Người làm phiên dịch chỉ giỏi ngoại ngữ thôi đã đủ chưa?

14/05/2020 09:30
Biết nói nhiều hơn một ngôn ngữ là một lợi thế khi đi xin việc hiện nay. Nhưng có phải cứ ai nói được một thứ tiếng khác cũng có thể trở thành một phiên dịch giỏi hay không? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời về thắc mắc trên cũng như những yêu cầu mà người theo học ngành biên, phiên dịch cần có.
Giống như mọi ngành nghề khác, phiên dịch viên là công việc đòi hỏi bạn cần có trình độ cao. Ngoài sở hữu kỹ năng ngoại ngữ hàng đầu, phiên dịch viên thành công còn cần kết hợp nhiều khả năng khác vì tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như khả năng giao tiếp, hiểu biết về văn hóa và một số phẩm chất quan trọng khác để hoàn thành tốt công việc.

Kỹ năng cần thiết để bạn dễ dàng tìm việc làm phiên dịch viên

Phiên dịch viên (hay interpreter) là người truyền tải ý tưởng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, đóng vai trò là cầu nối giao tiếp giữa hai người bất đồng ngôn ngữ trong nhiều môi trường khác nhau, từ y tế, du lịch, văn hóa đến pháp luật. Họ làm việc cho các công ty và tập đoàn đa quốc gia hoặc khách hàng nước ngoài, xóa bỏ rào cản ngôn ngữ và văn hóa giữa các quốc gia để tăng hiệu quả giao tiếp. Để không bị thất nghiệp khi học phiên dịch các thứ tiếng, ngoài khả năng ngôn ngữ thì bạn cần rèn luyện cho mình những kỹ năng sau.

=> Việc làm phiên dịch Tiếng Anh lương cao
=> Việc làm phiên dịch Tiếng Hàn thu nhập hấp dẫn
=> Việc làm phiên dịch Tiếng Trung chế độ đãi ngộ tốt

Những kỹ năng phiên dịch giỏi cần có

1. Kỹ năng ngôn ngữ

Đầu tiên và quan trọng nhất, phiên dịch viên cần có hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ mà họ phiên dịch. Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khi phiên dịch làm việc trong một lĩnh vực, họ có lẽ không có thời gian để tham khảo từ điển. Do đó, vốn từ vựng phong phú, kỹ năng viết tuyệt vời và kỹ năng giao tiếp tốt là những phẩm chất không thể thiếu ở một người phiên dịch.
Phiên dịch viên không những có khả năng nói tốt mà còn phải có kiến thức ngữ pháp vững vàng, khả năng dịch thành ngữ, sắc thái và ẩn dụ trong cuộc hội thoại để tăng hiệu quả trong giao tiếp.

2. Kiến thức chuyên ngành

Hầu hết phiên dịch và biên dịch viên đều làm việc trong một ngành hay lĩnh vực cụ thể (như y tế, kinh doanh, pháp luật...). Điều này có nghĩa là họ cần có kiến thức chuyên ngành trong một lĩnh vực nhất định để truyền đạt ý tưởng thành công. Cho dù một người có khả năng nói nhiều ngôn ngữ khác nhau đi nữa cũng chưa chắc đã phiên dịch được tại bệnh viện nếu không có kinh nghiệm và hiểu biết từ vựng và tiếng lóng về y khoa.

3. Chứng nhận

Chứng nhận từ một tổ chức phiên dịch uy tín chứng thực trình độ của một phiên dịch viên trong công việc và là một đảm bảo có giá trị đối với khách hàng. Những người trải qua đào tạo chuyên nghiệp không những đáp ứng yêu cầu ngôn ngữ tốt hơn mà còn nắm vững bộ quy tắc đạo đức sử dụng cho nghề phiên dịch.
Đồng thời, phiên dịch viên có chứng nhận sẽ ít khả năng mắc sai sót trong công việc, đôi khi những nhầm lẫn nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trong cho cả Interpreter và khách hàng/công ty.
Phiên dịch viên chuyên nghiệp không thể thiếu những kỹ năng mềm cần thiết

4. Kỹ năng mềm

Một phiên dịch giỏi không chỉ giỏi về ngôn ngữ, họ còn là một người nghe tuyệt vời. Những tình huống phiên dịch đối với người nói không phải người bản địa thực sự rất căng thẳng và một phiên dịch phải cố gắng tỏ ra thoải mái nhất có thể. Kỹ năng mềm có vai trò quan trọng chỉ sau khả năng ngôn ngữ, giúp interpreter kết nối nhiều người với nhau.

5. Am hiểu về văn hóa

Phiên dịch viên không chỉ phải thành thạo ngoại ngữ mà còn phải hiểu rõ văn hóa của ngôn ngữ cần phiên dịch. Điều này thể hiện ở khả năng phát hiện lời nói ám chỉ hoặc tập quán đặc thù của một nhóm người hoặc vùng miền cụ thể. Hiểu biết sâu sắc các chuẩn mực văn hóa sẽ giúp phiên dịch viên truyền tải tốt hơn những gì người nói muốn diễn đạt. Ví dụ bạn muốn ứng tuyển nhân viên tiếng Nhật chuyên nghiệp bạn cần biết cách chào cũng như những nét văn hóa của người Nhật. Lời nói nhẹ nhàng, văn hóa đi lại để thích nghi với môi trường làm việc dễ dàng nhất.
Bất kể làm việc ở ngành nào, phiên dịch viên hay nhân viên tiếng Nhật cũng cần trang bị cho mình khả năng ngôn ngữ và giao tiếp tốt. Trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm là nền móng của một Interpreter nhưng kỹ năng nghe với sự thấu hiểu và đồng cảm cũng quan trọng không kém. Đặc biệt đối với những bạn muốn tìm việc làm nhân viên kinh doanh biết tiếng Nhật hay các ngôn ngữ khác, thì trình độ chuyên môn cùng những yếu tố khác sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc, chính vì thế các bạn nên cân nhắc và tự trau dồi kiến thức cho bản thân.
Tại Việt Nam hiện nay, nghề phiên dịch viên phổ biến tập trung ở các ngôn ngữ như phiên dịch tiếng Anh, phiên dịch tiếng Trung, phiên dịch tiếng Hàn hay phiên dịch tiếng Nhật. Đây đều là những ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều, nhưng dù bạn đang đảm nhiệm một vị trí phiên dịch nào, phiên dịch tiếng Nhật, tiếng Anh hay phiên dịch tiếng Hàn thì những kỹ năng ở trên là không thể thiếu để có thể thực hành nghề một cách tốt nhất. Nếu muốn biết phiên dịch tiếng Hàn lương có cao không, bạn đừng bỏ lỡ truy cập Joboko.com để cập nhật thông tin chi tiết.

Đọc thêm: ​Phiên dịch là làm gì? Những ai phù hợp theo nghề phiên dịch?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888