doanh sẽ phải có định hướng và mục tiêu khác nhau cũng như chủ động tìm kiếm khách hàng và giữ mới quan hệ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Hiện còn có rất nhiều ứng viên lựa chọn và
tìm việc làm nhân viên hỗ trợ kinh doanh, đây cũng là công việc hỗ trợ cho quá trình bán hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Với vị trí này bao gồm cả nhân viên kinh doanh dự án, nhân viên kinh doanh bất động sản, nhân viên kinh doanh tất cả các dịch vụ du lịch hay bán sản phẩm. Thực tế công việc của những người làm kinh doanh là phục vụ khách hàng, chính vì vậy hãy đưa ra những hướng giải quyết vấn đề cũng như nắm bắt được hoạt động của đối thủ để có sự cạnh tranh và phát triển vững mạnh nhất.
2. Chuyên viên kinh doanh
Đây là vị trí cao hơn nhân viên kinh doanh một chút, cũng vẫn là những công việc của nhân viên kinh doanh nhưng họ làm việc chuyên nghiệp hơn. Với chuyên viên kinh doanh họ sẽ hỗ trợ một đội ngũ nhân viên kinh doanh để phát triển hệ thống bán hàng và chăm sóc khách hàng của công ty được tốt hơn.
3. Trưởng nhóm kinh doanh
Với vị trí trưởng nhóm kinh doanh hay trưởng các dự án là vị trí ở cấp quản lý nhóm của mình cũng như điều hướng phát triển nhóm theo kế hoạch của cấp trên. Hơn nữa với vị trí này bạn cần có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức, phân công công việc và quản lý thời gian hiệu quả để đảm bảo đem đến kết quả tốt cho nhóm của mình.
4. Trợ lý kinh doanh
Vị trí trợ lý kinh doanh hay có thể gọi là nhân viên hỗ trợ kinh doanh. Đây là người đứng sau và hỗ trợ cho đội kinh doanh chăm sóc khách hàng cũng như giúp mọi hoạt động kinh doanh được diễn ra và vận hành trôi chảy hơn. Công việc chính của trợ lý kinh doanh còn cụ thể hơn là chuẩn bị gặp khách hàng, chào hàng, báo giá hợp đồng... Tất cả những công việc của trợ lý kinh doanh mang tính chất hỗ trợ và thúc đẩy công việc diễn ra nhanh chóng và tốt đẹp hơn.
Bạn phù hợp với vị trí nào trong ngành kinh doanh?
5. Trưởng phòng kinh doanh
Với vị trí trưởng phòng kinh doanh hay
trưởng phòng phát triển kinh doanh là người chịu trách nhiệm điều phối đội ngũ kinh doanh của mình cũng như xây dựng những kế hoạch thực hiện tất cả các công việc như bàn giao cho nhân viên kinh doanh để đạt được mục tiêu, doanh số. Đưa ra những chiến lược mới giúp lôi kéo khách hàng và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng hiệu quả nhất. Đặc biệt với vị trí này cần có kinh nghiệm kinh doanh, bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng, có kỹ năng quản lý công việc và thời gian hiệu quả nhất.
6. Giám đốc kinh doanh
Giám đốc kinh doanh là vị trí cao trong phòng kinh doanh, là người chịu toàn bộ trách nhiệm về công việc cũng như quản lý nhân sự của mình. Giám đốc kinh doanh luôn đưa ra những chiến lược tăng trưởng và phát triển doanh thu để đảm bảo đáp ứng doanh số mà công ty đưa ra đồng thời tạo được mức độ hài lòng với khách hàng. Luôn đưa ra những cơ hội kinh doanh mới để đưa nhân viên của mình ngày càng phát triển hơn.
Bên cạnh những chức vụ cơ bản trên thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm những vị trí khác của phòng kinh doanh như
nhân viên phát triển kinh doanh, nhân viên quản lý đơn hàng, quản lý cửa hàng,
kỹ sư kinh doanh,... Những vị trí này cũng khá cần thiết đối với doanh nghiệp làm ngành dịch vụ và bán sản phẩm. Tất cả những vị trí này đều có nhiệm vụ và chức năng riêng chính vì thế bạn phù hợp với vị trí nào thì hãy ứng tuyển vị trí đó để dễ dàng nắm bắt được công việc cũng như phát huy được khả năng và thế mạnh của mình nhé.
III. Tìm việc làm Quản trị Kinh doanh ở đâu?
Ngành Quản trị Kinh doanh hiện nay đang là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất tại Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu về các chuyên gia quản lý, giám sát và điều hành các hoạt động kinh doanh ngày càng tăng.
Tại JobOKO, ứng viên có thể dễ dàng tìm thấy hàng loạt tin tuyển dụng hấp dẫn, từ vị trí quản trị marketing, quản trị kinh doanh tổng hợp đến quản trị logistics.
Kết Luận: Ngành kinh doanh mang đến vô số cơ hội nghề nghiệp, từ vị trí nhân viên kinh doanh, quản lý kinh doanh đến các chuyên viên tiếp thị, quảng cáo, mỗi vai trò đều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp. Hiểu rõ từng vị trí trong ngành sẽ giúp bạn định hướng sự nghiệp chính xác và khai thác tối đa tiềm năng của mình. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn chọn lựa con đường phù hợp và phát triển sự nghiệp vững chắc.
MỤC LỤC:
I. Tìm hiểu Ngành Quản trị Kinh doanh là gì?
II. Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì?
III. Tìm việc làm Quản trị Kinh doanh ở đâu?
Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh học trường gì? thi khối gì?
Đọc thêm: Dân kinh doanh nhất định phải nắm rõ những kỹ năng mềm này