Mục đích chính của nhà tuyển dụng trong mỗi cuộc phỏng vấn là đi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi: Liệu bạn có làm được việc hay không? và bạn sẽ mang lại những giá trị gì cho công ty, cho đồng nghiệp? Bạn không chỉ được tuyển để đảm nhiệm một công việc cụ thể mà còn phải đóng góp cho sự phát triển chung và cả văn hóa công ty. Bởi vậy, không chỉ có những câu hỏi mang tính chuyên môn cao mà nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt ra những câu hỏi chung chung như: Sở thích của bạn là gì? Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi?
Trả lời về câu hỏi sở thích cá nhân như thế nào cho chuyên nghiệp?
Trong quá trình tìm việc, bạn có thể sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên rằng bạn nên tùy chỉnh CV, câu trả lời phỏng vấn và rất nhiều những thứ khác sao cho phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển. Tuy nhiên, đối với câu hỏi về sở thích thì điều này sẽ không quá quan trọng. Tất nhiên, bạn vẫn có thể dựa trên cơ sở vị trí mình ứng tuyển để lựa chọn chia sẻ những sở thích phù hợp nhưng đây không nhất thiết phải là mối ưu tiên hàng đầu.
Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào một vị trí đòi hỏi sự sáng tạo thì có thể đề cập đến sở thích viết truyện ngắn. Nếu công việc đòi hỏi phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt thì bạn có thể kể đến những sở thích như chơi thể thao, ... Khi tìm hiểu về công ty trên website hay mạng xã hội, bạn sẽ thấy rằng có nhiều đơn vị chia sẻ các hoạt động tập thể của họ lên những nền tảng này. Bạn có thể ghi chú lại và dựa vào đó để lựa chọn các sở thích phù hợp.
Tuy nhiên, nếu có quá nhiều sở thích và không thể lựa chọn được những thông tin lý tưởng theo cách trên thì bạn cũng có thể liệt kê bất cứ sở thích nào mà bạn muốn, miễn là:
Hãy nhớ rằng, sở thích không phải là thứ gì đó quá cao sang hay bạn nhất thiết phải dành nhiều tiền bạc vào đó. Sở thích đôi khi chỉ đơn giản là đọc sách, chạy bộ, đi du lịch hay nấu ăn. Bạn cũng có thể rất đam mê với thời trang, thường xuyên xem tạp chí, show trình diễn thời trang để nắm bắt các xu hướng mới. Hay chỉ đơn giản bạn là người yêu sách, thích đọc sách về lịch sử, thích đi tham quan các viện bảo tàng,... Những sở thích này cũng rất có giá trị nếu như bạn biết sử dụng một cách khéo léo.
Ngoài ra, nếu như không có đủ thời gian để theo đuổi những sở thích như trên, bạn cũng có thể kể ra một việc đã từng làm trong quá khứ và mong muốn sẽ được tiếp tục lặp lại trong thời gian tới đây.
Nếu không có sở thích gì đặc biệt, trả lời như thế nào để gây ấn tượng?
Cho dù bạn lựa chọn sở thích hay hoạt động nào đi chăng nữa thì cũng không thể chỉ kể tên và dừng lại tại đó. Câu trả lời như vậy sẽ không thể thuyết phục được nhà tuyển dụng, cũng chẳng thể cho thấy giá trị gì về bản thân bạn.
Bạn có thể kể tên sở thích của bản thân và kể một câu chuyện mà bạn đã từng trải qua. Bạn cũng có thể chia sẻ tại sao bạn lại có sở thích như vậy và nó đã mang lại điều gì thú vị cho cuộc sống và công việc của bạn. Rất nhiều người có sở thích giống nhau; bởi vậy, những ai có thể cho thấy sự khác biệt trong câu trả lời thì người đó sẽ được chọn.
Ví dụ, bạn có sở thích chạy bộ và thường xuyên tham gia các giải chạy marathon thì khi chia sẻ với nhà tuyển dụng, bạn có thể khẳng định thêm rằng bạn là người luôn đặt ra các quy tắc cụ thể cho mình trong công việc và cuộc sống, luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra và thậm chí là cả cảm giác hài lòng khi đạt được mục tiêu đó (khi về đích).
Câu hỏi "Sở thích của bạn là gì" sẽ là cơ hội để bạn thể hiện con người thật của bản thân bên ngoài công việc. Đôi khi, chỉ một sở thích đơn giản cũng sẽ giúp bạn ghi điểm với người phỏng vấn và có thể đi sâu hơn trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ép buộc bản thân phải có những sở thích "hoàn hảo" mà chỉ cần nhấn mạnh rằng bạn yêu thích điều đó và nó mang lại cho bạn những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
MỤC LỤC:
1. Lựa chọn sở thích phù hợp với công việc
2. Làm gì khi không có sở thích đặc biệt?
3. Cách trả lời câu hỏi
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
Đọc thêm: Mẹo đối phó với những câu hỏi "kỳ quặc" khi phỏng vấn