Làm Quản lý sản xuất có cần kỹ năng gì đặc biệt không?

22/11/2021 15:30
Là quản lý sản xuất, bạn phải đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, giám sát và đảm bảo quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn về cả số lượng và chất lượng. Với trọng trách to lớn như vậy thì để trở thành một quản lý sản xuất chuyên nghiệp, bạn cần phải trau dồi những kỹ năng thiết yếu nào?

Dù ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào thì thành công không chỉ dựa vào năng lực chuyên môn mà cả các kỹ năng liên quan khác. Điều này lại càng quan trọng đối với những người ở vị trí lãnh đạo cấp cao như quản lý sản xuất. Họ không chỉ cần am hiểu mọi tiêu chuẩn của lĩnh vực sản xuất mà còn phải có tài lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp bậc thầy.

Những kỹ năng thiết yếu của quản lý sản xuất chuyên nghiệp

Kỹ năng cần có để trở thành quản lý sản xuất chuyên nghiệp

1. Am hiểu mọi tiêu chuẩn, quy định trong lĩnh vực sản xuất

Với tư cách là một quản lý sản xuất, bạn cần vận dụng những kiến thức đã học để đảm bảo quy trình sản xuất đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, quy định chung. Đặc biệt nếu bạn muốn làm việc trong ngành thực phẩm, dược phẩm hoặc thiết bị y tế thì yêu cầu đầu tiên chính là phải nắm chắc các tiêu chuẩn phổ biến như GMP, ISO, BRC, v.v.
Đừng quá lo lắng khi cảm thấy bản thân chưa am hiểu tường tận những kiến thức chuyên môn này. Bạn hoàn toàn có thể tham gia các lớp, khóa đào tạo để học hỏi thêm nhiều kiến thức như mong muốn như mong muốn. Tự học qua quá trình làm việc, đọc sách báo chuyên ngành cũng là việc nên làm.

2. Nắm chắc các quy định về an toàn lao động​

Bởi đặc thù môi trường làm việc gắn liền với quy trình sản xuất phức tạp nên việc am hiểu kiến thức về sức khỏe và an toàn là không thể thiếu. Không ai dám đảm bảo an toàn 100% trong quá trình làm việc nhưng ít nhất, điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro, hạn chế khả năng xảy ra sự cố đáng tiếc.

3. Kỹ năng lãnh đạo

Một trong những nhiệm vụ chính của quản lý sản xuất là hướng dẫn công nhân của các dây chuyền sản xuất quy trình làm việc, tiêu chuẩn đối với sản phẩm, ... để họ có thể nhanh chóng hoàn thành mọi mục tiêu đề ra.
Hơn nữa, bạn sẽ phải thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần nhân viên, đặc biệt khi áp lực công việc tăng cao. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo hiệu suất làm việc mà còn là chất gắn kết giữa mọi người, khiến họ muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

4. Kỹ năng tổ chức và phân công công việc

Việc vừa quản lý các nhóm nhiều người vừa phải đảm bảo duy trì mọi tiêu chuẩn chất lượng không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Vì vậy, khả năng tổ chức công việc phù hợp là một đòi hỏi quan trọng với bất kỳ nhà quản lý sản xuất nào. Bạn có thể phân cấp quy trình quản lý: chia theo chuyền sản xuất hoặc chia theo công đoạn và giao cho từng người phụ trách cụ thể.
Dù là với một dây chuyền hàng chục hay hàng trăm công nhân thì kỹ năng tổ chức và phân công công việc cũng vô cùng quan trọng. Nếu không làm tốt công đoạn này, sản phẩm đầu ra sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn cả về số lượng và chất lượng, chi phí sản xuất tăng cao,...

5. Kỹ năng đàm phán và thương lượng

Do phải làm việc trực tiếp với nhiều bên liên quan như nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên cấp dưới, v.v. nên kỹ năng đàm phán, thương lượng tốt sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn sẽ phải đàm phán mức giá cả phải chăng với nhà cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, đàm phán hợp đồng với khách hàng, thương lượng với bộ phận phát triển sản phẩm,... Tất cả những công việc này đều đòi hỏi phải có kỹ năng đàm phán và thuyết phục đỉnh cao.

Kỹ năng mềm là yếu tố không thể thiếu đối với một quản lý sản xuất

6. Kỹ năng giao tiếp

Thực chất thì không chỉ riêng vị trí quản lý sản xuất mà ở mọi công việc khác, kỹ năng giao tiếp hay nghệ thuật ứng xử khéo léo chính là tiêu chí cần ưu tiên hàng đầu. Thậm chí bạn còn phải thể hiện thái độ chuyên nghiệp, tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.
Không chỉ thế, một khi đã được đảm nhiệm vai trò quản lý sản xuất, bạn sẽ phải truyền đạt hiệu quả các mục tiêu, kế hoạch cho từng thành viên trong dây chuyền nên kỹ năng giao tiếp càng không thể bị xem nhẹ.
Tóm lại, ngoài kiến thức chuyên môn thì để thành công ở vị trí quản lý sản xuất, bạn sẽ cần trau dồi thêm những kỹ năng thiết yếu như giao tiếp, lãnh đạo, tổ chức công việc, đàm phán thương lượng, v.v. Bên cạnh đó là sự am hiểu các quy chuẩn liên quan đến an toàn, sức khỏe trong sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

MỤC LỤC:
1. Am hiểu mọi tiêu chuẩn, quy định trong lĩnh vực sản xuất
2. Nắm chắc các quy định về an toàn lao động​
3. Kỹ năng lãnh đạo
4. Kỹ năng tổ chức và phân công công việc
5. Kỹ năng đàm phán và thương lượng
6. Kỹ năng giao tiếp

Đọc thêm: Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết

Đọc thêm: Làm sao để thăng tiến lên Quản lý sản xuất?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888