Ngành tiếp thị đang rất hot nhưng liệu có phát triển mạnh trong tương lai?

30/10/2021 08:30
Tiếp thị là một ngành phát triển mạnh những năm gần đây, phù hợp với xu hướng của nền kinh tế. Với nhiều người muốn bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực này, mối băn khoăn lớn nhất có thể là ngành tiếp thị đang rất hot nhưng liệu có phát triển mạnh trong tương lai?
Những người làm trong ngành tiếp thị giúp các công ty xây dựng, định hình và phát triển hình ảnh thương hiệu tích cực từ đó bán sản phẩm/dịch vụ, chạy các chương trình khuyến mãi, quảng bá trên các nền tảng truyền thông khác nhau. Nhu cầu tiếp thị xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề khác: Bất kỳ ai bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đều cần hỗ trợ từ đội ngũ tiếp thị. Thậm chí, các bệnh viện, trường học, công ty xuất bản, tổ chức phi lợi nhuận, người nổi tiếng,... cũng vậy.
Cơ hội nghề nghiệp ngành tiếp thị ngày càng rộng mở
Đó là bởi vì, ngoài việc bán sản phẩm, các nhà tiếp thị có thể giúp đưa ra các chiến lược quảng bá thương hiệu xuất sắc, tối ưu hóa truyền thông doanh nghiệp, nuôi dưỡng mối quan hệ khách hàng và quản lý sản phẩm hoặc thương hiệu nói chung.

Ngành tiếp thị liệu còn phát triển mạnh trong tương lai?

1. Nhu cầu của thị trường

Khi các nền tảng mới xuất hiện, các công ty có thêm cơ hội quảng bá và do đó cần có sự giúp đỡ của các nhà tiếp thị. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Cục Thống kê Lao động Mỹ dự đoán số cơ hội việc trong lĩnh vực này sẽ tăng tới 10% vào năm 2026.
Mặc dù nhu cầu tiếp thị dự kiến sẽ tăng nhanh như mức trung bình cho tất cả các ngành nghề nhưng số lượng công việc sẽ thay đổi tùy theo lĩnh vực tiếp thị mà bạn chọn cũng như nơi bạn làm việc. Chẳng hạn, tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) sẽ cung cấp nhiều cơ hội việc làm hơn so với tiếp thị truyền thống. Tham khảo thêm về xu hướng digital marketing năm 2021 để hiểu rõ hơn về triển vọng ngành nghề này nhé. Ở Việt Nam, vào năm 2019, các chuyên gia dự đoán rằng ngành tiếp thị là 1 trong 5 nhóm ngành nghề tăng trưởng nhanh nhất và thu hút nhiều lao động nhất. Nguyên nhân là vì xu hướng toàn cầu hoá. Hầu hết các doanh nghiệp đều cần tiếp thị sản phẩm/dịch vụ để phát triển, tiếp cận nhiều khách hàng hơn và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Đặc biệt, trong thời điểm thương mại điện tử phát triển nhanh như hiện nay, nhu cầu tiếp thị cũng vì thế mà tăng lên. Những lao động có trình độ chuyên nghiệp và kỹ năng thành thạo có thể dễ dàng tìm được công việc lý tưởng trong lĩnh vực tiếp thị. Xu hướng này vẫn sẽ được duy trì và tiếp tục tăng trưởng trong nhiều năm tới. Điều quan trọng là bạn phải luôn nỗ lực dẫn đầu xu hướng, sau đó bạn sẽ không cần phải lo lắng về các cơ hội việc làm.

2. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc trong ngành nghề tiếp thị có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí, quy mô công ty. Tuy nhiên, thông thường bạn sẽ thử việc 2 tháng (theo Luật Lao động). Nếu chất lượng, hiệu suất công việc tốt hoặc bạn đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, năng lực được chứng minh qua nhiều chiến dịch tiếp thị thành công, thời gian thử việc có thể rút ngắn.

3. Mức lương khởi điểm

So với các ngành nghề khác trong lĩnh vực kinh tế, mức lương khởi điểm của lĩnh vực tiếp thị tương đối cao. Theo thống kê của một website tuyển dụng, tại Mỹ, lương trung bình của ngành này là 54.268 USD/năm (tương đương khoảng 1,3 tỷ đồng/năm). Lương khởi điểm cho những người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm khoảng 37.000 USD/năm (tương đương gần 800 triệu đồng/năm).
Ở Việt Nam, mức lương khởi điểm của ngành tiếp thị có thể khác nhau tuỳ vào các vị trí cụ thể. Nhân viên tiếp thị chưa có kinh nghiệm có thể có thu nhập từ 4 - 6 triệu/tháng; nhân viên copywriter cũng tương tự. Nhìn chung, mức lương này tương đương hoặc cao hơn so với lương khởi điểm của nhiều ngành nghề khác.
Thu nhập của ngành tiếp thị cao hay thấp?

4. Mức lương theo năm kinh nghiệm

Lương của những người làm việc trong ngành tiếp thị sẽ tăng nhanh tuỳ theo chất lượng công việc, chiến dịch bạn thực hiện thành công. Tại Mỹ, những người có kinh nghiệm từ 2 năm đến 5 năm hầu như sẽ nhận mức lương trên 50.000 USD/năm (gần 1,2 tỷ đồng/năm). Sau khoảng 5 - 7 năm, con số này có thể lên tới 84.000 USD/năm (gần 2 tỷ đồng/năm).
Tại Việt Nam, bạn cũng sẽ mất từ trên 2 năm trở lên để được tăng lương. Với kinh nghiệm 2 - 3 năm, lương nhân viên marketing là khoảng 8 triệu đồng/tháng. Nhân viên content là 7 - 8 triệu đồng/tháng. Những người có kinh nghiệm trên 5 năm thường nhận từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, trong khi trưởng phòng hoặc giám đốc marketing có lương từ 20 - 40 triệu/tháng. Một số ít những người có thể nhận tới 70 hoặc 80 triệu/tháng khi phụ trách một bộ phận tiếp thị.

5. Cơ hội sự nghiệp

Chỉ một thập kỷ trước, nhiều chức danh và vai trò phổ biến hiện nay chẳng hạn như nhân viên SEO, tiếp thị mạng xã hội, v.v. có thể rất ít được biết đến. Nhờ sự bùng nổ của các nền tảng trên internet (ví dụ: Facebook, Twitter, Snapchat, Instagram, v.v.), giờ đây có rất nhiều vai trò trong ngành tiếp thị. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số vai trò chính, phổ biến trong ngành tiếp thị.

5.1. Cơ hội làm việc trong phân khúc quảng cáo

  • Giám đốc quảng cáo.
  • Giám đốc nghệ thuật.
  • Copywriter.
  • Giám đốc sáng tạo.
  • Trợ lý truyền thông.
  • Giám đốc truyền thông.
  • Quản lý dự án.
  • Điều phối viên quảng cáo.
  • Trợ lý quảng cáo.
  • Trợ lý tiếp thị.
  • Thiết kế đồ họa.

5.2. Tiếp thị thương hiệu

  • Trợ lý Giám đốc thương hiệu.
  • Trợ lý giám đốc sản phẩm.
  • Giám đốc thương hiệu.
  • Quản lý sản phẩm cao cấp.
  • Giám đốc tiếp thị sản phẩm.
  • Đại diện tiếp thị thương hiệu.
  • Trợ lý tiếp thị.
  • Chuyên viên tiếp thị thương hiệu.
Những vị trí việc làm tiếp thị phổ biến nhất

5.3. Các vị trí công việc tiếp thị nội dung

  • Giám đốc tiếp thị nội dung.
  • Nhân viên nội dung/nhân viên content.
  • Quản lý thương hiệu số.
  • Giám đốc tiếp thị kỹ thuật số.
  • Nhân viên SEO.
  • Chuyên viên phân tích tiếp thị truyền thông xã hội.
  • Điều phối viên tiếp thị truyền thông xã hội.
  • Giám đốc tiếp thị truyền thông xã hội.
  • Điều phối viên tiếp thị nội dung.
Hiện nay có rất nhiều cơ hội việc làm cho ngành tiếp thị, có nhiều doanh nghiệp tuyển kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay tuyển nhân viên truyền thông, quảng cáo... Các bạn hoàn toàn có thể dựa vào kỹ năng cùng với sở thích của bản thân để đưa ra những sự lựa chọn việc làm tốt nhất cho mình.

Mẫu CV nhân viên content marketing

Nhân viên content marketing là vị trí phổ biến và được đông đảo giới trẻ theo đuổi. Để đảm nhận được vị trí này thì bạn cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Hãy theo dõi bài viết Joboko cập nhật để nắm rõ cách viết CV nhân viên content marketing ấn tượng, từ đó tạo CV đẹp gửi tới nhà tuyển dụng giúp có cơ hội được lựa chọn là ứng viên tiềm năng cho vòng phỏng vấn nhé.

5.4. Vai trò công việc trong phân khúc tiếp thị thương mại điện tử

  • Giám đốc tiếp thị thương mại điện tử.
  • Chuyên viên tiếp thị thương mại điện tử.
  • Biên tập viên thương mại điện tử.
  • Điều phối viên thương mại điện tử.
  • Chuyên viên phân tích tiếp thị thương mại điện tử.
  • Nhân viên tiếp thị email.
  • Quản lý sản phẩm trực tuyến.

5.5. Công việc nghiên cứu thị trường phục vụ tiếp thị

  • Nhân viên nghiên cứu thị trường.
  • Chuyên viên phân tích tiếp thị.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu tiếp thị.

5.6. Công việc quan hệ công chúng/truyền thông

  • Nhân viên PR.
  • Trợ lý truyền thông.
  • Chuyên viên truyền thông doanh nghiệp.
Có rất nhiều cơ hội việc làm ngành tiếp thị ở Việt Nam như các công ty truyền thông, quảng cáo, nền tảng thương mại điện tử, kinh doanh, phân phối, bán lẻ,... Bạn có thể dễ dàng xin được việc nếu có bằng cấp phù hợp và kỹ năng thành thạo. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có khả năng được nhận vào các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc sang nước ngoài làm việc (chủ yếu là thị trường Đông Nam Á - Philippines, Malaysia,...) nếu có vốn ngoại ngữ tốt.

6. Khi nào thì được thăng chức?

Khi làm trong ngành tiếp thị, thời gian thăng chức của bạn sẽ không có một mốc cố định nào, chủ yếu dựa vào khả năng thực tế: Các chiến dịch thành công, khả năng tổ chức công việc, kỹ năng lãnh đạo, nắm bắt xu hướng. Tuy vậy, thông thường mọi người mất khoảng 3 - 5 năm để lên đến cấp độ giám sát, trưởng nhóm, quản lý.

7. Cơ hội tăng thêm thu nhập

Tiếp thị là một ngành năng động, cung cấp nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập ngoài công việc chính. Tuỳ vào thế mạnh của bạn mà bạn có thể tận dụng nó để kiếm thêm thu nhập. Ví dụ, một nhân viên nội dung có thể nhận thêm việc viết lách khi có thời gian rảnh. Thu nhập từ việc làm thêm ngoài giờ này thường được tính theo sản phẩm hoặc dự án, chiến dịch vụ thể.

8. Thách thức

8.1. Áp lực tạo lưu lượng truy cập chất lượng

Tiếp thị là tạo ra nội dung có giá trị để trả lời, giải đáp các thắc mắc về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu cho khách hàng tiềm năng và khách hàng thực tế. Khi mọi người nghĩ rằng bạn có thứ gì đó để cung cấp cho họ, họ sẽ có nhiều khả năng cung cấp cho bạn thông tin liên hệ để thuyết phục họ tin tưởng và dẫn đến hành động mua hàng.
Vấn đề ở đây là nhiều doanh nghiệp đều cạnh tranh với nhau để tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng. Trong một nghiên cứu trước đây của trang HubSpot, 61% các nhà tiếp thị báo cáo rằng việc tạo lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng là một thách thức hàng đầu. Không đạt được triển vọng mới và thu hút khách hàng mới, họ sẽ khó duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp. Rốt cuộc, nếu không có ai ghé thăm trang web của bạn, kênh bán hàng của bạn sẽ thất bại.

8.2. Quá tải thông tin

Sự phổ biến của tiếp thị có nghĩa là có rất nhiều thông tin đã được thu thập trong nhiều lĩnh vực. Số lượng trang được lập chỉ mục hiện tại của Google đang tiếp cận hàng chục tỷ trang. Thật khó có thể vượt qua sự lộn xộn và được chú ý nếu các nhà tiếp thị không có ý tưởng mới.
Để vượt qua thử thách này, bạn hãy bắt đầu bằng cách nhìn sâu vào những vấn đề mà khách hàng của bạn đang gặp phải. Điều gì đang cản trở thành công của họ và bạn có thể giúp gì? Ngay cả khi đã có nội dung phong phú về các giải pháp phổ biến, bạn có thể đưa ra một quan điểm khác, một lời giải thích dễ dàng hơn hoặc một cách tiếp cận mới. Bạn cũng nên khám phá những cách thức mới để thu hút hoặc trình bày thông tin cho khán giả của mình.
Ngành tiếp thị cũng đòi hỏi bạn cần phải đối mặt với nhiều thách thức

8.3. Công cụ và công nghệ

Nếu không có các công cụ phù hợp, sẽ rất khó để các nhà tiếp thị đạt được thành công. Để thực hiện suôn sẻ chiến lược, hãy đầu tư vào các tài nguyên có thể mở rộng cho phép bạn làm được nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn. Một số công cụ phổ biến, hữu ích bao gồm:
  • Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM).
  • Công cụ tự động hóa tiếp thị.
  • Công cụ phân tích.
Bạn có thể chọn các công cụ phù hợp bằng cách xem xét những gì doanh nghiệp của bạn thực sự cần và dùng chúng để thực hiện các kế hoạch tiếp thị hiệu quả nhất.
Nhìn chung, ngành tiếp thị không chỉ hấp dẫn ở thời điểm hiện tại mà được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai. Nếu muốn xây dựng sự nghiệp trong ngành này, điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị sẵn hành trang, theo học các chương trình chính quy, tích luỹ trải nghiệm và kinh nghiệm, luôn chú ý đến các xu hướng mới nhất, cập nhật CV xin việc nhân viên tiếp thị chuẩn thì mới nhanh chóng có được công việc tốt.

MỤC LỤC:
1. Nhu cầu của thị trường
2. Thời gian thử việc
3. Mức lương khởi điểm
4. Mức lương theo năm kinh nghiệm
5. Cơ hội sự nghiệp
6. Khi nào thì được thăng chức?
7. Cơ hội tăng thêm thu nhập
8. Thách thức

Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên digital marketing

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888