Operation Manager là làm gì?

29/01/2020 02:17
Operation Manager (Quản lý điều hành) là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động tổng thể của công ty, bao gồm biện pháp lao động, duy trì năng suất, kiểm soát chất lượng và an toàn. Đây là một trong những vị trí quản lý quan trọng nhất của doanh nghiệp. Để biết được yêu cầu công việc cũng như kỹ năng cần có của Operation Manager, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

Cùng đảm nhận vai trò quản lý nhưng không phải yêu cầu công việc nào cũng giống nhau, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn cho mình vị trí phù hợp. Trong số các chức vụ thì Operation Manager, General Manager, Office Manager là làm gì nhiều ứng viên thắc mắc. Khi biết cụ thể về những vị trí công việc này đòi hỏi ở ứng viên, nếu bạn thấy đủ khả năng đảm nhận thì hãy mạnh dạn ứng tuyển để có nhiều cơ hội tốt cho mình nhé.

Công việc của operation manager là làm gì?


=> Việc làm Operation Manager lương cao, thưởng hấp dẫn

1. Operation Manager là gì?

Một operation manager là chuyên gia nhân sự, chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ nhân sự cấp cao, kiểm soát quá trình tuyển dụng nhân viên mới và thiết lập tiêu chuẩn đào tạo nhân viên. Họ cũng đảm bảo tất cả các hoạt động diễn ra an toàn và hiệu quả, đại diện cho công ty trong nhiều vấn đề. Thực hiện trách nhiệm giám sát theo chính sách của công ty và pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, operation manager cũng có thể được gọi là người quản lý cơ sở, quản lý doanh nghiệp hoặc nhà phân tích hoạt động.

2. Công việc của Operation Manager

  • Tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo, phân công, lịch trình, huấn luyện, tư vấn và kỷ luật nhân viên.
  • Truyền đạt kỳ vọng công việc, lập kế hoạch, giám sát, thẩm định và đánh giá hiệu suất công việc.
  • Lập kế hoạch, kiểm soát các hành động bồi thường, thực thi chính sách và thủ tục.
  • Chỉ đạo hoạt động và đưa ra khuyến nghị cho các kế hoạch, đánh giá chiến lược, chuẩn bị và hoàn thành kế hoạch hành động, thực hiện các tiêu chuẩn sản xuất, năng suất, chất lượng và dịch vụ khách hàng, giải quyết vấn đề, hoàn thành kiểm toán.
  • Dự báo, chuẩn bị ngân sách hàng năm, lập kế hoạch chi tiêu, phân tích phương sai, giải pháp khắc phục.
  • Phát triển hệ thống quản lý bằng cách xác định các yêu cầu xử lý và lưu trữ sản phẩm, xây dựng, thực hiện, thực thi và đánh giá các chính sách hoặc thủ tục, xây dựng quy trình tiếp nhận sản phẩm, sử dụng thiết bị, quản lý hàng tồn kho và vận chuyển.
  • Phân tích quy trình làm việc, thay đổi khi cần thiết.
  • Duy trì môi trường làm việc an toàn và lành mạnh bằng cách thiết lập, tuân theo và thực thi các tiêu chuẩn, quy trình cũng như tuân thủ quy định pháp luật.
  • Quản lý nhân viên, tiền lương, giờ làm việc, lao động hợp đồng.
  • Theo dõi giá cả từ nhà cung cấp, các chương trình giảm giá và chất lượng dịch vụ.
 

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Operation Manager

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên cho vị trí operation manager có bằng cử nhân Quản trị hoặc lĩnh vực liên quan như Quản trị kinh doanh hoặc Kế toán. Bằng thạc sĩ hoặc lĩnh vực khác như tài chính có thể giúp bạn trở thành ứng viên cạnh tranh hơn. Kinh nghiệm cho vị trí operation manager thường yêu cầu khoảng từ 8 - 10 năm.

Operation manager giám sát hoạt động hàng ngày của các tổ chức để đảm bảo doanh nghiệp tiến gần hơn tới mục tiêu chung. Họ cần có những kỹ năng sau:
  • Kỹ năng giao tiếp: Những nhà quản lý điều hành thường xuyên phải làm việc với nhân viên và quản lý các cấp, đồng thời dành thời gian xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp khác. Vậy nên, giao tiếp bằng văn bản và lời nói cũng như kỹ năng lắng nghe tích cực là yếu tố vô cùng cần thiết để thành công trong vai trò này.
  • Tương tác tốt: Phần lớn vai trò của operation manager là phụ trách vấn đề nguồn nhân lực. Nghĩa là, họ phải có khả năng giúp nhân viên phát triển theo hướng chuyên nghiệp, khiến họ cảm thấy thoải mái tại nơi làm việc.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo sẽ cho phép các nhà quản lý điều hành phân công trách nhiệm hợp lý cho nhân viên, giám sát tổng thể và giải quyết xung đột, thúc đẩy các nhóm riêng lẻ.
  • Quản lý tài chính: Các operation manager cũng cần nắm vững về phương pháp, công cụ quản lý tài chính để dự toán ngân sách, đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty tạo ra doanh thu. Kỹ năng toán học, tư duy phê phán và hoạch định chiến lược sẽ giúp họ xử lý vấn đề phát sinh.
Những kỹ năng cần có của một operation manager chuyên nghiệp

4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc Operation Manager

  • Logistics manager (Quản lý hậu cần): Các nhà quản lý hậu cần giám sát chuỗi cung ứng của một tổ chức. Họ xác định cách một tổ chức mua sản phẩm và cách phân phối chúng.
  • Financial manager (Quản lý tài chính): Các nhà quản lý tài chính có trách nhiệm giám sát tình hình tài chính của một tổ chức. Họ tạo ra các báo cáo, tính toán những hoạt động đầu tư trực tiếp và xây dựng mục tiêu tài chính dài hạn. Họ dành một lượng đáng kể thời gian để phân tích dữ liệu và tư vấn cho các nhà quản lý cấp cao về các cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận.
  • Data manager (Quản lý dữ liệu): Quản lý dữ liệu giám sát hệ thống dữ liệu của công ty, đảm bảo chúng được tổ chức, lưu trữ và bảo mật tốt. Tùy thuộc vào quy mô của công ty, người quản lý dữ liệu có thể làm việc trong một nhóm các nhà khai thác dữ liệu hoặc với tư cách cá nhân.

Một số việc làm liên quan đến công việc Operation Manager bạn có thể tìm hiểu để thêm sự lựa chọn nghề nghiệp cho mình như Financia Manager, Data Manager, Logistics Manager,... Tùy theo sở thích và khả năng mà bạn ứng tuyển vào công việc phù hợp với mình. Tuy nhiên, trước đó, bạn cần nắm rõ các thông tin về Finance Manager là gì, Data Manager là gì,... cũng như yêu cầu công việc ra sao, kỹ năng cần có để đáp ứng, hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất. Như vậy, bạn vừa tiết kiệm thời gian lại nhanh chóng tìm được việc làm theo ngành nghề mong muốn.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888