Vì đâu mà nhân viên nghỉ việc hàng loạt?

04/12/2019 06:32
Nhân viên xin thôi việc vì nhiều lý do. Họ theo gia đình chuyển đến nơi ở mới hoặc ra nước ngoài, ở nhà chăm sóc con cái, đổi nghề, tìm kiếm cơ hội thăng tiến tốt hơn hoặc quay trở lại trường học tiếp. Đây là những lý do nhà quản lý rất khó thay đổi vì xảy ra bên ngoài nơi làm việc. Nhưng đa phần lý do nhân viên nghỉ việc thuộc quyền kiểm soát của quản lý, bao gồm nơi làm việc, văn hóa doanh nghiệp, môi trường, nhận thức của cá nhân về công việc của mình và cơ hội phát triển là các nhân tố mà quản lý có thể tác động và điều chỉnh được.

Cách tốt nhất đề giữ chân nhân viên là các nhà quản lý phải hiểu được suy nghĩ của họ. Họ có hài lòng với công việc của mình không? Họ cần thêm thách thức, trang thiết bị nào để làm việc không? Cũng có thể vì không được đánh giá giá cao năng lực cho các vị trí thăng tiến cao hơn mà nhiều nhân viên cảm thấy bất mãn, dẫn đến quyết định nghỉ việc. Tuy nhiên, chớ dại dùng chiêu nghỉ việc để đòi thăng chức bởi mong muốn của bạn có thể giải quyết bằng cách tốt và hiệu quả hơn. Dưới đây là 8 lý do chủ yếu khiến cho nhân viên nghỉ việc, nếu muốn giữ chân nhân tài cho công ty nhà quản lý cần chú trọng những yếu tố này.

Lý do khiến nhà quản lý thất bại trong quá trình quản lý nhân viên

Những lý do khiến nhân viên nghỉ việc hàng loạt

1. Mối quan hệ với sếp

Nhân viên không cần phải trở thành bạn với giám đốc nhưng họ cần có một mối quan hệ tốt đẹp và hài hòa. Sếp hay giám đốc cung cấp phương hướng, phản hồi trong công việc, dành thời gian gặp trực tiếp nhân viên (nếu là công ty nhỏ) hoặc một nhóm nhân viên (nếu là công ty lớn) và kết nối nhân viên với các thành viên khác trong tổ chức. Sự bất hòa hoặc thờ ơ trong mối quan hệ này sẽ làm giảm sự gắn bó, niềm tin và cam kết của một nhân viên với công ty.

2. Công việc nhàm chán và quá dễ dàng

Không ai muốn một công việc nhàm chán cả. Nếu là một nhân viên yêu nghề, họ muốn có động lực để làm việc hiệu quả và tìm kiếm niềm đam mê của bản thân. Họ dành nhiều hơn 1/3 thời gian một ngày để làm việc, chuẩn bị đi làm và đi lại. Một quản lý có tài và có tâm cần làm việc gần gũi với nhân viên, đảm bảo rằng từng nhân viên đều bận rộn, hào hứng và có không gian phát triển ở vị trí của mình. Nhân viên nghỉ việc hàng loạt, biết trách ai bây giờ? là câu hỏi mà mỗi nhà quản lý cần phải đặt ra cũng như cần phải giải quyết để nâng cao công tác quản lý cũng như sự phát triển cho doanh nghiệp của mình.

3. Mối quan hệ với đồng nghiệp

Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự đi hay ở của nhân viên. Đứng thứ hai chỉ sau quản lý, đồng nghiệp là người ngồi cùng bàn, tương tác, làm việc chung một nhóm, hít thở chung một bầu không khí là thành phần quyết định đến môi trường làm việc của mỗi nhân viên. Việc một nhân viên có hài lòng với công việc của mình hay không phụ thuộc vào họ có người bạn tốt, anh em/chị em thân thiết ở nơi làm việc hay không. Quản lý cần chú ý và can thiệp đúng lúc nếu có vấn đề phát sinh và nhân viên dường như không có khả năng tự giải quyết.

4. Cơ hội sử dụng kỹ năng trong công việc

Khi nhân viên được áp dụng các kỹ năng chính và khả năng mình có vào công việc, điều đó sẽ khiến họ cảm thấy tự hào, cảm giác thành tựu và tự tin hơn. Họ muốn tham gia các hoạt động họ làm tốt và phát triển kỹ năng của mình lên cấp độ cao hơn. Nếu họ không thể làm điều này, họ có thể sẽ tìm kiếm và ứng tuyển đến một công ty khác để phát triển sự nghiệp và để có cơ hội thăng tiến tốt hơn.

Khi nhân viên xin nghỉ quá nhiều sếp nên xem lại mình

5. Đóng góp của họ vào mục tiêu kinh doanh của công ty

Quá nhiều quản lý cho rằng nhân viên đã biết về tầm nhìn, sứ mệnh và toàn bộ kế hoạch bằng cách này hay cách khác nhưng thực tế thì không. Họ cần lắm một sự hỗ trợ để nắm rõ và kết nối công việc của mình với bức tranh toàn cảnh của tổ chức và đóng góp của họ vào chiến lược tổng thể cũng như kế hoạch kinh doanh chung của công ty. Nếu không thấy được sự liên kết đó, sớm muộn gì họ cũng ra đi.

6. Sự tự chủ và độc lập trong công việc

Mỗi chúng ta ai cũng có "cái tôi" của riêng mình và một khi bị kìm hãm quá lớn sẽ trở thành sự chịu đựng. Mỗi nhân viên có đặc điểm và cá tính riêng, mỗi người đều có chuyên môn và khả năng riêng để tự chịu trách nhiệm về công việc của mình. Một người quản lý có tầm, chính là đặt ra mục tiêu và để cấp dưới của mình được tự do thực hiện theo cách họ muốn. Dù họ đảm nhận công việc gì từ trợ lý, kế toán, trưởng nhóm, trưởng phòng kinh doanh... thì hãy luôn cho nhân viên của mình có được cơ hội để họ tự chủ động sáng tạo trong công việc.

7. Văn hóa công ty

Văn hóa công ty là một trong những yếu tố quan trọng với nhân viên. Tổ chức có đánh giá cao nhân viên, đối xử một cách tôn trọng và cung cấp lương thưởng và phúc lợi thỏa đáng cho họ không? Quản lý có quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên không, có tổ chức các sự kiện, hoạt động và xây dựng nhóm để tạo môi trường làm việc tốt cho họ không? Điều nhân viên cần ở nơi làm việc chính là cảm giác thỏa mãn trong công việc, sự giao tiếp minh bạch, quản lý dễ gần, phương hướng phát triển rõ ràng.

8. Sự công nhận của quản lý

Đây có lẽ không phải yếu tố then chốt khi nhân viên quyết định rời khỏi vì khi công ty có chính sách lương thưởng rõ ràng, có nghĩa là nhân viên đã được trả công xứng đáng, còn sự trân trọng và công nhận của quản lý chỉ giống như lớp kem trên mặt chiếc bánh. Tuy nhiên, nếu muốn giữ chân nhân viên giỏi thì "lớp kem" này lại là điều không thể thiếu. Trong nghệ thuật quản lý nói chung cần phải nắm được quy tắc muốn nhân viên tốt, sếp phải tốt trước đã. Đúng vậy, nếu bạn là một người quản lý tài ba, thấu hiểu đánh giá đúng năng lực của nhân viên, xây dựng cách quản lý đúng đắn chắc chắn bạn sẽ có thể giúp nhân viên ổn định, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình hơn.

Công ty phải bỏ ra rất nhiều thời gian và chi phí khi tuyển dụng nhân viên mới, chưa kể sau đó còn mất công đào tạo để nhân viên đó phù hợp với môi trường làm việc của tổ chức. Vậy tại sao bạn lại không nỗ lực để giữ chân nhân viên đã được tuyển dụng và đào tạo?

>> Các nhà tuyển dụng muốn tìm được các ứng viên tìm việc tiềm năng, hãy truy cập ngay vào Joboko nhé
>> Joboko.com thường xuyên cập nhật các mẫu Cv xin việc, đơn xin việc hay nhất, các ứng viên có nhu cầu tìm việc truy cập ngay để tải về tham khảo nhé.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888