Lĩnh vực kinh doanh luôn thu hút nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là đối với vị trí có nhiều cơ hội thăng tiến như Trợ lý kinh doanh (Sales Assistant). Công việc không có yêu cầu cao nhưng có mức lương tương đối tốt nên tỷ lệ ứng viên ứng tuyển Trợ lý kinh doanh rất cạnh tranh. Vậy làm thế nào để trúng tuyển vào vị trí Trợ lý kinh doanh mà bạn hằng mơ ước? Hãy bắt đầu bằng một bản CV xin việc thật ấn tượng và chuyên nghiệp.
Hướng dẫn cách viết CV xin việc Trợ lý kinh doanh
Mỗi nghề nghiệp, mỗi vai trò công việc đều có các yêu cầu khác nhau, xử lý các nhiệm vụ trọng tâm khác nhau. Điều này dẫn đến thực tế là CV xin việc đều vì một mục đích ứng tuyển thành công nhưng nội dung trong CV, từ khóa chính của CV lại khác nhau.
Với vị trí Trợ lý kinh doanh, thông tin nhất định phải có là kỹ năng, tố chất phục vụ công việc, cụ thể là thái độ tích cực, giao tiếp khéo léo, cẩn thận và chú ý đến chi tiết. Đó không chỉ là những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm, kỳ vọng mà còn là yếu tố "sống còn" để bạn gắn bó cũng như thăng tiến từ vai trò này. Để thể hiện chúng trong CV xin việc Trợ lý kinh doanh, bạn đừng quên lồng ghép vào kỹ năng, kinh nghiệm và phần sở thích, hoạt động.
Ngoài nhiệm vụ chính là phục vụ, chăm sóc khách hàng thì Trợ lý kinh doanh còn đảm nhiệm một số công việc như:
Họ tên, số điện thoại, tuổi tác hay nơi sinh sống đều là những thông tin cơ bản nhất mà ứng viên nào cũng phải chủ động giới thiệu mình với nhà tuyển dụng. Trong CV xin việc Trợ lý kinh doanh, phần này bạn hãy viết thật "bình thường" - chỉ đơn giản là để cung cấp thông tin. Vì là phần ngay đầu CV nên bạn đừng để có lỗi đánh máy hay thiếu số, thiếu chữ. Ngoài ra, với ảnh CV, bạn nên chọn ảnh mặc trang phục sáng màu, tươi tắn vì ai cũng sẽ muốn hợp tác, được hỗ trợ từ một người có năng lực tích cực.
Hướng dẫn viết CV xin việc Trợ lý kinh doanh chuyên nghiệp
Có lẽ, chẳng có mấy Trợ lý kinh doanh lại muốn mãi mãi làm trong vai trò này. Chưa kể, về lâu dài, bản thân bạn cũng sẽ bị thay thế bởi người trẻ. Có mục tiêu rõ ràng về công việc, sự nghiệp là cách để bạn biết rõ bản thân mình muốn gì, có thể làm gì để thăng tiến. Về phần mình, nhà tuyển dụng cũng sẽ coi trọng những ứng viên có tham vọng và đủ khả năng thực hiện tham vọng đó.
Làm Trợ lý kinh doanh, bạn có thể hướng đến các cơ hội như học về kinh doanh, marketing, hành chính văn phòng, sau đó chuyển sang làm Nhân viên/Chuyên viên kinh doanh, sales admin, thăng tiến làm Trợ lý giám đốc,... Dựa vào các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, bạn hãy thật tự tin trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc Trợ lý kinh doanh.
Gợi ý:
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Trợ lý kinh doanh có thể không cần bằng cấp cao, các bạn tốt nghiệp trung cấp cũng có thể ứng tuyển nếu tự tin và yêu thích công việc này. Bên cạnh đó, nếu bạn có chuyên môn về kinh doanh, marketing hay xuất nhập khẩu hoặc liên quan thì tốt nhất, nếu không, các ngành khối xã hội, ngoại ngữ, luật vẫn phù hợp. Nói cách khác, với vai trò này thì học vấn không phải yếu tố tiên quyết.
Viết trong CV xin việc Trợ lý kinh doanh, ứng viên hãy liệt kê bằng cấp cao nhất của mình, viết đúng và đặc biệt tránh "khai man".
Gợi ý: Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội (2017 - 2020)
Kinh nghiệm làm Trợ lý kinh doanh, Trợ lý bán hàng hay nhân viên bán hàng, telesales, chăm sóc khách hàng,... là những trải nghiệm quý giá giúp bạn dễ dàng ứng tuyển thành công. Có kinh nghiệm, bạn cũng sẽ viết CV xin việc Trợ lý kinh doanh đơn giản hơn, đầy đủ hơn và ấn tượng hơn. Chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi viết phần này trong CV như ngắn gọn, có cả thành tựu trong công việc và viết theo thứ tự thời gian đảo ngược.
Gợi ý: Công ty CP ABC, Trợ lý kinh doanh (4/2020 - nay)
Người có kinh nghiệm viết CV theo "kiểu" của những người đã quen thuộc với môi trường làm việc thực tế. Cùng với đó, ứng viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm cũng có những phương pháp để trình bày phần kinh nghiệm trong CV xin việc Trợ lý kinh doanh để sao cho không cần nói dối mà vẫn có thông tin và thông tin đó đủ thuyết phục nhà tuyển dụng. Lúc này, điều bạn cần làm sẽ là viết về trải nghiệm trong trường học hoặc các việc làm thêm nếu có. Cho dù bạn chỉ từng làm nhân viên bàn tại quán trà sữa, đó cũng có thể là cơ hội để bạn rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng chuyển đổi như giao tiếp, thu ngân, xử lý tình huống.
Gợi ý: Tiệm café ABC, Nhân viên phục vụ part-time (5/2019 - 12/2020)
Nên liệt kê những kỹ năng nào trong CV xin việc Trợ lý kinh doanh?
Trợ lý kinh doanh có thể không có kỹ năng cứng như chuyên môn về kinh doanh, tiếp thị nhưng chắc chắn cần có bộ kỹ năng mềm để thực hiện công việc. Trong CV xin việc Trợ lý kinh doanh, phần kỹ năng sẽ cùng với kinh nghiệm - trở thành 2 phần quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đọc kỹ.
Muốn viết tốt phần này, bên cạnh việc đọc kỹ mô tả công việc của nhà tuyển dụng để hiểu rõ kỳ vọng của họ, ứng viên cũng cần tự so sánh xem mình thực sự thành thạo kỹ năng gì. Bạn đừng nên chỉ máy móc sao chép vì khi bạn không có kỹ năng đó, hiệu suất công việc thực tế sẽ khiến bạn bị loại. Đưa vào CV khoảng 4, 5 kỹ năng là đủ.
Gợi ý:
Nếu bạn cũng là một trong nhiều ứng viên cho rằng sở thích chẳng phải phần quan trọng trong CV xin việc thì ngay lúc này, hãy suy nghĩ lại. Đôi khi, chính những sở thích, thói quen bạn làm trong lúc rảnh rỗi lại phản ánh tính cách con người bạn, trở thành một điểm mạnh trong mắt nhà tuyển dụng. Khi viết CV xin việc Trợ lý kinh doanh, bạn có thể đưa vào những sở thích như:
Đối với phần tham chiếu thông tin trong CV, tất cả những gì bạn cần làm đều khá đơn giản, đó là đề cập đến 1 - 2 người tham khảo có uy tín, là thầy cô trong khoa và/hoặc người quản lý trực tiếp của bạn ở công việc trước đây.
Trong khi đó, các phần giải thưởng, hoạt động hay chứng chỉ trong CV xin việc Trợ lý kinh doanh là những phần mà ứng viên có thể viết hoặc ẩn đi tùy vào điều kiện của bạn. Cụ thể, nếu bạn có chứng chỉ ngoại ngữ hay marketing, tin học thì hãy viết phần chứng chỉ, ngược lại, hãy bỏ qua - và với giải thưởng cũng tương tự. Về hoạt động, hãy ghi nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc hoặc các hoạt động đó phù hợp với vai trò ứng tuyển (tình nguyện, thiện nguyện, các công việc hỗ trợ trong câu lạc bộ...); nếu là chơi trò chơi mạo hiểm, đua xe... thì bạn cũng có thể bỏ quả.Viết mục tham chiếu như thế nào cho chuẩn khiến nhiều người bối rối
Nắm được các tiêu chuẩn tuyển dụng chung với vị trí Trợ lý kinh doanh, ứng viên sẽ chắc chắn hơn khi lựa chọn nghề nghiệp, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng để điều chỉnh CV sao cho thuyết phục nhất cũng như tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. Dù cho mỗi nhà tuyển dụng sẽ có tiêu chí đánh giá ứng viên khác nhau nhưng với Trợ lý kinh doanh tiềm năng, họ sẽ kỳ vọng:
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Trợ lý kinh doanh
II. Mẫu CV xin việc Trợ lý kinh doanh
III. Cách viết CV xin việc Trợ lý kinh doanh
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Trợ lý kinh doanh
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc