Việc làm chuyên viên tuyển dụng (4.775 việc)
- Giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như : Thẻ ATM, Thẻ tín dụng, hỗ trợ KH các khoản vay
- Thông tin về sản phẩm có tại: Sản phẩm thẻ tín dụng
- Tuyển dụng: Lập kế hoạch, thực hiện tuyển dụng nhân sự theo nhu cầu toàn Công ty
- Tác phong làm việc: Nhiệt tình, tinh thần tập thể, tác phong chuyên nghiệp
- Phát triển, quản lý các kênh tuyển dụng nhằm tìm kiếm và mở rộng nguồn ứng viên
- Tuyển dụng nhân sự theo kế hoạch nhân sự của công ty
- Phụ cấp cho Lập trình viên khi sử dụng ngôn ngữ lập trình thứ 2 trong công việc
- Tốt nghiệp chuyên ngành CNTT
- Thực hiện lên kế hoạch tuyển dụng để tìm kiếm nguồn ứng viên phù hợp từ nhiều kênh tuyển dụng
- Hỗ trợ ứng viên trong suốt quá trình tuyển dụng
- Đảm bảo quy trình tuyển dụng, trải nghiệm ứng viên được thực hiện tốt nhất, đề xuất cải tiến, tối ưu quy trình nếu thấy vấn đề phát sinh
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm tuyển dụng trong ngành Logistic, Bưu chính - Vận tải,
- Cơ hội thăng tiến:Chuyên viên tuyển dụng, Trưởng nhóm tuyển dụng, Trưởng phòng tuyển dụng (đánh giá theo tháng, quý, năm)
- Tham gia đóng góp ý kiến nhằm tối ưu hóa quy trình, nâng cao trải nghiệm ứng viên và hiệu quả tuyển dụng
- Tìm kiếm và khai thác các kênh tuyển dụng cao cấp, chuyên gia
- Xác định nhu cầu tuyển dụng, xây dựng triển khai kế hoạch tuyển dụng đồng bộ cho THACO AGRI
- Tham gia xây dựng kế hoạch tuyển dụng và tổ chức tuyển dụng cho các phòng ban, đơn vị kinh doanh
- Trực tiếp đăng tuyển, lọc hồ sơ, thực hiện phỏng vấn, đánh giá, lựa chọn úng viên phù hợp và đàm phán trực tiếp với ứng viên
- Quản lý cơ sở dữ liệu ứng viên và hồ sơ tuyển dụng
- Thực hiện kế hoạch tuyển dụng theo yêu cầu của công ty
- Lập kế hoạch tuyển dụng, triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng theo quy trình
- tuyển dụng các vị trí dịch vụ khách hàng, Spa, Vật lý trị liệu, Khối văn phòng)
- Tuyển dụng nhân sự dựa theo tiêu chí, tiêu chuẩn, yêu cầu từ lãnh đạo và các phòng ban
- Tìm kiếm, lựa chọn và quản lý các kênh tuyển dụng phù hợp với từng vị trí tuyển dụng Khối BO và Sale
- Thực hiện công tác tuyển dụng: Đăng tin, sàng lọc hồ sơ ứng viên, Set lịch phỏng vấn
- Thông báo kết quả tuyển dụng cho ứng viên, gửi thư mời nhận việc
- Tuyển dụng nhân viên tuyển khối văn phòng/Khối kinh doanh (theo chỉ đạo của Quản lý)
- Lập & triển khai kế hoạch tuyển dụng cho tất cả các vị trí VP/Khối Kinh doanh hàng tháng (theo phân công cụ thể từng người)
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm tuyển dụng trong các công ty trong lĩnh vực vận chuyển, chuyển phát
- Tiếp nhận đề xuất tuyển dụng từ các phòng/ bộ phận
Xem tất cả: Nhất Tín Logistics tuyển dụng việc làm - Việc làm tại Bắc Giang
- Tuyển dụng nhân sự cho công ty
- Tham gia phỏng vấn cùng ứng viên
- Yêu cầu ứng viên:
- Ứng tuyển vị trí này
- Tiếp nhận kế hoạch tuyển dụng từ trưởng phòng về nhu cầu nhân sự Công ty
- Lãm rõ mô tả công việc và tạo nguồn tuyển dụng
- Nhận đơn hàng từ Phòng kinh doanh => lên kế hoạch xuất hàng thành Phẩm quần áo.
- Nhận đơn hàng sản xuất từ Phòng kinh doanh => Lên kế hoạch đưa may gia công.
- Chủ động tìm kiếm, phát triển mạng lưới quan hệ với các ứng viên tiềm năng và tài năng trên thị trường để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
- Ưu tiên ứng viên mạnh về TUYỂN DỤNG mảng Dược phẩm
Xem tất cả: CÔNG TY TNHH TUỆ LINH tuyển dụng việc làm - Việc làm tại Hà Nội
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Trưởng Nhóm Tuyển Dụng · Trưởng Phòng Tuyển Dụng · Nhân Viên Tuyển Dụng · Trợ Lý Tuyển Dụng · Chuyên viên Tuyển dụng
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
MỤC LỤC:
I. Tổng quan về Chuyên viên tuyển dụng
II. Môi trường làm việc của Chuyên viên tuyển dụng
III. Mức lương của Chuyên viên tuyển dụng
IV. Chuyên viên tuyển dụng có gì khác so với nhân viên hành chính nhân sự?
V. Vai trò Chuyên viên tuyển dụng liệu có tương lai?
VI. Phẩm chất, kỹ năng cần có của Chuyên viên tuyển dụng
VII. Thuê Chuyên viên tuyển dụng theo tiêu chí nào?
VIII. Tìm việc và ứng tuyển Chuyên viên tuyển dụng như thế nào?
IX. Trường đào tạo chuyên viên tuyển dụng
Chuyên viên tuyển dụng là việc làm nhiều người theo đuổi
I. Tổng quan về Chuyên viên tuyển dụng
1. Nhiệm vụ hàng ngày của Chuyên viên tuyển dụng
Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist, Headhunter) là những người phụ trách toàn bộ hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp, từ việc xác định nhu cầu nhân sự đến đăng tuyển thông báo, chọn lọc và phỏng vấn ứng viên đến xây dựng quy trình tuyển dụng tiêu chuẩn. Trách nhiệm cụ thể của Chuyên viên tuyển dụng sẽ có sự khác biệt tùy theo quy mô công ty và cơ cấu nhân sự, dù vậy thì một số công việc chung của họ gồm có:
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng hàng quý, hàng năm và báo cáo cho quản lý, ban giám đốc.
- Viết và đăng tải thông báo tuyển dụng các vị trí còn trống trên các cổng thông tin khác nhau.
- Xây dựng và duy trì mạng lưới nhân viên tiềm năng thông qua các nhóm chuyên nghiệp trên mạng xã hội và trong các sự kiện tuyển dụng, việc làm.
- Phối hợp với Trưởng phòng tuyển dụng để đặt ra các tiêu chí về trình độ, bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm đối với từng vị trí việc làm.
- Nhận và chọn lọc CV, thư xin việc của ứng viên.
- Tiến hành đánh giá ban đầu về ứng viên để tạo danh sách các ứng viên đủ tiêu chuẩn.
- Hỗ trợ phỏng vấn trực tiếp các ứng viên cho nhiều vai trò.
- Theo dõi các chỉ số tuyển dụng bao gồm thời gian thuê, thời gian tìm được nhân lực phù hợp và nguồn cung ứng viên.
- Thiết kế, phân phối và đo lường kết quả của các cuộc khảo sát trải nghiệm ứng viên.
- Đào tạo và tư vấn cho Trưởng phòng tuyển dụng về các kỹ thuật phỏng vấn và phương pháp đánh giá.
- Theo dõi, hỗ trợ các ứng viên trong suốt quá trình tuyển dụng.
- Duy trì cơ sở dữ liệu về các ứng viên tiềm năng cho các cơ hội việc làm trong tương lai.
Đọc thêm: Muốn được thăng tiến, một chuyên viên tuyển dụng cần trang bị những gì?
2. Yêu cầu trình độ, bằng cấp và ngoại ngữ của Chuyên viên tuyển dụng
Thông thường, một Chuyên viên tuyển dụng sẽ cần có bằng Cử nhân các chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh, Hành chính nhân sự, Luật hoặc liên quan. Một số công ty có thể chấp nhận ứng viên có bằng cao đẳng. Kinh nghiệm làm việc liên quan đến nhân sự, tuyển dụng sẽ được ưu tiên hơn so với những người chưa có kinh nghiệm.
Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với Chuyên viên tuyển dụng hay nhân viên tư vấn tuyển dụng thường không quá cao hoặc không bắt buộc. Tuy vậy, nếu muốn làm việc trong bộ phận tuyển dụng nhân sự của các công ty lớn hay tập đoàn đa quốc gia thì bạn sẽ buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, thường là tiếng Anh để thuận lợi trong giao tiếp và tuyển dụng ứng viên.
Những bằng cấp, trình độ chuyên môn chuyên viên tuyển dụng cần có
II. Môi trường làm việc của Chuyên viên tuyển dụng
Một Chuyên viên tuyển dụng có thể làm việc trong bộ phận tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp, phụ trách tuyển dụng nội bộ để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho từng phòng ban. Ngoài ra, Chuyên viên tuyển dụng cũng làm việc cho các công ty, agency chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng thuê ngoài, lúc này, Chuyên viên tuyển dụng sẽ được gọi là Headhunter.
Môi trường làm việc khác nhau sẽ quyết định các nhiệm vụ cụ thể của Chuyên viên tuyển dụng. Làm tuyển dụng nội bộ thì Chuyên viên tuyển dụng sẽ phụ trách hoạt động tìm kiếm, thuê ứng viên dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp, căn cứ vào các quy định và chính sách của công ty. Trong khi đó, Headhunter làm việc theo "đơn đặt hàng" của khách hàng doanh nghiệp, nghĩa là tìm ứng viên dựa trên các tiêu chí cụ thể mà khách hàng đưa ra, tiến hành chọn lọc sơ bộ rồi gửi thông tin để khách hàng tự phỏng vấn và ra quyết định.
Chuyên viên tuyển dụng nội bộ nhận lương từ công ty mình làm việc, trong khi thu nhập của Headhunter dựa vào lương cứng và hoa hồng, mức hoa hồng chỉ được trả khi khách hàng tuyển dụng thành công thuê được nhân viên.
Đọc thêm: Những thách thức một chuyên viên tuyển dụng hiện đại cần đối mặt
III. Mức lương của Chuyên viên tuyển dụng
Lương khởi điểm của một Chuyên viên tuyển dụng chưa có kinh nghiệm là từ 4 triệu/tháng, tương đương với nhiều vai trò tương đồng khác. Với khoảng 1 - 2 năm kinh nghiệm thì Chuyên viên tuyển dụng sẽ nhận từ khoảng 8 - 10 triệu/tháng, cao hơn là khoảng 12 triệu/tháng. Lương cao nhất của Chuyên viên tuyển dụng có thể lên tới 30 triệu/tháng.
Mức lương và thu nhập tổng thể (hoa hồng đối với Chuyên viên tuyển dụng ngoài) sẽ khác nhau tùy theo năng lực của bạn và chính sách của mỗi công ty. Làm việc ở các môi trường chuyên nghiệp, công ty và tập đoàn lớn thường áp lực nhưng lương và chế độ phúc lợi cũng cao hơn. Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm dần dần và deal lại lương hoặc tìm kiếm cơ hội tốt hơn.
Thu nhập của chuyên viên tuyển dụng là vấn đề nhiều người tìm việc quan tâm
IV. Chuyên viên tuyển dụng có gì khác so với nhân viên hành chính nhân sự?
Vai trò của Chuyên viên tuyển dụng và nhân viên hành chính nhân sự (NVHCNS) có thể bị nhiều người coi là "na ná" nhau vì đều liên quan đến ứng viên, nhân sự, tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác nhau để phân biệt các chức danh này.
Chuyên viên tuyển dụng có thể làm việc trong nội bộ doanh nghiệp hoặc các công ty dịch vụ, trong khi NVHCNS chỉ làm trong bộ phận hành chính nhân sự. Chuyên viên tuyển dụng phụ trách hoạt động tìm kiếm và thuê ứng viên còn NVHCNS làm cả các công việc hành chính tại văn phòng, hỗ trợ tuyển dụng và quản lý, giám sát nhân viên, xây dựng môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy văn hóa công ty.
V. Vai trò Chuyên viên tuyển dụng liệu có tương lai?
Không phải tự nhiên mà ngày càng nhiều người muốn làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng, nhân sự, thậm chí là cân nhắc chuyển từ các công việc khác sang, sẵn sàng học và bắt đầu lại sự nghiệp. Chuyên viên tuyển dụng không chỉ có môi trường làm việc tốt, mức lương cao và dễ tăng lương mà còn có nhiều triển vọng, có thể phát triển về lâu dài, không lo thất nghiệp vì nhu cầu với nguồn nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp nào cũng cần tuyển dụng, v.v.
Bên cạnh đó, Chuyên viên tuyển dụng cũng có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn và mức lương, đãi ngộ tốt hơn. Từ một Chuyên viên tuyển dụng, bạn có thể phụ trách các vị trí quản lý như Trưởng phòng, Giám đốc nhân sự, lập công ty headhunt, trở thành chuyên gia đào tạo, v.v. Có những người mất đến cả 10 năm trong nghề mới có thể thăng chức, trong khi những người khác có thể chỉ tốn từ 3 - 5 năm, tất cả tùy vào năng lực của bạn.
VI. Phẩm chất, kỹ năng cần có của Chuyên viên tuyển dụng
1. Thích giao tiếp, làm việc giữa người với người
Một trong những nét tính cách quan trọng nhất của Chuyên viên tuyển dụng là thích giao tiếp và giỏi giao tiếp. Bạn phải làm việc với quản lý từng bộ phận, tìm hiểu về nhu cầu nhân sự, các vị trí còn trống sau đó cố gắng lấp đầy. Bạn cũng phải tiếp cận, trò chuyện và thuyết phục các ứng viên tiềm năng, hỗ trợ họ trong toàn bộ quá trình tuyển dụng.
Giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói, biết cách đàm phán, thuyết trình, v.v. là kỹ năng bạn bắt buộc phải có, đồng thời thì bạn cũng phải thật sự yêu thích công việc của mình. Những người không thích trò chuyện hoặc giỏi làm việc với máy móc, thiết bị sẽ khó thích nghi với vai trò Chuyên viên tuyển dụng.
Những kỹ năng, phẩm chất một chuyên viên tuyển dụng cần có
2. Có networking rộng và chất lượng
Một yêu cầu khác với Chuyên viên tuyển dụng là người đó phải có networking (mạng kết nối rộng) vì công việc chính của bạn là tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài. Quen biết, giữ liên lạc và mối quan hệ với nhiều người sẽ cho phép bạn có sẵn nguồn ứng viên lớn, thậm chí là nhờ họ giúp đỡ để mở rộng thêm số lượng ứng viên tiềm năng. Dĩ nhiên, ngoài mối quan hệ thì bạn cũng cần dành thời gian và công sức để những kết nối của bạn đều chất lượng. Mọi nỗ lực xây dựng quan hệ cho công việc là vô nghĩa nếu quen biết nhiều người nhưng chẳng có mấy ai hợp với vai trò bạn cần tuyển.
3. Thành thạo các công cụ hỗ trợ tuyển dụng hiện đại
Lĩnh vực tuyển dụng và quản trị nguồn nhân lực hiện nay đã có rất nhiều thay đổi, không còn giống như trước kia. Thay vì nhận CV trực tiếp hay lưu trữ thông tin ứng viên thủ công thì hiện giờ, các công nghệ như Hệ thống quản lý tuyển dụng (ATS) rồi tuyển dụng qua mạng xã hội, v.v. dần trở nên phổ biến, cho phép Chuyên viên tuyển dụng xử lý nhiều công việc trên máy tính. Để hoàn thành công việc và phát triển nghề nghiệp, Chuyên viên tuyển dụng buộc phải có kỹ năng công nghệ, thành thạo các phần mềm và công cụ liên quan.
4. Kỹ năng tìm kiếm, đánh giá ứng viên sắc sảo
Vì những quyết định của Chuyên viên tuyển dụng tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của công ty nên việc cân nhắc tuyển dụng ứng viên như thế nào, đào tạo và giữ chân họ ra sao cần được lưu ý nhiều nhất. Có kỹ năng tìm kiếm và đánh giá ứng viên một cách sắc sảo sẽ giúp Chuyên viên tuyển dụng thật sự tìm được những người phù hợp nhất, không chỉ xuất sắc mà còn hợp với văn hóa công ty, có định hướng gắn bó. Ngoài ra, sự nhạy bén và biết cách nhìn người của Chuyên viên tuyển dụng còn hạn chế tuyển dụng sai lầm, gây tốn kém nguồn lực.
5. Đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược tuyển dụng hiệu quả
Một trong những trách nhiệm chính của Chuyên viên tuyển dụng là phối hợp với các bộ phận liên quan để đánh giá chính xác nhu cầu thực tế với số lượng nhân sự của công ty, sau đó triển khai các kế hoạch tuyển dụng cụ thể trong từng giai đoạn. Công việc này cần được theo dõi, cập nhật và điều chỉnh liên tục. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết cách xây dựng chiến lược tuyển dụng tiêu chuẩn hướng đến mục đích tìm kiếm ra ứng viên tốt nhất trong thời gian nhanh nhất.
VII. Thuê Chuyên viên tuyển dụng theo tiêu chí nào?
Chuyên viên tuyển dụng sẽ đi tuyển dụng người khác nhưng trước đó thì bản thân họ cũng là ứng viên. Vì sự thật này mà các công ty thường dành rất nhiều nguồn lực và tâm huyết để tìm kiếm Chuyên viên tuyển dụng. Có tiêu chí rõ ràng sẽ giúp tìm đúng người, giao đúng việc.
Mỗi một công ty hay tổ chức khác nhau, kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có tiêu chí tìm Chuyên viên tuyển dụng khác nhau, tuy vậy, vẫn có một số tiêu chí chắc chắn, không thay đổi là:
- Kinh nghiệm, trình độ của Chuyên viên tuyển dụng tiềm năng.
- Thái độ, tác phong chuyên nghiệp, nhạy bén, khéo léo khi làm việc cũng như tương tác với những người xung quanh.
- Tự tin đáp ứng được KPI tuyển dụng (số đợt tuyển dụng, số CV nhận được, số ứng viên đạt tiêu chuẩn, v.v.).
Tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá chuyên viên tuyển dụng
VIII. Tìm việc và ứng tuyển Chuyên viên tuyển dụng như thế nào?
Trước hết, một Chuyên viên tuyển dụng tiềm năng phải biết cách tìm việc cho chính mình bằng cách cân nhắc xem bạn muốn làm tuyển dụng nội bộ hay Headhunter. Sau đó, bạn có thể thu hẹp phạm vi tìm việc làm chuyên viên tuyển dụng của mình và lựa chọn những kênh tuyển dụng phù hợp nhất. Ngoài mạng xã hội và trang web công ty thì website tuyển dụng là kênh được nhiều người lựa chọn hơn cả. Website tuyển dụng uy tín bạn có thể tin tưởng đó chính là JOBOKO.com.
JOBOKO.com liên tục đăng tin tuyển dụng đa dạng ngành nghề, mới nhất từ các công ty uy tín hàng đầu. Dù bạn là ứng viên có hay chưa có kinh nghiệm, các việc làm trên JOBOKO đều phù hợp để ứng tuyển. Kết hợp với chức năng tạo CV đẹp miễn phí, JOBOKO sẽ giúp ứng viên rút ngắn quá trình ứng tuyển và gia tăng tỷ lệ thành công cao.
Hiểu về quy trình tuyển dụng tiêu chuẩn cũng sẽ giúp ứng viên vị trí Chuyên viên tuyển dụng biết phải tự điều chỉnh như thế nào trong từng giai đoạn tiếp xúc với nhà tuyển dụng, chẳng hạn như cách gây ấn tượng bằng CV xin việc hay trả lời câu hỏi tình huống dựa trên cương vị một Chuyên viên tuyển dụng tương lai xuất sắc. Việc am hiểu toàn bộ quy trình không chỉ giúp bạn gia tăng cơ hội xin việc thành công mà còn thực sự chứng minh được rằng bạn phù hợp với nghề nghiệp trong tuyển dụng, nhân sự.
Ngoài ra, một lưu ý nhỏ khác khi tham dự cuộc phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng là ứng viên phải có sự chuẩn bị sẵn sàng, chuyên nghiệp ngay từ trang phục đến cách chào hỏi, thể hiện tầm nhìn về thị trường lao động, nắm rõ các xu hướng tuyển dụng mới nhất, trả lời câu hỏi tình huống dựa trên thực tế, v.v.
IX. Trường đào tạo chuyên viên tuyển dụng
Khi bạn có ý định học và trở thành chuyên viên tuyển dụng thì hãy lựa chọn cho mình những môi trường đào tạo tốt nhất. Dưới đây là một số trường có ngành đào tạo về quản trị nhân lực, quản trị nhân sự, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, Makerting... để có thể làm chuyên viên tuyển dụng như:- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
- Đại Học Thương Mại.
- Đại Học Nội Vụ.
- Học Viện Hành Chính Quốc Gia (phía Bắc).
- Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội...
- Đại học công đoàn.
- Học viện chính sách và phát triển.
- Đại Học Lao động xã hội.
- Đại học Giáo dục.
- Đại học Kinh doanh Công nghệ.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.