Tại sao bạn cần có nhiều hơn một bản CV xin việc?

13/03/2022 08:30
Nhiều người chỉ chuẩn bị một bản CV duy nhất và mang nó đi ứng tuyển vào rất nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Bạn cần có nhiều hơn một bản CV xin việc, phải tùy chỉnh lại CV trước khi ứng tuyển vào mỗi vị trí khác nhau theo yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng.

CV xin việc không chỉ đơn giản là tờ giấy liệt kê tất cả những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có, nó còn là phương tiện để bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và có được công việc mình mong muốn. Tuy nhiên, mỗi công việc, mỗi nhà tuyển dụng lại có những yêu cầu khác nhau đối với ứng viên và đó là lý do tại sao bạn cần có nhiều hơn một bản CV xin việc.

Lý do ứng viên nên có nhiều hơn 1 bản CV xin việc

I. Mỗi người cần có bao nhiêu CV xin việc?

Để có một bản CV hoàn hảo thể hiện được các kỹ năng mềm và trình độ chuyên môn, bạn cần phải thực hiện ba công đoạn chính:

  • Trước hết, bạn phải tìm lại các thành tích mà bản thân đã đạt được từ các công việc trước đây. Hãy đảm bảo chúng có ích cho vị trí bạn đang ứng tuyển.
  • Sau đó, bạn cần liệt kê ra các kỹ năng nổi trội nhất của bản thân để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên sáng giá.
  • Cuối cùng, giới thiệu tóm lược về bản thân. Hãy tìm cách gây tò mò với nhà tuyển dụng để họ muốn tìm hiểu rõ hơn về bạn.

Các công đoạn này sẽ tốn nhiều thời gian nếu bạn lặp lại chúng mỗi lần muốn nhảy việc. Do đó, bạn có thể chuẩn bị riêng ba mục này từ trước và chỉ cần lấy ra sử dụng khi cần. Nói cách khác, bạn có thể chuẩn bị ba bản CV: một bản liệt kê kinh nghiệm làm việc, một bản cung cấp các thông tin cá nhân tóm lược về bản thân và bản cuối cùng được tùy chỉnh theo từng vị trí mà bạn ứng tuyển.
Tất nhiên bạn không phải gửi cả 3 bản này cho nhà tuyển dụng nhưng chúng sẽ giúp bạn đẩy nhanh tốc độ trong quá trình hoàn thiện CV nói riêng và quá trình ứng tuyển nói chung.

1. Bản CV liệt kê kinh nghiệm làm việc

Bạn đã bao giờ ngồi viết CV xin việc với một cái đầu trống rỗng chưa? Có thể bạn đã đạt được nhiều thành tựu trong năm vừa qua nhưng bạn không nhớ chính xác những gì mình đã làm được. Hay bạn vừa chuyển hướng sang một lĩnh vực hoàn toàn mới? Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này? Khi đó, bạn phải viết gì vào CV?
Bản CV liệt kê kinh nghiệm làm việc của bạn nên bao gồm 3 mục lớn sau:

  • Các kỹ năng và chứng chỉ: Nêu thông tin cụ thể về ngày tháng và tên của các khóa học, các workshop mà bạn từng tham gia.
  • Các dự án, thành tích nổi bật nhất: Đừng quên sử dụng những con số.
  • Quá trình làm việc: Bao gồm chức danh công việc, tên công ty, người quản lý và thời gian làm việc chính xác.

Bạn nên liệt kê tất cả các thông tin về kinh nghiệm, quá trình làm việc của mình. Điều này nghe có vẻ tốn thời gian nhưng đây sẽ là cơ sở dữ liệu để bạn lựa chọn và soạn thảo một bản CV hoàn chỉnh cho từng vị trí mà bạn ứng tuyển sau đó.

2. Bản CV cho vị trí bạn đang ứng tuyển

Khi tìm việc làm, hãy sử dụng bản CV liệt kê kinh nghiệm làm việc phía trên như một công cụ để có thể nhanh chóng hoàn thiện bản CV chính thức gửi cho nhà tuyển dụng.
Bạn nên có những bản CV riêng biệt cho những vị trí công việc khác nhau bởi vì mỗi công việc lại có các yêu cầu về trình độ và kỹ năng khác nhau. Hãy đọc lại tin tuyển dụng và đảm bảo bạn không bỏ qua bất kỳ chi tiết quan trọng nào. Bạn cũng nên sử dụng các từ khóa có liên quan cho từng vị trí.
Các nội dung trong CV của bạn nên ngắn gọn, rõ ràng và tập trung vào các yếu tố liên quan đến công việc: yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng, trình độ chuyên môn,... CV của bạn cũng không nên dài quá một trang A4 và có bất kỳ lỗi chính tả hay định dạng văn bản nào.

3. Bản CV tóm lượt về bản thân

Để có thể mở rộng các mối quan hệ và tiếp cận với nhiều nhà tuyển dụng hơn, bạn cần có một bản CV nhỏ gọn tóm lược các thông tin cơ bản và nổi trội về bản thân. Bản CV này sẽ đóng vai trò như một danh thiếp cá nhân để bạn tiếp cận với các nhà tuyển dụng, các chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.
Tất cả các thông tin liên quan đến học vấn, trình độ, kinh nghiệm làm việc và cả thông tin liên hệ liên, tài khoản Facebook/Zalo đều sẽ được liệt kê chi tiết trong bản CV này. Các thông tin phải được lựa chọn chính xác, ngắn gọn và đảm bảo đều là những thế mạnh, điểm nổi trội nhất của bạn. Bạn cũng có thể mang theo bản CV này đến các hội nghị, sự kiện mà bạn tham gia để trao đổi, gửi đi khi cần thiết.

Những bản CV xin việc phổ biến ứng viên cần có

II. Các bước để viết CV

CV mà bạn gửi cho nhà tuyển dụng không phải là một bản tóm tắt tiểu sử. Bạn không có nghĩa vụ phải đưa mọi công việc, công ty cũ hoặc thông tin cá nhân của mình vào CV. Bạn phải luôn trung thực về kinh nghiệm và các kỹ năng làm việc của mình nhưng điều đó không có nghĩa là bạn liệt kê tất cả những gì mình đã làm và những gì mình có thể làm vào CV.
Khi viết CV xin việc cho bất cứ một vị trí nào, bạn có thể làm theo các bước sau:

1. Chọn mẫu CV phù hợp với ngành nghề, vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.
2. Chọn lọc và liệt kê các thông tin quan trọng nhất vào CV; tùy chỉnh CV theo từng vị trí ứng tuyển.
3. Tìm người đọc và hiệu đính CV nếu có thể.
4. Kiểm tra lần cuối cùng trước khi gửi đi.

Cho dù bạn là sinh viên mới ra trường hay đã đi làm được nhiều năm, hãy nhớ CV có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình xin việc của bạn. Thay vì dành thời gian tìm lại các thông tin cũ để bổ sung vào CV mỗi lần bạn muốn ứng tuyển, hãy tạo ba bản CV với đầy đủ các thông tin và bạn sẽ chỉ cần chọn lọc các thông tin phù hợp từ đó để tạo ra bản CV hoàn chỉnh nhất.

MỤC LỤC:
I. Mỗi người cần có bao nhiêu CV xin việc?
II. Các bước để viết CV

Đọc thêm: Cách viết kỹ năng trong CV xin việc để nhà tuyển dụng đánh giá cao

Đọc thêm: Cách tân trang CV xin việc để ứng tuyển vào vị trí lãnh đạo

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888