Hỗ trợ khách hàng là một trong những việc làm ngành dịch vụ nhiều bạn trẻ theo đuổi. Ngay cả những bạn có trình độ học vấn không cao cũng dễ dàng trúng tuyển nếu đáp ứng yêu cầu cơ bản về kinh nghiệm, kỹ năng. Đặc biệt, nếu ứng viên chăm chút cho mình bản CV xin việc ấn tượng, cơ hội việc làm sẽ khiến bạn bất ngờ.
Nên đề cập những gì trong CV xin việc Hỗ trợ khách hàng?
Vị trí nhân viên hỗ trợ khách hàng sẽ phù hợp với những người yêu thích công việc làm hài lòng người khác. Nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ khách hàng, ví dụ như tìm sản phẩm, hoàn thành giao dịch hoặc giải đáp thắc mắc và giải quyết các vấn đề khách hàng gặp phải.
Cụ thể bạn sẽ được tương tác trực tiếp với khách hàng qua điện thoại, các cuộc trò chuyện hoặc mạng xã hội. Hơn nữa, công việc hỗ trợ khách hàng phổ biến ở mọi lĩnh vực nên một người có thể theo đuổi những vai trò nhất định mà họ thích như kinh doanh, công nghệ, tài chính, v.v.
Để hoàn thành tốt công việc, nhân viên hỗ trợ khách hàng cần sở hữu một thái độ thân thiện, thấu hiểu, kiên nhẫn; biết lắng nghe; có kỹ năng giải quyết tốt mọi vấn đề; sẵn sàng tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của công ty mình. Họ cũng đảm nhiệm công việc theo dõi các tương tác trong hệ thống quản lý khách hàng (CRM), điều chỉnh tài khoản trực tuyến hoặc giới thiệu các sản phẩm và chương trình khuyến mãi cho khách hàng.
Với vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, nhà tuyển dụng luôn muốn thấy trong CV xin việc của ứng viên có các yếu tố sau đây:
Dưới đây là các lưu ý khi soạn CV xin việc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng:
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng bao gồm rất nhiều các vị trí công việc liên quan, vì vậy cần tìm cho mình một vai trò nhất định. Liệu bạn muốn làm việc tại trung tâm chăm sóc khách hàng, tương tác trực tiếp, hay đảm nhiệm vị trí nhân viên hỗ trợ ảo? Khi có lựa chọn chính xác, bạn sẽ tìm ra cách để điều chỉnh CV của mình cho phù hợp.
Đầu tư thời gian chỉnh sửa CV tương ứng với từng vị trí công việc là điều vô cùng quan trọng. Ứng viên chỉ cần đọc mô tả công việc nhà tuyển dụng cung cấp và đối chiếu với năng lực của mình. Nếu đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào, hãy bổ sung chi tiết đó vào trong CV xin việc.
Trước khi đến với nhà tuyển dụng, các bản CV xin việc sẽ được lọc bằng phần mềm quản lý tuyển dụng (ATS - Applicant tracking system). ATS thực hiện nhiệm vụ quét CV để tìm các từ khóa phù hợp với vị trí công việc. Nếu không tìm thấy đủ các từ khóa thì CV của ứng viên có thể bị loại ngay lập tức.
Điều chỉnh CV cho từng công việc sẽ giúp bạn có được hầu hết các từ khóa phù hợp, sau đây là những từ khóa cơ bản cho vị trí hỗ trợ khách hàng:
Sử dụng các gạch đầu dòng khi viết CV (mỗi chi tiết tương ứng 1 đầu dòng) giúp nội dung trình bày ngắn gọn và rõ ràng, từ đó có thể thu hút, duy trì sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, khi soạn CV, ứng viên không nên chỉ liệt kê các công việc đã từng làm, thay vào đó, cần mô tả bằng cách thêm số liệu biểu thị kết quả hoặc sử dụng động từ/ tính từ để kinh nghiệm làm việc trở nên sống động.
Ví dụ, thay vì viết "Giải đáp thắc mắc của khách hàng", hãy viết "Chủ động giải quyết hơn 30 vấn đề mà khách hàng gặp phải mỗi ngày, kết quả mức độ hài lòng là 92%".
Công thức:
Động từ + nhiệm vụ + kết quả
Ví dụ minh họa:
Quản lý tối đa 3 cuộc trò chuyện trực tiếp cùng một lúc, giải quyết hơn 100 vấn đề của khách hàng mỗi ngày, kết quả mức độ hài lòng là 94%.
Một điểm thú vị khi làm nhân viên hỗ trợ khách hàng là bạn có thể định lượng được công việc của mình. Hãy bổ sung thêm các con số để chứng minh cho những thành tựu bạn kể trong CV. Điều này đặc biệt quan trọng vì nhiều công ty đo lường hiệu suất công việc bằng mức độ hài lòng của khách hàng.
Vì thế, khi soạn CV, hãy tự đặt ra các câu hỏi: Mình tương tác với bao nhiêu khách hàng mỗi ngày? Tỷ lệ các vấn đề được giải quyết và thời gian phản hồi trung bình là bao nhiêu? Mình đã mở được bao nhiêu tài khoản mới trong tuần này?
Dẫn chứng bằng số liệu trong CV xin việc sẽ có tính thuyết phục cao
Khi viết CV xin việc cần lưu ý những quy tắc sau đây:
CV hỗ trợ khách hàng là bản tóm tắt trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm của người đi xin việc. Đây cũng chính là hình ảnh phản chiếu của mỗi ứng viên trong mắt nhà tuyển dụng. Hình ảnh ấy có đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược, thời gian và công sức mà ứng viên đầu tư. Vì vậy, hãy nắm bắt cơ hội và tạo cho mình một bản CV xin việc hỗ trợ khách hàng thật chất lượng nhé.
MỤC LỤC:
I. Công việc của một nhân viên hỗ trợ khách hàng là gì?
II. Làm thế nào để viết một CV xin việc hỗ trợ khách hàng nổi bật?
Đọc thêm: Nhân viên hỗ trợ khách hàng làm gì? phẩm chất cần có
Đọc thêm: Mẹo viết CV ngắn gọn mà vẫn hiệu quả