Vị trí quản lý bán hàng là công việc không phải ai cũng có thể đảm nhận
Quản lý bán hàng đứng đầu bộ phận bán hàng của doanh nghiệp, các cửa hàng hoặc chi nhánh. Quản lý bán hàng chịu trách nhiệm giám sát, chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động bán hàng, từ xác định mục tiêu doanh thu đến triển khai các biện pháp để thúc đẩy nhân viên thực hiện mục tiêu đó để đảm bảo lợi nhuận. Ngoài ra, Quản lý bán hàng cũng quản lý hành chính các nhân viên, chia ca làm việc (nếu cần) và phân công nhiệm vụ cụ thể.
Quản lý bán hàng liên quan mật thiết đối với sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp vì họ đóng vai trò nòng cốt trong việc dẫn dắt các Nhân viên bán hàng cùng nỗ lực làm việc để đạt được mục tiêu doanh số, liên tục duy trì tăng trưởng lợi nhuận. Không chỉ có vậy, hiệu quả của nỗ lực marketing ở nhiều công ty cũng phụ thuộc vào Quản lý bán hàng và bộ phận họ quản lý. Sự khác biệt giữa một Quản lý bán hàng có năng lực và Quản lý bán hàng không có năng lực nằm ở sự khác biệt đáng kể về doanh số, lợi nhuận và hiệu quả tiếp thị cuối cùng.
Một điểm đặc biệt của vai trò Quản lý bán hàng là dù bạn đã làm quản lý, lãnh đạo cả một đội ngũ nhân viên thì bạn vẫn thực hiện các công việc như tư vấn và thuyết phục khách hàng. Bất kỳ một Quản lý bán hàng nào trước hết cũng là một người bán hàng giỏi. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Quản lý bán hàng là hướng dẫn, đào tạo các nhân viên của mình để đảm bảo thống nhất quy trình bán hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ chân khách hàng cũ và có thêm nhiều khách hàng mới.
Công việc cụ thể của Quản lý bán hàng phụ thuộc vào ngành hàng bạn kinh doanh, quy mô công ty hoặc cửa hàng và cơ cấu thực tế của bộ phận bán hàng. Ở những công ty hay cửa hàng lớn, dưới Quản lý bán hàng thường có Giám sát bán hàng hoặc Trưởng nhóm bán hàng để chia nhỏ bộ phận thành từng nhóm dễ quản lý hơn. Mặc dù vậy, về cơ bản thì trách nhiệm chính của Quản lý bán hàng sẽ bao gồm:
Công việc của quản lý bán hàng thường làm là gì?
Như đã trình bày ở trên, vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của Quản lý bán hàng là họ đứng đầu bộ phận bán hàng có đóng góp lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp nhất tới doanh thu và lợi nhuận của công ty. Doanh thu và lợi nhuận là xương sống của tất cả các doanh nghiệp, quyết định doanh nghiệp đó có tiếp tục hoạt động được hay không.
Bởi vì vậy mà khi tuyển dụng Quản lý bán hàng, các công ty thường phải cân nhắc rất nhiều để xem năng lực của ứng viên thế nào, nền tảng kinh doanh và bán hàng có vững chắc hay không và đặc biệt là có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Trong nhiều trường hợp, dù ứng viên Quản lý bán hàng có giỏi đến đâu nhưng nếu phong cách của họ không phù hợp thì công ty cũng sẽ bỏ qua. Một Quản lý bán hàng thực sự xuất sắc sẽ biết cách dung hòa để kết hợp phong cách của bản thân với định hướng của doanh nghiệp, làm sao đề ra các chính sách bán hàng hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, các công ty cũng có thể thông qua Quản lý bán hàng để tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các đối tác lớn mạnh trong ngành, từ đó phát triển tốt hơn. Rất nhiều chuyên gia từng nhận định, trong kinh doanh, bán hàng thì quan hệ là một trong những yếu tố quyết định đối với các giao dịch có lợi.
Công ty muốn phát triển cần phải có quan hệ tốt với nhà cung cấp hoặc đơn vị phân phối, với ngân hàng và những bên liên quan khác. Vì đặc thù công việc mà Quản lý bán hàng có thể dễ dàng tiếp xúc với những người đứng đầu và bằng sự khéo léo trong giao tiếp, Quản lý bán hàng có thể xây dựng và duy trì quan hệ tích cực trong lâu dài.
Các mối quan hệ không chỉ hữu ích cho các giao dịch, hợp tác hiện tại mà còn có thể giúp công ty đối phó với các khó khăn khi có tình huống phát sinh, từ huy động vốn tới cần nguyên liệu hoặc hàng hóa gấp.
Nguồn nhân lực được coi là nguồn vốn lớn nhất, quý giá nhất của doanh nghiệp và là nhân tố quyết định thành công trong kinh doanh. Tuyển dụng, đào tạo và thúc đẩy nhân viên tiến bộ để xây dựng uy tín, danh tiếng tích cực. Khi nói đến vai trò của Quản lý bán hàng thì phát triển nguồn nhân lực bán hàng chất lượng cao là một trong những ưu tiên hàng đầu của vị trí này.
Thông thường, rất nhiều người nghĩ rằng Nhân viên bán hàng không yêu cầu trình độ cao nên đa số mọi người đều có thể làm được, thậm chí không cần kinh nghiệm. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vì vậy ấn tượng của khách hàng với sản phẩm và dịch vụ là tốt hay xấu đều phụ thuộc vào những Nhân viên bán hàng đó.
Nếu Quản lý bán hàng không có phương pháp đào tạo và hướng dẫn, thậm chí là điều chỉnh kịp thời dựa trên các tình huống thực tế thì chất lượng dịch vụ bán hàng mà Nhân viên bán hàng mang đến cho khách hàng sẽ không thể đảm bảo, dẫn tới tạo thông tin tiêu cực, mất khách, v.v.
Thu nhập thực tế của Quản lý bán hàng phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, cửa hàng và loại hàng hóa bạn bán. Nếu bạn làm Quản lý bán hàng tại một cửa hàng bán văn phòng phẩm thì lương sẽ thấp hơn những người giám sát hoạt động bán hàng tại trung tâm thương mại hay bán thiết bị công nghệ cao,... Theo ghi nhận, mức lương chính thấp nhất của một Quản lý bán hàng là từ 5 triệu/tháng nhưng rất ít trường hợp như vậy.
Đa số Quản lý bán hàng nhận lương từ khoảng 13 - 16 triệu/tháng, những người có kinh nghiệm và năng lực có thể nhận tới 19, 20 triệu/tháng. Lương cao nhất của Quản lý bán hàng là 40 triệu/tháng. Trong một vai trò quản lý, giám sát mà không yêu cầu trình độ đào tạo chuyên sâu, mức lương của Quản lý bán hàng được đánh giá là khá cao so với các nghề nghiệp khác trên thị trường.
Ngoài ra, thu nhập của Quản lý bán hàng không chỉ giới hạn ở mức lương mà còn có các khoản tiền bổ sung, đáng kể nhất là hoa hồng theo doanh số bán hàng. Bạn và bộ phận bán hàng do bạn quản lý càng đạt doanh số cao thì bạn sẽ càng nhận được nhiều hơn. Bên cạnh đó các khoản trợ cấp theo vai trò, công tác phí,... cũng sẽ được cung cấp dựa theo chính sách của mỗi doanh nghiệp.
Vì vai trò Quản lý bán hàng rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nói chung nên các công ty thường tìm người có kinh nghiệm bán hàng, đào tạo nhân viên và phân tích hiệu suất. Đồng thời, bán hàng cũng là một lĩnh vực mà kỹ năng mềm rất quan trọng, vì vậy những yêu cầu với kỹ năng cũng thường được coi trọng.
Yêu cầu về trình độ và kỹ năng đối với Quản lý bán hàng
Nếu như trở thành một Quản lý bán hàng là ước mơ của bạn thì trước hết bạn phải xác định được những yếu tố mà bất kỳ ứng viên Quản lý bán hàng nào cũng phải có, cụ thể là sử dụng 4 tham số sau đây để tự đánh giá năng lực của bản thân xem mình có phù hợp hay không:
Bên cạnh việc đáp ứng được các yêu cầu "cố định" để làm một Quản lý bán hàng xuất sắc, bạn sẽ phải sở hữu một số kỹ năng nổi bật giúp bạn có ưu thế hơn các ứng viên khác khi xin việc hoặc phấn đấu để thăng tiến lên vai trò lãnh đạo. Quản lý bán hàng nên có các bộ kỹ năng sau:
Để có thể ứng tuyển những vị trí việc làm các bạn cũng có thể tham khảo thêm những mẫu CV xin việc quản lý cửa hàng, quản lý bán hàng và rất nhiều các vị trí khác. Các bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn để sử dụng cho nhu cầu xin việc làm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Vị trí Quản lý bán hàng có những yêu cầu công việc riêng biệt và khá khắt khe, vì vậy đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm dày dặn. Tuy nhiên, nếu bạn có niềm đam mê với lĩnh vực này mà chưa đủ khả năng đảm nhận công việc quản lý bán hàng thì cũng đừng quá thất vọng bởi có đa dạng việc làm cho bạn lựa chọn. Bạn có thể ứng tuyển các vị trí như nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng,... Để biết ngành bán hàng gồm những vị trí nào quan trọng, bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau.
MỤC LỤC:
I. Quản lý bán hàng là gì?
II. Trách nhiệm chính của Quản lý bán hàng
III. Vai trò của Quản lý bán hàng đối với doanh nghiệp
IV. Thu nhập của Quản lý bán hàng có cao không?
V. Yêu cầu với vị trí Quản lý bán hàng
Đọc thêm: Phễu bán hàng là gì? cách áp dụng để bán hàng hiệu quả