Để một chiến dịch Digital Marketing mang lại hiệu quả cao, bạn cần phải tạo ra cho khách hàng không chỉ một mà nhiều cơ hội được tiếp cận với sản phẩm. Trên thực tế, có rất ít khách hàng mua sản phẩm ngay từ lần đầu tiên bắt gặp (khoảng 1%), số còn lại chỉ quyết định mua hàng sau 2, 3, thậm chí là 4 lần tiếp xúc. Thao tác tiếp thị lặp đi lặp lại này được gọi là Remarketing hay Retargeting (Tiếp thị lại).
Những thông tin cần biết về Remarketing
Remarketing (hay còn gọi là Retargeting) là việc hiển thị quảng cáo một cách có mục tiêu tới những người đã từng truy cập hoặc thực hiện một hành động nào đó trên website của bạn như click vào mặt hàng, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, .... nhưng chưa hoàn thiện tới bước cuối cùng.
Về mặt kỹ thuật, Remarketing là quá trình sử dụng một đoạn mã Javascript (hay còn gọi là Pixel) đặt vào cookie trên trình duyệt của người dùng. Cookie này sau đó sẽ cho biết một nền tảng để hiển thị quảng cáo cụ thể thông qua một sàn giao dịch quảng cáo (Ad Exchange), dựa vào trang web hoặc sản phẩm mà người dùng đã tương tác hoặc tìm kiếm trên website hoặc ứng dụng của bạn.
Remarketing thường được sử dụng để quảng bá một sản phẩm hoặc một chương trình khuyến mại cụ thể hoặc để đạt được tỷ lệ chuyển đổi, mục tiêu doanh số đã đề ra. Ví dụ, trong lĩnh vực thương mại điện tử, quảng cáo Remarketing được sử dụng để làm giảm tỷ lệ hủy bỏ giỏ hàng bằng cách tiếp tục quảng cáo những sản phẩm người dùng đã thêm vào giỏ hàng nhưng rồi lại không mua.
Trước khi bắt tay vào thực hiện Remarketing, bạn cần phải biết rõ mục đích bạn làm việc này là gì. Thông thường, một chiến dịch Remarketing có thể nhằm 1 trong 3 mục tiêu sau:
1. Chiến dịch nhắm vào những người chưa thực hiện bất cứ hành động nào trên website của bạn.
Ví dụ: Tạo danh sách khách hàng tiềm năng từ những người đã truy cập vào trang đích của bạn nhưng chưa thực hiện một hành động cụ thể nào.
2. Chiến dịch nhắm vào những người đã truy cập vào một trang cụ thể trong quy trình thanh toán của bạn nhưng chưa hoàn thiện thao tác mua hàng.
Ví dụ: Giảm tỷ lệ hủy bỏ giỏ hàng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi từ những người đã thêm hàng vào giỏ những chưa mua
3. Chiến dịch nhắm tới những người chưa tiếp cận được với trang mà bạn mong muốn.
Ví dụ: Quảng bá trang nội dung trên website của bạn.
Sau khi đã xác định cụ thể được hành động mà bạn muốn khách hàng của mình thực hiện là gì, bạn có thể tiến hành:
Trước khi thực hiện Remarketing, cần làm gì để chiến lược hiệu quả?
Remarketing trên Google Ads có thể bao gồm ảnh tĩnh, ảnh động, video, chữ viết và cả quảng cáo tương tác được đặt trên Google Display và Google Search Network. Điểm làm nên khác biệt giữa Remarketing với quảng cáo hiển thị và tìm kiếm thông thường (Display and Search Ads) chính là tính năng nhắm đối tượng người xem.
Mục đích chính của Remarketing trên Google Ads là tìm kiếm, thu hút những người có quan tâm với sản phẩm hoặc dịch vụ truy cập vào website của bạn. Những người này thường có xu hướng thực hiện những hành động mà bạn mong muốn cao hơn và mang lại tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn là những người chưa từng truy cập vào website.
Khi Remarketing trên Google Ads, bạn có thể lựa chọn một trong những hình thức sau:
Một trong những bước đầu tiên của quy trình Remarketing là phân tích dữ liệu và xây dựng chiến lược cụ thể. Bạn cần phải quyết định xem những đối tượng người dùng nào được hiển thị quảng cáo bằng cách:
Bạn cũng có thể lựa chọn kết hợp 2 hoặc nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, nhắm tới những đối tượng đã truy cập trang đầu tiên của quy trình thanh toán nhưng không đến trang cảm ơn. Điều này có nghĩa là họ đã cảm thấy thích thú với sản phẩm, thêm vào giỏ hàng nhưng vì một ví do nào đó lại quyết định không mua.
Hướng dẫn cách thực hiện chiến dịch Remarketing hiệu quả trên Google Ads
Nếu như đã có tài khoản Google Analytics, bạn sẽ không cần phải cập nhật đoạn mã Remarketing . Chỉ cần thay đổi cài đặt một chút trong phần Admin. Vào "Admin" => "Tracking Info" => "Data Collection" và nhấn nút "Remarketing" là bạn đã hoàn tất quy trình. Khi không có tài khoản Google Analytics, bạn vẫn có thể thiết lập Remarketing trực tiếp với Google Ads.
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics, chọn mục "Admin"
Bước 2: Chọn "Audience definitions". Nếu không thấy mục này thì rất có thể bạn đã đăng nhập vào một tài khoản không cho phép truy cập.
Bước 3: Click "Audiences"
Bước 4: Chọn "New audiences". Ở đây, bạn sẽ phải đặt tên cho danh sách, chọn tài khoản Analytics và Google Ads sử dụng danh sách này, cụ thể hóa hình thức Remarketing bạn mong muốn (với tất cả người truy cập hay chỉ truy cập một vài trang cụ thể) và chỉnh sửa lại thời hạn thành viên (Membership duration).
Bước 1: Đăng nhập tài khoản Google Ads, vào "Shared Libray" và chọn "Audience manager".
Bước 2: Chuyển sang tab "Remarketing", nhấn vào nút dấu "+" và chọn "Website visitors". Trong phần này, bạn cũng cần phải đặt tên cho danh sách, chọn đối tượng người xem quảng cáo và cả thời hạn thành viên mong muốn (từ 1 - 540 ngày).
Facebook được đánh giá là một trong những nền tảng Remarketing hiệu quả nhất hiện nay. Năm 2020, số lượng người dùng Facebook thường xuyên đã đạt tới 2,7 tỷ người dùng/tháng, nhiều hơn bất cứ một nền tảng mạng xã hội nào khác. Sự hữu ích của Facebook Remarketing nằm ở chỗ nó có thể hướng tới những người đã từng truy cập vào website của bạn, giúp nâng cao nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ và cả tỷ lệ chuyển đổi.
Vậy làm thế nào để Remarketing trên Facebook một cách hiệu quả nhất?
Remarketing trên Facebook với những người dùng đã truy cập website của bạn là hình thức phổ biến nhất. Bạn hoàn toàn có thể nhắm tới những đối tượng người xem mục tiêu dựa trên cách mà họ tương tác với website của bạn. Một điều thuận tiện hơn nữa là quảng cáo Facebook Remarketing sẽ được hiển thị trên chính bảng tin của người dùng.
Bước 1: Vào "Facebook Business Manager" và đi tới mục "Audience"
Bước 2: Chọn "Create Audience" => "Custom Audience"
Bước 3: Chọn đối tượng người xem là "Website". Khi đó, Facebook đã được cài đặt sẵn tùy chọn Standard Remarketing, nhắm tới những người dùng đã truy cập website của bạn trong 30 ngày gần đây. Nếu chưa hài lòng với cài đặt này, bạn có thể tiếp tục nhấp vào "All website visitors" để tiếp tục tùy chỉnh.
Bước 4: Nhấn "Create Audience" để hoàn thành.
Bước 1: Vào "Facebook Business Manager" => "Audience" => "Create Audience" => "Custom Audience". Tuy nhiên, thay vì chọn "Website" như cách trên, bạn hướng tới mục "Use Facebook sources."
Bước 2: Bạn có thể lựa chọn người dùng tương tác từ nhiều nguồn khác nhau như Video, Shopping (mua sắm), Instagram account (tài khoản Instagram), Events (sự kiện). Nếu chưa biết chắc chắn, tốt nhất nên chọn "Facebook Page". Sau đó, bạn có thể tiếp tục tùy chỉnh chiến dịch theo đúng mong muốn của mình.
Tại đây, bạn có thể chọn Anyone who visited your Page (tất cả người dùng đã truy cập trang), People who engaged with any post or ad (người dùng tương tác với một bài viết hay quảng cáo), People who clicked any call-to-action button (người dùng đã click vào nút call-to-action), People who sent a message to your Page (người dùng đã nhắn tin cho Page) hay People who saved your Page or any cost (người đã lưu thông tin Page).
Bước 3: Nhấn "Create Audience" để hoàn thành.
Như vậy là bạn đã hoàn thành các bước để tạo chiến dịch Remarketing trên Facebook. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn tốt nhất nên kết hợp cả Remarketing trên Google Ads và trên Facebook.
Để chiến lược Remarketing thành công thì cần có những nguyên tắc nhất định
Chiến dịch Remarketing muốn thành công phải kết hợp với rất nhiều yếu tố khác như quy trình thanh toán đơn giản, dễ sử dụng; trang đích bắt mắt, thu hút người xem; giới thiệu sản phẩm ấn tượng;... Trước hết, Remarketing cần phải nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, thường là những người quan tâm đến sản phẩm và đã truy cập vào website của bạn. Bạn cũng cần phải phân tích thông tin khách hàng thật kỹ lưỡng để xem họ phù hợp với hình thức Remarketing nào nhất, trên Facebook hay Google Ads.
Không chỉ xây dựng các chiến lược Remarketing, bạn cũng cần phải tự đánh giá lại xem vì sao khách hàng lại không quyết định mua sản phẩm. Phải chăng là vì trang đích thiếu hấp dẫn, thông tin sắp xếp lộn xộn nên họ thoát trang khi vừa truy cập? Phải chăng quy trình thanh toán của bạn quá phức tạp nên họ không có đủ kiên nhẫn để đi tới cuối cùng. Từ đó, bạn cần có những biện pháp để cải thiện, tối ưu website.
Cùng với đó, nội dung quảng cáo Remarketing cũng phải thật sáng tạo, tạo cho khách hàng cảm giác sản phẩm là thực sự hữu ích với họ và họ cần phải mua sản phẩm đó càng sớm càng tốt. Chỉ có như vậy mới có thể thôi thúc họ hành động.
Có thể nói, Remarketing là bước vô cùng quan trọng nếu như muốn kinh doanh, bán hàng thành công và tăng doanh số. Remarketing có thể được thực hiện trên nhiều nền tảng khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là Google Ads và Facebook. Có những chiến lược Remarketing hiệu quả, bạn chắc chắn sẽ thành công trong kinh doanh.
MỤC LỤC:
I. Hiểu đúng về Remarketing
II. Cần làm gì trước khi thực hiện Remarketing?
III. Cách Remarketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí trên Google Ads
IV. Cách Remarketing trên Facebook
V. Nguyên tắc đảm bảo thành công cho chiến lược Remarketing
Đọc thêm: Digital Marketing bao gồm những gì? khác biệt gì so với Marketing truyền thống?
Đọc thêm: B2B Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược B2B Marketing hiệu quả