Đâu là bộ kỹ năng quan trọng nhất với Trưởng phòng sản xuất?

28/01/2022 18:30
Để có một sản phẩm chất lượng tung ra thị trường, Trưởng phòng sản xuất đóng vai trò to lớn trong cả quá trình. Họ buộc phải hiểu rõ về thị trường sản phẩm mục tiêu và những thách thức phải đối mặt. Do đó, ngoài năng lực chuyên môn thì trưởng phòng sản xuất cần phải có những kỹ năng mềm thiết yếu để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trưởng phòng sản xuất là người chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các kế hoạch mang tính chiến lược nhằm mang đến những sản phẩm tốt nhất cho người dùng. Bên cạnh đó, họ cũng cần đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phí các khâu nghiên cứu, phát triển, sản xuất, phân phối, v.v. để nâng cao lợi nhuận của công ty.

MỤC LỤC:
1. Kỹ năng xã hội
2. Tư duy chiến lược
3. Kỹ năng phân tích
4. Tiếp thị sản phẩm

Những kỹ năng cần có đối với vị trí trưởng phòng sản xuất
Trưởng phòng sản xuất thường phải tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành kỹ thuật hoặc một lĩnh vực cụ thể có liên quan đến ngành nghề sản xuất của công ty; am hiểu kiến thức về các quy trình và tiêu chuẩn trong sản xuất, ... cũng như nắm vững các kỹ năng mềm khác như:

1. Kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội bao gồm một số kỹ năng mềm như:
  • Giao tiếp, thuyết trình.
  • Chủ động lắng nghe.
  • Quản lý thời gian.
  • Thuyết trình.
  • Làm việc nhóm.
  • Khả năng lãnh đạo.
  • Tạo ảnh hưởng tích cực.
  • Đàm phán, thương lượng.
  • Giải quyết vấn đề.
  • Chịu áp lực cao.
Với đặc thù công việc đòi hỏi phải tương tác, làm việc trực tiếp với nhiều người - từ khách hàng, công nhân sản xuất, bộ phận quản lý chất lượng cho đến đội ngũ tiếp thị, kỹ thuật, tài chính,... trưởng phòng sản xuất cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt một cách hiệu quả những ý tưởng, mục tiêu cá nhân đồng thời đảm bảo các bộ phận phối hợp với nhau một cách ăn ý để hoàn thành mục tiêu chung.
Bên cạnh đó, cá nhân đảm nhiệm vị trí này cũng phải là người có khả năng đa nhiệm, am hiểu nhiều lĩnh vực và nắm rõ cách thức hoạt động của các bộ phận. Cụ thể, dù không phải là kỹ sư nhưng họ vẫn phải có kiến thức kỹ thuật cơ bản để hiểu cấu trúc, thành phần cũng như khả năng ứng dụng của sản phẩm. Mặt khác, dù không phải là chuyên gia marketing nhưng họ buộc phải làm chủ kỹ năng phân tích thị trường và xác định thị hiếu khách hàng. Thậm chí, khả năng dự toán chi phí và quản lý ngân sách cũng rất cần thiết kể cả khi họ không có chuyên môn về kế toán.

Đọc thêm: Công việc của Trưởng phòng Sản xuất là làm gì?

2. Tư duy chiến lược

Cải thiện kỹ năng tư duy chiến lược bắt đầu từ những việc đơn giản như đặt ra loạt câu hỏi phù hợp, nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và cuối cùng là xây dựng lộ trình phát triển sản phẩm.
Một trưởng phòng sản xuất giỏi phải có khả năng hoạch định thời gian cần thiết cho mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, định vị sản phẩm để tận dụng tâm lý thị trường, từ đó hình thành các chiến lược kiểm soát chi phí và quản lý rủi ro.
Kỹ năng tư duy chiến lược được thể hiện qua những hoạt động như:
  • Marketing sản phẩm.
  • Đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Phân loại khách hàng.
  • Quản lý vòng đời sản phẩm.
  • Quản lý quy trình sản xuất.
  • Thiết kế sản phẩm.
  • Quản lý ngân sách.
  • Xác định mục tiêu và dự báo doanh số bán hàng.

3. Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích bao gồm các hoạt động nghiên cứu và phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra quyết định phù hợp, mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Đây là kỹ năng thiên tích lũy kinh nghiệm hơn là bẩm sinh.
Trưởng phòng sản xuất cần biết cách thu thập, phân tích dữ liệu để đề ra các giải pháp mang tính chiến lược. Cụ thể:
  • Thống kê, tổng hợp và phân tích dữ liệu.
  • Nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh.
  • Quản lý rủi ro.
  • Quản lý tiến độ sản xuất.
Trưởng phòng sản xuất muốn làm việc tốt cần có đầy đủ những kỹ năng này

4. Tiếp thị sản phẩm

Tiếp thị (marketing) hiểu đơn giản là hoạt động quảng bá và cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Dù hay bị nhầm lẫn với quảng cáo và bán hàng nhưng thực chất, lĩnh vực tiếp thị rộng hơn rất nhiều.
Với tư cách là trưởng phòng sản xuất, bạn cần giám sát các khâu quảng bá, tư vấn, bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua hàng. Cụ thể:
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Định giá sản phẩm.
  • Quảng bá sản phẩm.
  • Đánh giá đề xuất quảng cáo.
  • Nghiên cứu xu hướng thị trường mục tiêu.
  • Đáp ứng thay đổi trong thị hiếu khách hàng.
  • Thu thập phản hồi khách hàng.
Tóm lại, trưởng phòng sản xuất là vị trí có đòi hỏi khá cao về mặt kỹ năng. Tuy nhiên, đây đều là những yêu cầu mà bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được nhờ rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc.

Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Trưởng phòng sản xuất chuyên nghiệp, ứng tuyển hiệu quả

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888