Phỏng vấn thành công giúp doanh nghiệp và nhà tuyển dụng giảm chi phí tuyển dụng, tiết kiệm thời gian và công sức trong khi ứng viên có được công việc mơ ước, thu nhập và tiềm năng phát triển sự nghiệp. Không chỉ ứng viên mà bản thân nhà tuyển dụng cũng phải chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, lắng nghe, đặt câu hỏi phỏng vấn và đánh giá để ra quyết định cuối cùng. Phỏng vấn thành công với cả hai bên đều có ý nghĩa quan trọng như nhau.
Cuộc phỏng vấn thành công được đánh giá như thế nào?
Hầu hết các doanh nghiệp dành khoảng 70% ngân sách hoạt động cho chi phí lao động. Thế nhưng, rất hiếm khi nhà tuyển dụng đo lường sự thành công của các hợp đồng thuê nhân viên. Bằng cách sử dụng phiếu chấm điểm trong phỏng vấn và thậm chí là sau phỏng vấn, bạn có thể định lượng trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của từng ứng viên, so sánh và cân nhắc có nên tuyển dụng họ hay không.
Một cuộc phỏng vấn thành công với nhà tuyển dụng cần đảm bảo các tiêu chí sau:
Trước khi trao đổi trực tiếp trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường chọn lọc trước CV, thậm chí liên hệ qua email/điện thoại với ứng viên để tìm hiểu thông tin chung và mời phỏng vấn. Tuy nhiên, tiếp xúc trực tiếp sẽ có ấn tượng và trải nghiệm khác hẳn so với qua các công cụ gián tiếp.
Một cuộc phỏng vấn thành công với nhà tuyển dụng trước hết là cuộc phỏng vấn mà bạn gặp được các ứng viên chất lượng. Họ có trình độ, kỹ năng như miêu tả trong CV, họ giao tiếp tốt, cởi mở. Điều này giúp nhà tuyển dụng cảm thấy có niềm tin và hào hứng hơn so với việc gặp những người thực tế khác quá xa so với những gì tự trình bày trong hồ sơ xin việc. Nhiều ứng viên chất lượng cũng giúp nhà tuyển dụng có thêm cơ hội lựa chọn người phù hợp nhất cho công ty.
Quá trình phỏng vấn diễn ra suôn sẻ có thể được hiểu là toàn bộ các bước nhỏ đều được thực hiện theo kế hoạch: ứng viên đến đúng giờ; làm bài kiểm tra (nếu có) theo thời hạn quy định; trong phỏng vấn giao tiếp giữa các bên luôn hiệu quả và thoải mái - không có tình trạng im lặng lúng túng hoặc ứng viên quá lo lắng không thể hiện được gì,...
Mối quan tâm lớn nhất của nhà tuyển dụng là làm sao tuyển dụng được đúng người. Đó có thể không phải người xuất sắc nhất nhưng sẽ là người phù hợp nhất với vai trò công việc, ngân sách và văn hoá công ty. Cuộc phỏng vấn thường là vòng cuối cùng để quyết định ứng viên có phù hợp hay không. Một cuộc phỏng vấn thành công sẽ kết thúc bằng việc nhà tuyển dụng gần như ra được quyết định về người được chọn.
Để đảm bảo sự công bằng và chính xác, doanh nghiệp thường tổ chức các cuộc phỏng vấn với sự tham gia của cả phòng nhân sự và bộ phận liên quan. Điều này cũng giúp hạn chế nguy cơ ra quyết định chủ quan và tuyển dụng sai người.
Với ứng viên, trải nghiệm tích cực trong cuộc phỏng vấn rất quan trọng. Họ sẽ đánh giá cao công ty có sự tiếp đón và hướng dẫn chi tiết thay vì lạnh nhạt hoặc để ứng viên chờ đợi quá lâu. Quy trình phỏng vấn cũng cần được thông báo trước, rõ ràng. Không ứng viên nào muốn phải chờ đợi quá lâu hoặc tham dự cuộc phỏng vấn với một loạt những câu hỏi kéo dài không hồi kết.
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệm muốn cung cấp trải nghiệm tích cực cho ứng viên không chỉ để thể hiện sự tôn trọng mà còn như một cách nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Quan điểm của ứng viên về cuộc phỏng vấn thành công
Trước mỗi cuộc phỏng vấn, ứng viên thường dành nhiều thời gian để tìm hiểu về công ty, lĩnh vực và luyện tập trả lời. Họ cũng đầu tư cho trang phục, ngoại hình. Do đó, ứng viên nào cũng mong muốn được thể hiện mặt tốt nhất của bản thân với nhà tuyển dụng: từ trình độ đến kỹ năng giao tiếp, phản ứng, cách giải quyết vấn đề. Thể hiện được thế mạnh của bản thân là con đường giúp ứng viên tiến gần hơn tới công việc mơ ước.
Mục đích hàng đầu của ứng viên khi tham gia bất kỳ cuộc phỏng vấn nào cũng là trúng tuyển. Trúng tuyển cũng đồng nghĩa với việc được nhà tuyển dụng đánh giá cao, có công việc mới, thử thách mới, cơ hội mới để tăng thu nhập, học hỏi và phát triển sự nghiệp. Có thể nói, đây cũng là định nghĩa về thành công cho ứng viên khi đi phỏng vấn.
Cho dù trúng tuyển hay thất bại, một ứng viên tiềm năng thường mong muốn nhận được đánh giá, góp ý có tính xây dựng của nhà tuyển dụng. Điều này cho phép họ biết mình thiếu sót ở đâu và có những vấn đề nào cần thay đổi, cải thiện. Bên cạnh đó, đây cũng là cách để hai bên giữ liên lạc trong trường hợp có công việc phù hợp hơn trong tương lai.
Tiêu chí đánh giá thành công của một cuộc phỏng vấn không chỉ dừng ở việc tuyển được nhân sự mới/trúng tuyển mà còn là những giá trị hai bên nhận được, trải nghiệm tích cực trong suốt quá trình. Vì vậy, nhà tuyển dụng hay ứng viên đều cần cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định để tránh mắc sai lầm về sau. Những điều nhà tuyển dụng cần lưu ý khi phỏng vấn ứng viên dưới đây bạn nên nắm rõ để áp dụng vào công việc đạt hiệu quả cao.
MỤC LỤC:
I. Như thế nào là một cuộc phỏng vấn thành công cho nhà tuyển dụng?
II. Như thế nào là một cuộc phỏng vấn thành công cho ứng viên?
Đọc thêm: Phỏng vấn ngược là gì? Một số câu phỏng vấn ngược thông minh?
Đọc thêm: Những lỗi "chết người" hay mắc phải trong phỏng vấn