Ngày càng có nhiều thuật ngữ, lĩnh vực mới được đưa vào Marketing. Từ những khía cạnh kỹ thuật như SEO on-site, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, chạy Google Ads,... cho tới những công việc đòi hỏi tính sáng tạo như content, làm hình ảnh/video,... Sẽ ngày càng có nhiều lĩnh vực mới được thêm vào, đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm cho những người theo đuổi ngành Marketing sẽ ngày càng đa dạng.
Ngành Marketing có những việc làm nào tốt, lương cao?
Một vài năm trở về trước, digital marketing trở thành một lĩnh vực tiềm năng mà người người muốn theo đuổi, từ các start-up công nghệ cho tới các bà mẹ bỉm sữa; ai cũng muốn tận dụng triệt để những tiềm năng kiếm tiền từ các nền tảng trực tuyến.
Các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống cũng dần dần chuyển đổi lên các nền tảng trực tuyến. Họ cần phải tuyển dụng số lượng lớn nhân viên digital marketing để phục vụ công tác nhận diện thương hiệu và tăng cường lợi thế cạnh tranh trên những nền tảng này.
Tuy nhiên, digital marketing là một thuật ngữ khá rộng bởi vậy, bạn có thể lựa chọn phát triển chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể trong đó như:
Một điều đặc biệt là hầu hết những kỹ năng để làm tốt các công việc trên đều có thể tự học được và có thể chuyển đổi khi sang một lĩnh vực khác. Những người theo đuổi ngành này có thể không theo học một trường lớp cụ thể nào mà tự học từ các website hướng dẫn và từ công việc thực tế.
Một chiến lược marketing có thành công hay không được thể hiện ở chỗ bạn có hiểu được tâm lý khách hàng và biết cách khai thác điều đó một cách hiệu quả hay không. Marketing không nhằm mục đích khiến cho khách hàng muốn mua sản phẩm của bạn mà để họ thấy được rằng việc làm này là cần thiết. Nếu như bạn hiểu được điều này và có thể biến nó thành kế hoạch cụ thể thì có thể nói bạn chính là nhân tố mà nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm.
Thực tế đã cho thấy có rất nhiều Giám đốc kinh doanh, Giám đốc điều hành xuất thân là một nhân viên sales bình thường, họ làm việc tại các cửa hàng với nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng hoặc nhà đầu tư. Dần dần, khi đã tích lũy được kinh nghiệm và chứng minh được năng lực của mình, họ được đề bạt lên các vị trí cao hơn, với mức lương hậu hĩnh hơn.
Media Buyer có thể hiểu đơn giản là những người am hiểu về các kênh truyền thông, bao gồm các tờ báo, tạp chí, kênh truyền hình, mạng xã hội ... Họ chịu trách nhiệm tìm kiếm và thương lượng với những kênh này để có được không gian quảng cáo thuận lợi nhất cho sản phẩm của công ty. Tất nhiên, để làm được công việc này, bạn cần phải có vốn kiến thức sâu rộng về ngành marketing cũng như kỹ năng tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ và đàm phán hiệu quả với đối tác tiềm năng.
Tùy vào khả năng mà bạn ứng tuyển vào vị trí trong ngành Marketing phù hợp
Nếu bạn thấy mình làm tốt việc thu thập dữ liệu, tạo lập biểu đồ, phân tích và rút ra kết luận thì có lẽ chuyên viên phân tích thị trường là sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với bạn trong lĩnh vực marketing. Đảm nhiệm công việc này, bạn sẽ phải thu thập mọi loại thông tin khác nhau liên quan đến nhân khẩu học, doanh số bán hàng, quy mô, tỷ lệ chuyển đổi,... tổng hợp, phân tích và đưa ra kết luận đâu là thị trường tiềm năng nhất của công ty.
Tất nhiên là những công việc này sẽ không được thực hiện thủ công mà sẽ có sự hỗ trợ của các công cụ như Google Analytics, Excel, BI Tools, .... Yêu cầu đặt ra là bạn phải sử dụng thành thạo những công cụ này, có nền tảng kiến thức tốt về thị trường và kỹ năng phân tích tốt.
Content writing là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp để tăng cường nhận diện thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm - một điều kiện cần thiết để tăng doanh số. Do đó, nếu như bạn có kỹ năng viết nội dung tốt thì có thể lựa chọn trở thành một content writer chuyên nghiệp. Trong quá trình làm việc, hãy học thêm các kỹ năng liên quan đến sử dụng từ khóa và các công cụ phân tích như Search Console hay Google Analytics.
Khi đã chứng minh được năng lực của mình với vai trò nhân viên sales, nhiều khả năng bạn sẽ được đề bạt giữ chức giám đốc vùng hoặc được giao quản lý một sản phẩm cụ thể của công ty. Khi đó, bạn không còn là một nhân viên kinh doanh đơn thuần mà sẽ phải lên kế hoạch chiến lược và quản lý toàn bộ các mặt liên quan đến sản phẩm đó.
SEO hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) là một phần quan trọng của tiếp thị trực tuyến. Mọi chiến lược marketing thành công đều cần phải có SEO hiệu quả. Đó là lý do tại sao những người có kỹ năng SEO tốt hay nói cách khác là các chuyên viên SEO có lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường tuyển dụng việc làm hiện nay.
Công ty muốn kinh doanh thành công phải tạo được hình ảnh tốt đẹp đối với công chúng và khách hàng - những người có tác động trực tiếp tới doanh thu và tài chính doanh nghiệp. Đó là lý do mà nhân viên PR hay chuyên viên quan hệ công chúng cũng được xếp top đầu trong danh sách những việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing.
Bằng Cử nhân về Truyền thông hoặc các lĩnh vực liên quan đến Khoa học Xã hội là điểm khởi đầu tích cực nếu như bạn muốn theo đuổi công việc này. Ngoài ra, bạn cũng cần phải có sự sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với những người nổi tiếng, các chính trị gia,...
Nhân viên PR là vị trí được nhiều bạn trẻ theo đuổi
Account planner có thể hiểu đơn giản là người cố vấn và lập kế hoạch truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ của công ty. Họ phối hợp chặt chẽ với Media buyer, quản lý sản phẩm và đội ngũ sáng tác để lên kế hoạch, thực hiện và giám sát các chương trình truyền thông của công ty. Vị trí account planner đòi hỏi phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt, trí trưởng tượng phong phú và nền tảng kiến thức sâu rộng về kinh doanh.
Social media manager là người quản lý tất cả các trang mạng xã hội của công ty. Đây là một trong những nền tảng tiếp thị quan trọng nhất bởi chính sự phổ biến và quen thuộc của nó với người dùng. Vì vậy, sẽ là một sự thiếu sót lớn nếu như các công ty bỏ qua kênh marketing tiềm năng này. Là một social media manager, bạn sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các chiến lược marketing trên mạng xã hội: thường xuyên cập nhật thông tin, tương tác với người dùng,...
MỤC LỤC:
1. Nhân viên digital marketing
2. Nhân viên sales
3. Media Buyer
4. Chuyên viên phân tích/nghiên cứu thị trường
5. Content writer
6. Quản trị sản phẩm/thương hiệu
7. Chuyên viên SEO
8. Nhân viên PR
9. Account planner
10. Social media manager
Đọc thêm: Học Marketing ra trường làm gì?